HÀM LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 58 - 62)

3.2.1. Hàm lượng của carrageenan chiết tự nhiên

Hình 3.2. Carrageenan chiết tự nhiên

Carrageenan chiết tự nhiên sau khi chiết và sấy khô (Hình 3.2) được cân lại khối lượng và tính tỉ lệ % so với bột rong khô, kết quả được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hàm lượng carrageenan chiết tự nhiên từ rong B. gelatinus thu từ

tháng 3 đến tháng 5/2021

Thông số Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Hàm lượng carrageenan

chiết tự nhiên

(% bột rong khô)

68,4 ± 1,5 a 68,4 ± 1,6 a 73,1 ± 1,9 b

Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.

Hàm lượng carrageenan ở tháng 5 vượt trội (73,6 %) so với các tháng còn lại (68,4 %) (p < 0,05). Điều này có thể giải thích do thời điểm tháng 5/2021 rong đã hoàn thành quá trình phát triển và bước sang giai đoạn trưởng thành.

Hàm lượng carrageenan trong rong biển có thể lên đến 70 – 80 % [86]. Hàm lượng carrageenan chiết tự nhiên trong nghiên cứu này dao động từ 68,4 – 73,1 %, cao hơn hàm lượng carrageenan từ các rong đỏ chi Kappaphycus và chi Eucheuma đã được công bố. Ví dụ, hàm lượng carrageenan chiết tự nhiên

từ rong K. alvarezii ở Philippines (54,6 %) [87], Indonesia (45 %) [80],

Mexico (30,3 - 40,7 %) [66], Brazil (31 – 43 %) [79], Việt Nam (45,6 – 49,8

%) [53] và ở Trung Quốc từ rong E. gelatinae (57 %) [78].

Mặc dù có nhiều công bố về hàm lượng carrageenan, việc so sánh định lượng và định tính rất khó khăn, vì hàm lượng carrageenan thay đổi tùy thuộc vào phương pháp chiết xuất, thời gian thu hoạch rong và nguyên liệu thô được dùng để chiết [53, 79, 88, 70, 89]. Sự khác biệt như vậy có thể là do phương

pháp nghiên cứu được sử dụng trong mỗi nghiên cứu, địa điểm nuôi trồng và thời điểm thu hoạch rong.

Các loài rong đã được nghiên cứu về sự biến đổi hàm lượng carrageean theo mùa như K. alvarezii dòng màu nâu nuôi trồng ở vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam có hàm lượng carrageenan chiết tự nhiên giảm dần từ 46,8 %

vào tháng 9 – tháng 10 đến 40,9 % vào tháng 5 – tháng 6 [53], K. striatus

nuôi trồng ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa cũng có kết quả tương tự khi hàm lượng carrageenan thu được cao hơn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và thấp hơn từ tháng 4 đến tháng 8 [54]. Trong nghiên cứu này, hàm lượng carrageenan từ rong đỏ B. gelatinus có xu hướng tăng dần từ tháng 3 đến

tháng 5, trong mùa thu hoạch rong hàng năm theo kinh nghiệm dân gian. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt về giai đoạn phát triển tốt nhất ở B. gelatinus

và K. alvarezii. Trong khi rong K. alvarezii phát triển và trưởng thành, cho

hàm lượng carrageenan tốt nhất vào các tháng mùa lạnh từ tháng 9 – 10 đến tháng 2 – 3 năm sau, thì rong B. gelatinus có thể phát triển tốt nhất vào giai

đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, hàm lượng carrageenan thu được tương đối cao

và ổn định, thích hợp để tiến hành thu hoạch.

3.2.2. Hàm lượng carbohydrate, 3,6-anhydrogalactose và sulfate của carrageenan chiết tự nhiên

Bảng 3.3. Hàm lượng carbohydrate, 3,6-anhydrogalactose và sulfate của

carrageenan chiết tự nhiên Hàm lượng (% carrageenan) Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Carbohydrate 84,7 ± 1,5 84,6 ± 1,6 90,2 ± 1,6

3,6-anhydrogalactose 23,1 ± 0,5 a 24,8 ± 0,6 b 22,9 ± 0,5 a Sulfate 18,0 ± 0,6 a 20,3 ± 0,7 b 20,6 ± 0,6 b

Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.

Hàm lượng 3,6-anhydrogalactose chiết tự nhiên dao động từ 22,9 – 24,8 % carrageenan. Hàm lượng 3,6-anhydrogalactose cũng đã được thông báo cho kappa-carrageenan từ rong K. striatus từ 15 – 40 % carrageenan [79,

90, 91], từ 36 – 38 % carrageenan đối với các loài rong thuộc chi Eucheuma [15].

Hàm lượng 3,6-anhydrogalactose trong carrageenan từ rong K. alvarezii nuôi trồng ở vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa dao động từ 16,6 – 22,6 %

carrageenan trong 1 năm, trong đó giai đoạn tháng 11 – 12 hơi cao hơn các giai đoạn khác. Đối với rong đỏ B. gelatinus, có sự khác biệt của hàm lượng 3,6-anhydrogalactose biệt giữa tháng 3 – tháng 4, và tháng 4 – tháng 5 (p < 0,05), không có sự khác biệt giữa tháng 3 và tháng 5.

Hàm lượng sulfate trong mẫu carrageenan chiết tự nhiên chiết xuất từ rong B. gelatinus dao động từ 18 - 20,6 %. Hàm lượng sulfate cao từ 23,1 – 34,5 % carrageenan cũng đã được thông báo cho kappa-carrageenan từ rong

K. striatus [90, 91]. Kết quả này tương tự với hàm lượng sulfate từ 23,1 –

33,5 % carrageenan đối với rong K. alvarezii nuôi trồng ở Sao Paulo, Brazil

[79] và ở Việt Nam [53].

Hàm lượng sulfate trong nghiên cứu này hơi thấp hơn ở tháng 3/2021

so với 2 tháng còn lại (p < 0,05) và không có sự thay đổi đáng kể trong các tháng 4, 5/2021 (p > 0,05).

Các nghiên cứu về hàm lượng 3,6-anhydrogalactose và hàm lượng sulfate ở các loài rong thuộc chi Kappaphycus thường thu mẫu rong vào cuối mùa thu hoạch (chu kỳ 2 tháng), kết quả cho thấy hàm lượng 3,6- anhydrogalactose và hàm lượng sulfate ở các loài rong này thay đổi rất ít trong các tháng liền kề. Kết quả tương tự với rong B. gelatinus thu hoạch tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 5/2021, hàm lượng 3,6-anhydrogalactose và hàm lượng sulfate không khác biệt nhiều giữa các tháng, chứng tỏ rong đã bước vào giai đoạn trưởng thành, chất lượng đủ tốt để tiến hành thu hoạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)