3.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI
3.4.1 Đặc điểm phân bố rong Câu Chỉ G. tenuistipitata
Khí hậu vùng Tây Nam Bộ đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô, cùng với đó các điều kiện thủy văn thay đổi mạnh mẽ theo mùa đã tác động rất lớn đến cơ hội sinh trưởng, phát triển và không gian phân bố loài
G. tenuistipitata trong tự nhiên. Khu vực phía Đông của Tây Nam Bộ, nơi hàng năm tiếp nhận lượng nước và phù sa lớn từ thượng nguồn sông Mekong
đổ về đã tác động sâu sắc đến các tính chất lý hóa môi trường vùng cửa sông ven biển, vùng đất ngập nước mở hoặc các kênh nối với các chi lưu của sông Mekong, đây có lẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới đặc điểm phân bố của
G. tenuistipitata khu vực này.
Kết quả điều tra thu thập dữ liệu về phân bố cho thấy rong Câu Chỉ G.
tenuistipitata hiện diện ở 3/8 tỉnh thành ven biển của vùng Tây Nam Bộ.
Vùng phân bố của rong G. tenuistipitata khá hẹp, tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển phía Đông thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh (Hình 3.8).
Hình 3.8. Phân bố của G. tenuistipitata ở vùng Tây Nam Bộ
Kết quả điều tra các loại hình thủy vực tiềm năng phù hợp với đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của chi rong Câu cho thấy rong Câu Chỉ G. tenuistipitata chỉ xuất hiện ở 5/11 loại hình thủy vực gồm: kênh rạch cấp/xả
thải nuôi trồng thủy sản (NTTS), ao nuôi tôm quảng canh, ao bỏ hoang, đầm nuôi tôm sinh thái. Kết quả khảo sát ghi nhận sinh trưởng của rong G. tenuistipitata ở các loại hình thủy vực điển hình khu vực Tây Nam Bộ đƣợc
thể hiện ở Bảng 3.6.
Kết quả ghi nhận sinh lƣợng thể hiện ở bảng 3.6 là kết quả cao nhất có thể ghi nhận được ở mỗi loại hình thủy vực thuộc các địa phương có sự phân
bố của rong Câu Chỉ là tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong đó, tỉnh Trà Vinh chỉ ghi nhận đƣợc rong Câu Chỉ xuất hiện đƣợc ở 2 loại hình thủy vực là
ao nuôi tôm quảng canh và kênh tiếp nhận nước thải nuôi trồng thủy sản; Tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ghi nhận ở cả 5 loại hình thủy vực là kênh cấp nước nuôi trồng, kênh tiếp nhận nước thải nuôi trồng thủy sản, ao nuôi tôm quảng canh,
ao bỏ hoang, đầm nuôi tôm sinh thái. Sinh lƣợng của rong G. tenuistipitata
ghi nhận đƣợc ở cùng một địa điểm hay loại hình thủy vực có sự khác nhau theo các đợt thu mẫu.
Bảng 3.6. Các loại hình thủy vực ghi nhận sự sinh trưởng của G. tenuistipitata
Loại hình thủy
vực
Thời điểm khảo sát
2/2019 4/2019
8/2019 11/2019 2/2020 4/2020 8/2020 11/2020 Bãi triều ven
biển 0 0 0 0 0 0 0 0
Cửa sông 0 0 0 0 0 0 0 0
Kênh giao thông 0 0 0 0 0 0 0 0
Kênh cấp nước
NTTS 0 * 0 0 * * 0 0
Kênh tiếp nhận
nước thải NTTS * ** * * ** ** * 0
Ao nuôi cá 0 0 0 0 0 0 0 0
Ao nuôi tôm
công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0
Ao nuôi tôm
quảng canh ** *** * ** ** ** ** **
Ao bỏ hoang ** *** * 0 ** * 0 *
Đầm nuôi tôm
sinh thái * ** 0 * ** * * 0
Rừng ngập mặn 0 0 0 0 0 0 0 0
Ghi chú: 0: không ghi nhận được, * có ghi nhận với sinh lượng thấp, ** có ghi nhận với sinh lượng trung bình, ***có ghi nhận với sinh lượng cao.
Sinh thái môi trường
Kết quả thu thập dữ liệu qua các đợt khảo sát năm 2019 và năm 2020
về một số đặc điểm sinh thái môi trường cơ bản nơi ghi nhận được sự hiện diện của loài G. tenuistipitata ở khu vực Tây Nam Bộ đƣợc thể hiện ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Một số đặc điểm sinh thái môi trường cơ bản khu vực có rong G.
tenuistipitata
Thông số Trà Vinh Cà Mau Bạc Liêu
Nhiệt độ (0C) 28,2 ±1,5 – 34,4 ±2,5 28,5 ±1,2 – 35,3 ±2,2 29,1 ±1,3 – 35,5 ±1,8
Độ mặn (ppt) 8,3 ±1,1 – 20,5 ±3,2 8,5 ±1,6 – 28,2 ±0,9 9,2 ±2,1 – 26,0 ±1,8
pH 7,3 ±0,4 – 8,6 ±0,2 7,4 ±0,4 – 8,5 ±0,3 7,6 ±0,6 – 8,4 ±0,5
Độ sâu (cm) 30 – 70 20 – 90 20 – 90
Dòng chảy m/s 0,01 – 0,05 <0,01 <0,01
Loại nền đáy Cát bùn Bùn, bùn cát Bùn, bùn cát
Nhiệt độ ghi nhận đƣợc trong các đợt khảo sát thấp nhất là 28,2 ±1,50C vào tháng 11 tại tỉnh Trà Vinh và cao nhất là 35,5 ±1,80C vào tháng 8 tại tỉnh Bạc Liêu. Khoảng nhiệt độ này nằm trong giải nhiệt độ trung bình của khu vực Tây Nam Bộ vào mùa mƣa 27 – 320C và mùa khô 33 – 360C. Độ mặn ghi nhận đƣợc các khu vực có sự phân bố của loài G. tenuistipitata dao động
trong khoảng 8,3 ±1,1 ppt đến 28,2 ±0,9 ppt. Trong các khu vực có sự phân
bố loài G. tenuistipitata thì ở khu vực Trà Vinh rong sinh trưởng ở độ mặn
trung bình thấp hơn ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.
Chỉ số pH ghi nhận đƣợc ở các vùng khá ổn định nằm trong khoảng 7,3
±0,4 – 8,6 ±0,2; khoảng chênh lệch pH trong các đợt khảo sát và các loại hình thủy vực có sự phân bố ở các địa phương chênh lệnh không nhiều.
Loài G. tenuistipitata sinh trưởng ở các thủy vực có cấu tạo nền đáy
bùn và bùn cát, các nền đáy này thường có hàm lượng hữu cơ tích lũy khá cao. Dữ liệu thực địa ghi nhận độ sâu có sự sinh trưởng của loài G. tenuistipitata trong khoảng 20 – 90 cm. Ở các thủy vực ao bỏ hoang rong G. tenuistipitata ưa sinh trưởng ở độ sâu cạn hơn so với các ao nuôi tôm sinh thái
và ao nuôi tôm quảng canh. Đối với hệ kênh cấp nước hoặc tiếp nhận nước thải NTTS, có những thời điểm rong G. tenuistipitata bị phơi cạn do nước
triều rút. Tuy vậy, cũng có những thời điểm nước ngập sâu đến hơn 70 cm. Dòng chảy các khu vực ghi nhận sự phân bố rong G. tenuistipitata rất nhỏ,
phần lớn dữ liệu ghi nhận tại hiện trường thể hiện rong G. tenuistipitata ưa
sống trong các thủy vực có dòng chảy dưới 0,01m/s.
Ở vùng Tây Nam Bộ, G. tenuistipitata đƣợc ghi nhận có sự hiện diện hầu nhƣ quanh năm. Tuy vậy trong các đợt khảo sát tháng 2 và tháng 4 ghi
nhận được rong sinh trưởng tốt và sinh khối thường giảm vào tháng 8 và 11. Rong sinh trưởng theo từng cụm, G. tenuistipitata ở các hệ sinh thái ao nuôi tôm rong phát triển nhanh và tạo thành từng cụm lớn.
Hình 3.9.Một số loại hình thủy vực ghi nhận sự hiện diện loài G. tenuistipitataa) Rong trong kênh tiếp nhận nước thải NTTS; b&c) Rong trong ao nuôi quảng canh,
d) Rong trong ao nuôi bỏ hoang, e&f) Rong trong đầm nuôi sinh thái.