VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN tíc NG, cầu và GIÁ cả THỊ TRƯỜNG cà PHÊ tại VIỆT NAM (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN

Xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh

cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình

Mở rộng thị trường cà-phê ở nước ngoài và đẩy mạnh việc tiêu thụ cà-phê ở thị trường nội địa. Thành lập sàn giao dịch về cà-phê ở Việt Nam, từng bước tham gia giao dịch tại các thị trường kỳ hạn thế giới.

4. VỀ SÂU BỆNH

a. Bệnh rệp sáp

 Chú ý làm sạch cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để hạn chế sự phát triển của kiến.

 Biện pháp phòng trừ tốt nhất đối với các loại rệp chính là sử dụng các loại nấm

ký sinh và thiên địch để chúng loại trừ ngay sự phát triển của trứng và rệp. Nếu bệnh bùng phát mạnh thì mới sử dụng thuốc hóa học.

 Đối với các loại rệp sáp hại quả nên sử dụng thuốc hóa học sớm khí bệnh phát triển, sau khi cắt cành cần phun Suprathion hay supracid (0,2- 0,3 %), phun 1 –

2 lần mỗi lần cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Hoặc sử dụng Bi58 (0,3%),…

 Khi phun thuốc cần chú ý phun vào những nơi rệp ẩn nấp nhiều như ở dưới lá, bên trong cuống quả và nên phun vào thời kì trứng vừa nở, sâu non còn yếu thì

tác dụng thuốc sẽ cao hơn. Nếu rệp đã có lớp sáp bảo vệ thì thuốc khó thấm sâu vào rệp.

 Rệp sáp hại thân, lá và quả khiến quả bị rụng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê nên bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để phòng trừ kịp thời.

b. Bệnh rỉ sắt

 Sử dụng giống kháng bệnh gỉ sắt: đối với cà phê vối là các giống TR4, TR5, … TR9, TRS1, đối với cà phê chè là các giống TN1, TN2, TN3…TN10.

 Ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cà phê cao sản và kháng bệnh như đã

kể trên

 Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt.

 Phun phòng bệnh vào đầu mùa mưa bằng các loại thuốc hóa học:

Diniconazole (Nicozol 25 SC);

Hexaconazole (Vivil 5SC, Anvil 5 SC, Thonvil 5SC);

Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC)

Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP)

Trichoderma viride (Biobus 1.00WP);

Difenoconazole + Propiconazole

 Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng.

c. Bệnh nấm hồng

 Tạo sự thông thoáng cho vườn cà phê bằng cách giảm bớt độ ẩm bên trong tán

lá và tăng cường ánh sáng trực tiếp trực xạ trên vườn cây. Trồng cà phê với mật

độ hợp lý, cắt bỏ những cành nằm khuất bên trong tán lá hoặc những cành bị sâu bệnh gây hại

 Bố trí hệ thống thoát nước một cách hợp lý nhất để tránh ngập úng và giảm độ

ẩm khi mùa mưa đến tránh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển.

 Cắt bỏ hết những cành cây đã bị bệnh tấn công mang chúng ra khỏi vườn tiêu hủy sạch.

 Kiểm tra vườn cà phê thường xuyên khi có dấu hiệu của bệnh xuất hiện cần có biện pháp sử lý kịp thời, dùng thuốc hóa học phun để điều trị sớm nhất.

 Khi bệnh phát sinh trên những cây lớn cần dùng thuốc bảo vệ thực vật thì chọn mua những loại như Bordeaux, Saizole 5SL, Anvil 5SC…pha với nồng độ 5%

để quét lên trên cành hai lần mỗi lần quét cách nhau 10 ngày.

 Khi phát hiện bệnh phát sinh trên cành cây nhỏ bạn hãy pha thuốc với tỉ lệ hướng dẫn chi tiết trên bao bì vào vùng cây bị bệnh, pha thêm 2% SK Enspray 99EC lượng phun định kỳ 14 ngày một lần đến khi bệnh khỏi hẳn.

 Trường hợp bệnh nấm hồng lây lan trên cây cà phê với diện rộng cần phun thuốc hóa học để diệt trừ và sau khi cây khỏi cần cần áp dụng những biện pháp chăm sóc cho cây để cây phục hồi.

d. Bệnh sâu đục thân

 Cần trồng cây che bóng cho vườn cà phê để giảm thưởng cường độ ánh sáng

và nhiệt độ quá cao tại vườn.

 Cần có biện pháp tỉa cành, tạo tán hợp lý để thân cây được bao phủ bởi lá từ trên xuống dưới, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu quá nhiều vào thân cây.

 Bón phân đầy đủ, tưới nước hợp lý để tăng sức để kháng cho cây.

 Bảo vệ các loại thiên địch như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert là thiên địch của loài sâu đục thân

 Khi phát hiện những cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng tấn công bà con cần cưa bỏ đoạn cành có sâu. -Dùng dao chẻ đôi thân cây hoặc cành để bắt sâu và tiêu diệt sâu non. Đem cành tiêu hủy ra khỏi vườn để tránh trứng còn ẩn nấp lại các kẽ của cây.

5. VỀ XUẤT KHẨU.

Để hỗ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ

người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp,

chất lượng kém theo chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025. Theo đó, giảm diện tích xuống còn 670 nghìn ha, sản lượng từ 1,8 đến 1,9 triệu tấn/năm; phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có

đủ điều kiện; tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.

Bốn là, các doanh nghiệp cà phê cần tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế được

tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu. Đồng thời, cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Năm là, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA

Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh,

mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.

6. VỀ TIÊU THỤ

1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo cà phê hàng hóa tiêu thụ với giá cả hai bên cùng có lợi.

2. Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng an toàn, có chứng chỉ.

3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường - tiêu thụ các sản phẩm cà phê, nhất là sản phẩm cà phê tiêu dùng (cà phê hòa tan, cà phê hòa tan 3 trong 1, ...), xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tổ chức cà phê thế giới (ICO) và các nước nhập khẩu. Hình thành thị trường giao dịch cà phê kỳ hạn ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả nhằm xây dựng thị trường buôn bán hàng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế.

4. Thành lập, hoạt động có hiệu quả câu lạc bộ G20, thu hút 20 doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê hàng đầu của Việt Nam tham gia và nghiên cứu loại hình doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê có điều kiện (nhà máy chế biến, kho, số lượng và doanh thu đủ lớn).

5. Xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững,

có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

7. VỀ DỊCH COVID-19

a. Giải pháp từ Chính phủ



 Giảm chi phí một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước,...

 Hỗ trợ thu nhập đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động ngừng việc do Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.



 Miễn phí toàn dân tiêm phòng Covid-19 nhằm trở lại trạng thái bình thường

Tính đến thời điểm cuối tháng 10, theo ước tính Việt Nam đã tiêm hơn 78 triệu liều Vắc-xin hoàn toàn miễn phí cho người dân trên phạm vi cả nước (ngoại trừ những trường hợp không đượcc phép tiêm).

 Giảm, miễn thuế:

- Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020

- Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh

b. Giải pháp từ các cửa hàng



 Bán hàng online

Các cửa hàng bán sản phẩm làm từ cà phê có thể thiết lập cửa hàng online hoặc giải pháp thương mại điện tử, liên kết với các trang thương mại điện tử để khách hàng

mua sắm trên mạng thay vì phải đến tận cửa hàng. Chẳng hạn, The Coffee House đã

có 6 năm vận hành app riêng và trong những năm gần đây, lượng giao dịch thông qua app chiếm đến hơn 50% tổng giao dịch của chuỗi; khách hàng có thể đặt mua các loại

đồ uống The Coffee House ở rất nhiều nền tảng như app The Coffee House, website, Call Center…Từ đó sẽ giải quyết nhu cầu mua các mặt hàng liên quan đến cà phê của khách hàng.



 Giao hàng hoặc nhận hàng ngay bên ngoài

Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, muốn giải quyết nhu cầu mua các mặt hàng cà phê, các cửa hàng cân nhắc cung cấp dịch vụ giao hàng tại địa phương hoặc đặt mua rồi tự đến lấy. Khách hàng có thể đặt trước để của hàng giao hàng tại xe hoặc tại nhà của họ. Ví dụ như trào lưu 'Ngồi im cà phê sẽ tới' nở rộ trong mùa dịch Covid-

19 nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong dịch bệnh.



 Thẻ quà tặng hoặc Vouchers giảm giá

Nếu phải đóng cửa tạm thời, cửa hàng nên cung cấp thẻ quà tặng hoặc một khoản chiết khấu khi mua hàng trong tương lai để mọi người có cách ủng hộ cửa hàng cũng như phục vụ nhu cầu khách hàng trong thời gian này. Những chuỗi quán cafe chạy chương trình Vouchers tặng kèm cho khách, khách hàng từ đó có nhiều lựa chọn ưu đãi, được giảm giá từ 10% tới 50% các mặt hàng thức uống để vừa khiến khách hàng nhớ đến quán vừa giải quyết nhu cầu tiêu dùng cà phê của khách

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN tíc NG, cầu và GIÁ cả THỊ TRƯỜNG cà PHÊ tại VIỆT NAM (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)