1. Những thành tựu
* Chính trị:
- Một quốc gia có chế độ chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và tự quyết định con đường phát triển của mình.
- Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ.
- Thể chế, hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện và có bước phát triển: xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy.
Theo thống kê mới nhất của YouGov (Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường uy tín) 12/05/2021, 97% người Việt Nam tin tưởng chính phủ đang xử lý dịch COVID-19 tốt và 90% tin tưởng vào những phương tiện truyền thông nước nhà đăng tải về dịch bệnh.
* Kinh tế:
- Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế từng bước được đẩy mạnh; phát huy lợi thế ngành và lãnh thổ.
- Chuyển nền kinh tế từ thế bị bao vây, cấm vận, khép kín sang nền kinh tế mở
và hội nhập quốc tế.
- Chính sách xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, không ngừng nâng cao.
- Đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
- So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7
tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Văn hóa:
- Văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành nguồn lực phát triển đất nước.
- Sản phẩm văn hóa tăng đáng kể về số lượng, chất lượng. Văn học, nghệ thuật
đã tạo ra nhiều tác phẩm phản ánh mọi lĩnh vực đời sống, nỗ lực đổi mới tư duy sáng tạo, tìm tòi phương thức thể hiện mới để nâng cao năng lực khám phá cuộc sống.
- Hội nhập quốc tế về văn hóa bước đầu có những thành tựu.
- Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa đạt kết quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Hệ thống thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt đời sống tinh thần nhân dân, công tác quản lý văn hoá có nhiều đổi mới.
* Xã hội:
- Hệ thống chính sách xã hội được xây dựng và ngày càng hoàn thiện: những chính sách đầu tiên về lao động, việc làm, về khuyến khích tăng gia sản xuất, bảo vệ quyền của người lao động, về chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đã được ban hành và đi vào cuộc sống.
- Giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội: được thế giới đánh giá cao, tỷ lệ người lao động có việc làm tăng đáng kể cùng với đó là nguồn thu nhập được cải thiện qua từng thời kỳ.
Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm nhanh và liên tục, cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh niên.
- Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên.
* Y tế:
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường.
- Mạng lưới y tế được mở rộng, nhất là y tế cơ sở: mạng lưới y tế cơ sở được phát triển rộng khắp toàn quốc. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là
mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm.
* Giáo dục và đào tạo:
- Quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất
cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết.
* Quốc phòng- An ninh:
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội
và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước.
- Xây dựng toàn diện nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
- Hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội ngày càng được hoàn thiện.
- Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường.
- Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh đạt nhiều kết quả.
* Đối ngoại và hội nhập quốc tế:
- Công tác đối ngoại đã góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,…
2. Những hạn chế
* Về kinh tế:
- Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp.
- Thiếu bền vững.
Ví dụ, nếu giai đoạn 2011-2015, có 62/63 tỉnh thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân trên 10% (trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước thực tế chỉ đạt 5,91%), giai đoạn năm 2016-2020 chỉ còn 16/63 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tăng trưởng GRDP trên 10%.
* Về xã hội:
- Khoảng cách giàu nghèo gia tăng chất lượng giáo dục chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế.
- Văn hóa đạo đức xã hội xuống cấp tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.
- Đặc biệt tình trạng tham nhũng lãng phí suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức.
Cụ thể là năm 2021, tình trạng thanh thiếu niên đánh nhau ở địa phương làm nhiều người chết và bị thương; bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em tăng (số vụ giao cấu với trẻ em tăng 2,81%; mua bán người dưới 16 tuổi tăng 66,67% so với 2020). (Theo số liệu thống kê 2021 của Bộ Công an)
* Về chính trị:
- Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách.
Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng công vụ thấp.
* Về việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa:
- Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều bất cập.
- Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp luật chưa cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.
- Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế, cải cách hành chính còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng túng.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
- Do ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đổi mới từ việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hội nhập công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong việc tăng cường hoạt động chống phá chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng Nhà nước
và nhân dân, làm suy yếu vai trò của nhà nước.
Ví dụ như năm 2021 khi gần đến thời điểm cuộc bầu cử, tổ chức phản động Việt Tân đã cho lập mới 300 tài khoản, duy trì 1.000 tài khoản trên các mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng. Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, dần đưa hệ
tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Đôi khi Đảng còn thiếu sót trong việc lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết của Đảng
để xây dựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đổi mới đặc biệt là những vấn đề về quan liêu lãng phí tham nhũng thiếu
trách nhiệm trong bộ máy nhà nước thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối chủ trương kiên quyết và hợp lý để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục khuyết điểm yếu kém.
Ví dụ theo báo cáo về kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng của Ban Thường vụ Thành ủy 2021, về thi hành kỷ luật Đảng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xem xét, thi hành kỷ luật đảng đối với 121 đảng viên (khiển trách là 53 trường hợp, cảnh cáo là 22 trường hợp, cách chức là 4 trường hợp, khai trừ là 42 trường hợp). Trong đó có 54 đảng viên là cấp ủy viên các cấp (tỷ lệ 44,6% so với tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật); đình chỉ sinh hoạt Đảng là 20 trường hợp; xử lý pháp luật là
19 trường hợp; xử lý hành chính là 17 trường hợp.
- Còn thiếu những cơ sở khoa học khi quyết định một số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương nên khi thực hiện có vướng mắc hiệu quả và tác dụng còn hạn chế.
- Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc quán triệt
và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, đảm bảo xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa trong sạch.
- Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng hình ảnh nội dung cụ thể thiết thực, chưa phát huy hết quyền làm chủ trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ của công dân sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.