Vị thế người phụ nữ trong ứng xử gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn miền núi ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thanh Thủy,Thanh Liêm, Hà Nam) (Trang 65 - 68)

HƯƠNG 2. THỰC TR NG VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GI ÌNH Ở NÔNG THÔN MIỀN NÚI VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1. Thực trạng vị thế người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn miền núi

2.1.6 Vị thế người phụ nữ trong ứng xử gia đình

Ông bà ta ngày xƣa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. úng vậy, là một con người chúng ta không chỉ học khoa học mà cần phải học cách đối nhân xử thế. Nhƣ Hồ hí Minh cũng đã nói “Tiên học lễ, hậu học văn”

tức học lễ nghĩa trước rồi mới đến học văn chương sau. iều đó cho ta thấy cách ứng xử giữa người với người có tầm quan trọng dường nào. Nhìn vào cách ứng xử của một người chúng ta sẽ đánh giá được phẩm chất, giá trị đạo đức của người đó.

Khi nói đến người phụ nữ người ta nghĩ ngay đến phái yếu, phái đẹp đồng thời người ta cũng nghĩ đến sự dịu dàng, nết na, thùy mị của người phụ

nữ. Và những đặc điểm này đƣợc xem nhƣ là chuẩn mực, khuôn mẫu để đo lường mức độ đạo đức của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ xã Thanh Thủy nói riêng.

Ngày nay, người phụ nữ không còn bị đánh giá quá khắt khe dựa vào những chuẩn mực trên nhƣng vấn đề ứng xử đƣợc xem nhƣ là một nghệ thuật, một phẩm chất cao đẹp của con người nói chung và nói riêng cho người phụ

nữ. Tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh khác nhau mà người ta có những cách ứng

xử khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin đƣợc tìm hiểu về cách ứng xử trong gia đình của người phụ nữ ở vùng nông thôn miền núi.

Ắt hẳn trong chúng ta không ai có thể phủ nhận đƣợc điều này đó là:

gia đình là môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc và cũng là môi trường

mà con người luôn gắn bó. Nơi đây, chính con người gặp gỡ tiếp xúc với nhiều thành viên trong gia đình và phải thể hiện nhiều vai trò khác nhau: vai trò làm con, vai trò làm mẹ, vai trò làm vợ, vai trò làm cha, làm chồng... Và chắn chắc ở những vai trò khác nhau chúng ta cũng thể hiện những cách ứng

xử khác nhau sao cho phù hợp với từng vai trò của mình. Chính cách ứng xử của mọi người trong gia đình sẽ làm cho gia đình thoải mái hơn, dễ chịu hơn, tốt hơn hay căng thẳng và tồi tệ hơn. ặc biệt quan trọng là cách ứng xử của người mẹ, người vợ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bầu khí của gia đình.

Gia đình hạnh phúc, ấm êm không có nghĩa là gia đình đó không có mâu thuẫn xảy ra, nhƣng điều quan trọng là phải biết cách giải quyết những mâu thuẫn đó nhƣ thế nào. Do đó, gia đình có xảy ra mâu thuẫn cũng là chuyện không tránh khỏ. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp ngăn ngừa

và tránh chúng hết sức có thể. iều này đòi hỏi sự khéo léo trong cƣ xử của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người vợ, người mẹ.

Khi thăm dò ý kiến về cách ứng xử của người vợ đối với người chồng khi chồng hút thuốc, uống rƣợu, đánh bài... húng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Hành vi người chồng hút thuốc có đến 50,8% mẫu nghiên cứu trả lời rằng người vợ xem đó là chuyện bình thường, người phụ nữ không có một phản ứng nào cả. Và có 30,5% mẫu nghiên cứu cho rằng người vợ có khuyên bảo chồng khi chồng hút thuốc. Khi chồng hút thuốc, người vợ cảm thấy khó chịu nhưng họ vẫn âm thầm chịu đựng chiếm tỉ lệ 15,3%. Trong khi người vợ

có hành động la mắng hay có một phản ứng nào khác đối với chồng khi chồng hút thuốc chiếm một con số rất thấp chỉ có 1,7%.

Một phụ nữ (40 tuổi, nông dân) cho biết: “ Hút thuốc là chuyện của đàn ông mà làm sao mình cấm mấy ông đƣợc, đàn ông mà không hút thuốc

thì đâu phải là đàn ông nhưng tôi nghe người ta nói nó có hại gì đó thì tui cũng bảo ông ấy hút ít ít thôi mà ông ấy nghe thì nghe không nghe thì thôi tôi cũng chẳng nói gì thêm". Thật vậy, người ta nghĩ rằng người đàn ông hút thuốc là một việc đương nhiên và hiển nhiên nên không có gì là quan trọng.

ó cũng là chuyện bình thường bởi với xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại quan niệm này và thói quen hút thuốc của quí ông khó có thể bỏ đƣợc mặc dù chúng ta nhận thức đƣợc rằng hút thuốc là có hại cho sức khỏe.

Khi người chồng đánh bài, say xỉn và đi về khuya thì người vợ bắt đầu

có phản ứng, tỉ lệ người vợ có thái độ bình thường giảm đi. Như vậy, chúng ta thấy rằng người phụ nữ đã nhận thức được những thói quen không tốt của người chồng sẽ kéo theo nhiều điều không hay xảy ra. Do đó, người vợ đã bắt đầu lên tiếng và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như la mắng, khuyên bảo, chịu đựng...Tuy nhiên, biện pháp khuyên bảo vẫn là biện pháp ƣu tiên

mà nhiều người phụ nữ chọn lựa để giúp chồng thay đổi những hành vi không tốt và đem đến nhiều thiệt hại cho gia đình, cho bản thân. Thế nhƣng, cũng có những lúc người vợ âm thầm chịu đựng mặc dù chính họ không thích và không muốn. Chúng tôi thiết nghĩ rằng không một người vợ nào sử dụng một phương pháp duy nhất nào để cảnh tỉnh người chồng khi có những hành vi không tốt nhưng có lẽ tùy lúc và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà người vợ có những phương thức khuyên bảo thích hợp. Chính cách ứng xử ôn hòa, nhẫn nại

và khéo léo cũng như có phần cương quyết của người phụ nữ đã giúp cho cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc hơn.

Ngay cả với con cái cũng vậy, người mẹ không lấy uy quyền của mình

để đối xử với con mà là lấy tình yêu thương để dạy bảo con. Khi con có lỗi lầm, chính người mẹ là người luôn cảm thông và khuyên giải, chỉ dẫn cho con. Bởi có lẽ người phụ nữ, người mẹ biết rằng la lối, chửi mắng chỉ là nguyên liệu làm cháy bừng lên sự khó chịu, tức giận của người chồng và lòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn miền núi ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thanh Thủy,Thanh Liêm, Hà Nam) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)