Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ

3.1.2. Một số hạn chế

Qua 17 năm (1997 – 2014 Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo chuyển dịch CCKT, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại một số mặt yếu kém, bất cập cần làm tốt hơn để huyện tiếp tục phát triển toàn diện trong giai đoạn mới.

Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT năng lực lãnh đạo ở một số chi bộ còn chưa đáp ứng được tình hình thực tế.

Cán bộ ở một số địa phương trong huyện vẫn còn thiếu kinh nghiệm và năng lực trước sự phát triển nhanh của thị trường, mặc dù Đảng bộ huyện đã tổ chức việc

rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nhƣng kết quả không cao. Cơ chế quản

lý vẫn còn cồng kềnh, hiệu quả thấp, nhiều địa phương trong huyện còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào huyện mà thiếu tính năng động, sáng tạo nắm bắt biến động của thị trường để chủ động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thứ hai, quy chế lãnh đạo đôi lúc còn chưa cụ thể.

Trong công tác lãnh đạo, tuy Đảng bộ huyện đã có sự phân công rõ ràng đến từng bộ phận, mỗi cơ sở, mỗi cán bộ Đảng viên, nhƣng trong quá trình hoạt động nhiều lúc vẫn còn chồng chéo. Một số công việc vẫn chƣa phân biệt đƣợc trách nhiệm lãnh đạo của Đảng ủy với trách nhiệm do cơ sỏ, cá nhân phụ trách.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế huyện qua các năm có sự chuyển dịch mạnh mẽ song còn bộc lộ những yếu kém và hạn chế.

Kinh tế huyện có những bước tăng trưởng khá nhưng ở một số mặt, lĩnh vực còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện và thấp hơn so với nhiều địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Phổ Yên là một huyện có vị trí gần thủ đô Hà Nội, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, thuận lợi về giao thông đường thủy, bộ, đường sắt nhưng chưa tận dụng tối đa lợi thế này để chuyển dịch CCKT. CCKT của huyện trong nhiều năm về cơ bản vẫn là nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, tỷ

trọng nông nghiệp vẫn còn cao, công nghiệp và thương mại dịch vụ mới có bước tăng trưởng nhanh từ 2012 đến nay con thời gian trước năm 2012 thì phát triển chậm và quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu.

Về chuyển dịch cơ cấu nghành nông nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém nhƣ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra chậm, chƣa quy hoạch đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, sản xuất ở nhiều địa phương trong huyện còn manh mún, chưa gắn với thị trường nên tác động không nhỏ đến đời sống sản xuất và thu nhập của người nông dấn. Lao động trong nghành nông – lâm – thủy sản tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiểm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của huyện. Quá trình áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp vẫn thấp, lao động chủ yếu vẫn là thủ công nên năng suất và sản lƣợng không có sự tăng nhanh.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện quy mô còn nhỏ, công nghệ chưa phát triển, chất liệu, thương hiệu sản phẩm chưa thực sự được chú ý

do đó sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu còn theo kinh nghiệm truyền lại từ thế hệ trước và chưa có định hướng phát triển lâu dài. Các dự án đầu tư vào huyện

đã đƣợc triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, tuy nhiên ở một số cụm công nghiệp công tác giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tƣ vẫn diễn ra chậm, một số dự án

đã được cấp phép nhưng chưa xây dựng nhà xưởng trong nhiều năm gây lãng phí đất đai, tài nguyên.

Nghành thương mại – dịch vụ có bước tăng trưởng nhưng chưa cao, quy mô nhỏ và đều do tư nhân đảm nhận. Cơ sở vật chất của hệ thống thương mại còn nhỏ

bé, dự án mở rộng chợ Phổ Yên, chợ Trung Tâm vẫn đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào hoạt động nên chủ yếu vẫn là chợ tạm, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng còn đang trong giai đoạn hình thành. Các hoạt động dịch vụ vận tải chủ yếu vẫn là tư nhân, dịch vụ bưu chính viễn thông còn yếu về cơ sở vật chât.

Trong chuyển dịch thành phần kinh tế ở Phổ Yên cũng còn nhiều bất cập.

Chủ trương của Đảng bộ huyện là nỗ lực lãnh đạo phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Cho

đến nay, kinh tế tập thể hoạt động không ổn định, không giữ đƣợc vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế tƣ nhân vẫn còn non yếu và quy mô nhỏ, kinh tế tƣ bản nhà nước mới hình thành và đang trong quá trình phát triển, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ phát triển từ 5 năm trở lại đây. Sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tương đối chậm, tính năng động, sáng tạo, tính cạnh tranh yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện.

Bên cạnh việc mang lại những hiệu quả tích cực, chuyển dịch CCKT còn phát sinh những tác động xấu, đó là : Đất nông nghiệp bị thu hẹp dần phục vụ cho việc mở rộng các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa, sự chuyển dịch lao động không tương xứng với chuyển dịch giá trị khi người nông dân mất đất do chuyển ruộng cho các khu công nghiệp thì đương nhiên phần lớn phải rút ra khỏi nông nghiệp, tuy nhiên do xuất phát điểm từ lao động nông nghiệp trình độ thấp nên khó đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong khu công nghiệp dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây nên nhiều tiêu cực cho xã hội. Việc quy hoạch tập trung các khu công nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân, rồi các khu công nghiệp tập trung một lượng lớn lao động ở nhiều địa phương đến làm việc cũng phát sinh nhiều vấn đề nhƣ nhà ở, tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự... đó đều là những thách thức rất lớn đòi hỏi Đảng bộ huyện Phổ Yên phải quan tâm để có một

hệ thống những giải pháp đồng bộ.

Nguyên nhân của những hạn chế.

Về mặt khách quan.

Do huyện Phổ Yên có xuất phát điểm thấp, dân số đông, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, cơ sở vật chất còn thiếu, nguồn vốn chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của huyện, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề người lao động còn thấp. Sự biến động của thị trường thế giới và trong nước cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế huyện.

Về mặt chủ quan.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân về chuyển dịch CCKT còn hạn chế và chưa có sự thống nhất cao, một bộ phaanj người

dân còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, làm ăn theo lối truyền thống, ngại đổi mới, hội nhập.

Cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền còn yếu và chƣa đồng bộ, công tác thực hiện còn các chủ trương, Nghị quyết còn chậm, sự quản lý của chính quyền một số địa phương còn buông lỏng, công tác quy hoạch vùng, lĩnh vực sản phẩm, nghành nghề chƣa đồng

bộ, chưa có định hướng rõ nét trong chuyển dịch CCKT của từng nghành, lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)