Chủ trương của Đảng bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 34 - 37)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000

1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trương của Đảng bộ

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ

Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Phổ Yên ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội bước sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Dưới ánh sang của các nghị quyết của Trung ƣơng và Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXV nhiệm kỳ 1996 – 2000 đƣợc tiến hành. Trên cơ sở đánh giá tình hình thự hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ đã khẳng định: “ Dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phổ Yên đã không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo thế ổn định và đi lên ngày càng vững chắc” [ 1, tr.244]

Trên cơ sở những thành tựu đạt đƣợc, từ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đã đƣợc rút ra, Đại hội lần thứ XXV của Đảng bộ huyện Phổ Yên đã đề ra phương hướng tổng quát cho những năm tới: “Phương hướng chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện là từng bước tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đẩy nhanh hơn nữa việc tổ chức khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản và thế mạnh kinh tế đồi rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung để phát triển công nghiệp

chế biến, mở mang phát triển nghành nghề dịch vụ, phấn đấu tạo ra những mũi nhọn

về phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch 30% lao động nông nghiệp sang lĩnh vực nghành công nghiệp, dịch vụ, đƣa tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 40% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2000.” [1, tr.246]

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 là:

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 9%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 5%, công nghiệp – xây dựng tăng 15%, thương mại dịch vụ tăng 16%.

2. Tổng sản lượng lương thực đạt 45 ngàn tấn.

3. Tập trung chuyển dịch nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và các thành phần kinh tế. Tích cực đầu tƣ xây dựng

hệ thống thủy lợi, giao thông, đáp ứng từng bước yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2000, tổng sản lượng lương thực đạt 45 ngàn tấn, giá trị sản lƣợng nông nghiệp đạt 50 tỷ đồng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tăng tỷ trọng của công nghiệp và thương mại – dịch vụ.

4. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 3 lần

so với năm 1995. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu nghành kinh tế của huyện lên trên 40% vào năm 2000.

Từ phương hướng và chỉ tiêu, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong 5 năm 1996 – 2000 là:

1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa.

Mục tiêu đầu tiên về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là ổn định vững chắc tình hình sản xuất lương thực, đảm bảo an toàn về cân đối lương thực, phát huy thế mạnh vùng trọng điểm lúa của Tỉnh.

Hướng phấn đấu trong 5 năm tới là đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tƣ vùng thâm canh lúa cao sản, trên cơ sở đó mạnh dạn chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, từng bước nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng hóa trong

nông nghiệp. Bên cạnh đó phải bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, nhằm tăng nhanh hệ số quay vòng sử dụng đất đặc biệt trong bố trí cơ cấu cây trồng vụ đông.

Trong lâm nghiệp tập trung chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ vốn rừng hiện

có, thực hiện giao đất giao rừng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng, phát triển mạnh nghề trồng cây ăn quả, trồng và chế biến chè, khai thác và chế biến lâm sản, hình thành và mở rộng mô hình kinh tế trang trại, thực hiện phương thức nông lâm kết hợp, tăng dần độ che phủ và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Phát triển đa dạng các loại hình chăn nuôi, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất chất lƣợng và hiệu quả kinh tế, đƣa chăn nuôi phát triển thành nghành sản xuất chính, có tỷ trọng đạt 50% giá trị sản lƣợng nông nghiệp vào năm 2000.

Hướng phát triển chủ yếu là tăng nhanh đàn gia súc gia cầm cả về số lượng

và chất lƣợng, tập trung cải tạo đàn bò, đàn lợn, phấn đấu Sind hóa 30% tổng đàn

bò, nạc hóa 20% tổng đàn lợn, đồng thời phát triển mạnh các loại gia cầm và chăn nuôi thủy sản cho giá trị sản phẩm hàng hóa cao.

2. Phát huy mọi nguồn lực tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển.

Bước vào thời kỳ CNH – HĐH trong nhiệm kỳ 1996 – 2000, toàn Đảng bộ huyện đứng trước nhiệm vụ hết sức cấp bách là phải tập trung phấn đấu để thực hiện cho được bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 40% tổng sản phẩm vào năm 2000. Chỉ có trên cơ sở

đó mới đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 9% năm.

Trước hết các đơn vị kinh tế quốc doanh Trung ương và Tỉnh đóng trên địa bàn cần nhanh chóng vươn lên, đẩy mạnh các hoạt động liên doanh liên kết, thu hút đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát huy ảnh hưởng thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Phấn đấu đến năm 2000 xây dựng đƣợc một số cơ sở chế biến chè

ở vùng 2, bảo đảm khai thác chế biến và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm chè nguyên liệu trong cả vùng.

Tập trung phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở địa bàn nông thôn, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống,

mở mang thêm các nghành nghề mới, tổ chức khai thác tốt nghề khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói các loại, hình thành các làng nghề trong nông thôn nhƣ: Đan lát thủ công, thêu ren xuất khẩu, làng nghề mộc, nghề dâu tằm, nghề xây dựng dân dụng, nghề trồng hoa cây cảnh...phấn đấu chuyển dịch 30% lao động sang lĩnh vực phát triển nghành nghề dịch vụ.

Từng bước thực hiện cơ giới hóa những khâu lao động nặng nhọc trong sản xuất nông, lâm nghiệp, khuyến khích các tập thể, các hộ gia đình mua sắm các công

cụ lao động cơ khí như: máy làm đất, máy bơm nước, máy tuốt lúa, thiết bị chế biến nông lâm sản thực phẩm, phấn đấu đến năm 2000, có 30% số hộ thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về các lĩnh vực sửa chữa cơ khí, vận tải, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tƣ, chuyển giao công nghệ.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng và thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.

Tiếp tục đẩy nhanh phát triển đo thị, tập trung hoàn chỉnh dự án quy hoạch các thị trấn thị tứ, các trung tâm thương mại dịch vụ, tạo cơ sở thu hút đầu tư, mở mang xây dựng, phát triển giao lưu hàng hóa dịch vụ với thị trường bên ngoài, từng bước trở thành huyện cửa ngõ cả về giao lưu buôn bán.

Trong thời gian tới triển khai dự án phát triển khu du lịch Hồ Suối Lạnh, phấn đấu đƣa kinh doanh du lịch trở thành một nghành kinh tế của huyện vào năm 2000..

Phát triển mạnh hoạt động thương mại dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, củng cố thương nghiệp quốc doanh đủ sức vươn lên nắm khâu buôn bán, chi phối bán lẻ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất

và đời sống nhân dân. [ 1, tr.250 - 251]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)