Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn miền núi ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thanh Thủy,Thanh Liêm, Hà Nam) (Trang 78 - 83)

HƯƠNG 3. CÁC CAN THIỆP CTXH NHÓM CHO VIỆC NÂNG CAO VỊ THẾ CỦ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GI ÌNH Ở NÔNG THÔN MIỀN NÚI

3.2 Xây dựng mô hình nhóm “ Phụ nữ với bình đẳng giới” tại thôn Mỹ Tho xã Thanh Thủy

3.2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm

- Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động.

Trong trường hợp nghiên cứu này thì chúng tôi đã lựa chọn nhóm bao gồm 10 thành viên với 7 thành viên là nữ và 3 thành viên là nam. Với quy mô nhóm 10 thành viên nhƣ thế này thì cũng không quá lớn và cũng không quá nhỏ sẽ giúp nhân viên Công tác xã hội can thiệp và tạo ra nhiều nguồn lực, ý kiến, cơ hội học hỏi từ các thành viên trong nhóm để có đƣợc những kỹ năng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn một cách hiệu quả. ồng thời nhân viên Công tác xã hội sẽ giành đƣợc nhiều sự quan tâm, khích lệ đƣợc sự tham gia của các thành viên trong nhóm đƣợc nhiều và hiệu quả hơn.

Nhóm Phụ nữ với bình đẳng giới” bao gồm 10 thành viên:

+ Lê ức Thịnh - 45 tuổi, trưởng thôn Mỹ Tho.

+ Vũ Thị Mai Hương- 47 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ xã Thanh Thủy.

+ ào Thị Tâm- 31 tuổi, cán bộ chi hội phụ nữ thôn Mỹ Tho.

+ Nguyễn Thị Thiện- 35 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Hà Thị Ánh Tuyết- 25 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Nguyễn Kim Thanh- 30 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Nguyễn Thị Lý- 26 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Trần Thị Ngọc Minh- 28 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Nguyễn Văn Tùng- 41 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho.

+ Trần Mạnh Hùng- 46 tuổi, người dân trong thôn Mỹ Tho Nhóm sinh hoạt tại thôn Mỹ Tho, địa điểm sinh hoạt tại nhà văn hóa thôn. Mục đích sinh hoạt của nhóm là: Nhóm cùng phối hợp với nhau giúp đỡ các thành viên trong nhóm có những biện pháp, nâng cao kỹ năng về các mặt nhƣ kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực gia đình…hướng tới xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Trong đó do bà Vũ Thị Mai Hương- cán bộ Hội phụ nữ xã chịu trách nhiệm trong tham mưu và vận động triển khai thực hiện, nhân viên xã hội đóng vai trò vừa là cầu nối, vừa là chất xúc tác và vừa là người thực hiện các kế hoạch, hoạt động của nhóm.

Nhóm hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, tập trung, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

- Nhân viên xã hội cùng các thành viên thảo luận, xây dựng quy tắc cho hoạt động của nhóm:

+ Chấp hành mọi quy định chung của nhóm (Tham gia đầy đủ, đúng giờ, nếu vắng mặt có lý do thì cần thông báo…).

+ Nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của nhóm.

+ Các thành viên trong nhóm tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

+ Tham gia đóng góp ý kiến cho hoạt động của nhóm giúp nhóm sinh hoạt bền vững và mang lại hiệu quả cao.

- Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm:

+ Nhóm hoạt động dựa trên mục đích chung của nhóm: Giúp cho các thành viên trong nhóm bước đầu có thêm kiến thức, kỹ năng và các biện pháp

về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gia đình hướng tới xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc, nâng cao vị thế của chị em trong gia đình cho các thành viên trong nhóm.

+ Mục tiêu cụ thể: ác thành viên trong nhóm đạt đƣợc:

* Cách sử dụng và biện pháp phòng tránh thai, kế hoạch hóa gia đình.

* ác thành viên trong gia đình hiểu đƣợc trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong gia đình, tránh mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực trong gia đình.

* Các kinh nghiệm canh tác, sản xuất nâng cao năng suất phát triển kinh tế gia đình…

- Đánh giá các nguồn lực, tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài

Nhóm “Phụ nữ và bình đẳng giới” đƣợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, hợp tác và tôn trọng giữa các thành viên nhằm hướng tới mục đích chung của nhóm.

Nhóm “Phụ nữ và bình đẳng giới” có những nguồn lực vật chất cũng nhƣ tinh thần giúp cho nhóm sinh hoạt bền vững và mang lại hiệu quả cao.

+ Nguồn lực sẵn có của nhóm:

* Hệ thống cơ sở vật chất: Trụ sở nhà văn hóa thôn làm địa điểm sinh hoạt; Hệ thống loa đài phát thanh, bàn ghế và không gian sinh hoạt;

* Nguồn lực tinh thần: Ý thức của các thành viên trong nhóm cao; Các thành viên trong nhóm nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ và hậu quả của nạn bạo hành gia đình nên tham gia tích cực vào các buổi sinh hoạt nhóm; Sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các tổ chức, chính quyền địa phương...

+ Nguồn lực cần thiết:

* Kinh phí tổ chức sinh hoạt nhóm.

* Cán bộ, nhân viên y tế có kiến thức hiểu biết để hướng dẫn, tổ chức tập huấn.

* Sự tham gia nhiệt tình đóng góp của các thành viên trong nhóm và

sự hỗ trợ của người dân.

* Sự hợp tác, giúp đỡ của chính quyền địa phương, tổ chức xã hội.

+ Nguồn lực cần huy động:

* Kinh phí đóng góp từ chính quyền địa phương.

* Sự hỗ trợ từ Nhà Nước và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thôn, xã và huyện.

* Sự tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn xã, huyện.

* Các cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức sinh hoạt đặc biệt là truyền thông, tập huấn.

- Những thuận lợi và khó khăn khi sinh hoạt nhóm:

+ Thuận lợi: Có sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của chính quyền địa phương, của người dân trong thôn, xã; ó đội ngũ cán bộ phụ nữ, nhân viên y

tế có trình độ năng lực chuyên môn cao; địa điểm sinh hoạt là trung tâm của thôn nên dễ tổ chức và hoạt động, thu hút người dân chú ý và tham gia;…

+ Khó khăn:

Do đặc thù của kinh tế nông nghiệp, bận rộn việc đồng áng, mùa màng nên người dân ít có điều kiện thời gian tham gia các buổi, các khóa tập huấn.

Ảnh hưởng của tư tưởng lễ giáo phong kiến, cổ hủ lạc hậu đã bám sâu trong ý thức của người dân cho rằng sinh đẻ là thiên chức của phụ nữ nên nam giới ít tham gia, thêm vào đó là do tâm lý e ngại, xấu hổ.

- Xây dựng kế hoạch- dự thảo chương trình hoạt động của Nhóm:

Dựa trên việc xác định mục đích, mục tiêu của nhóm, cùng với việc phân tích những vấn đề mà các thành viên trong nhóm còn gặp khó khăn, nhân viên công tác xã hội cùng với các thành viên trong nhóm xây dựng các hoạt động sau:

Thời gian Nội dung hoạt động Ghi chú 14/5/2014 - Tập hợp cá nhân trở thành thành

viên của nhóm

- Bầu đội trưởng, đội phó nhóm.

- Bước đầu thảo luận, xây dựng những quy tắc, nội quy của nhóm.

- Có sự hướng dẫn của nhân viên xã hội và cán

bộ hội phụ nữ xã làm chủ chốt.

19/5/2014 - Hoàn chỉnh quy tắc, nội quy của

nhóm

- Giới thiệu, làm quen các thành viên trong nhóm.

- Bắt đầu tiếp

- Sự hướng dẫn của nhân viên xã hội.

- Tham gia của các thành viên trong nhóm.

29/5/2014 - Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về các

vấn đề trong cuộc sống gia đình (tình cảm vợ- chồng, kinh tế trong gia đình, những khó khăn, thuận lợi giữa các thành viên trong nhóm.

- Xác định lại mục tiêu sinh hoạt của nhóm.

- Tổ chức trò chơi sắm vai với chủ

đề “Vợ khéo – chồng đảm”

Có sự tham gia và hướng dẫn của nhân viên xã hội

15/6/2014

Sinh hoạt với chủ đề: “Bạo lực gia đình và biện pháp phòng chống”

+ Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên.

+ Tổ chức cuộc thi “ oán ô chữ”:

tìm hiểu về luật phòng chống bạo lực gia đình.

Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, lắng nghe.

13/7/2014 Tổ chức sinh hoạt với chủ đề:

“ hăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình.

+ Giao lưu chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm với thái độ thân thiện, nhiệt tình, cởi mở.

+ Tổ chức giao lưu văn nghệ hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.

Nhân viên xã hội vận dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi…

27/7/2014 - Tổng kết sinh hoạt tháng 7 của

nhóm.

- Tổ sinh hoạt chủ đề: tín dụng tiết kiệm và quản lý nguồn vốn vay, phát triển kinh tế hộ gia đình

+ Học tập, trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm về kỹ thuật sản xuất, canh tác nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Khuyến khích các thành viên nói

ra vấn đề của gia đình để các thành viên cùng thảo luận

Nhân viên xã hội vận dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn miền núi ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thanh Thủy,Thanh Liêm, Hà Nam) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)