Chương 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật
3.3.2. Sự đa giọng điệu trong trường ca
Giọng điệu là một yếu tố hình thức quan trọng để chuyển tải lập trường, tư tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của tác giả. Giọng điệu thể hiện rất rõ phong cách riêng của người nghệ sĩ và đặc biệt tạo nên sự truyền cảm cho độc giả.
Giọng điệu nghệ thuật trong trường ca được các nhà thơ sáng tạo từ ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ dân gian, từ khẩu ngữ tự nhiên nên đa giọng điệu. Đây là một đặc điểm nổi bật của trường ca. Lê Ngọc Trà nhận định: “Trong giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối sống và cả nội lực của nhà văn (giọng nhiều khi cũng có nghĩa là hơi văn, văn khí). Đồng thời, giọng cũng là cái không lẫn đƣợc. Chính tính tổng hợp và độc đáo ấy làm cho giọng trở thành nhân tố mang phong cách rất rõ [56,tr.15]. Giọng điệu thể hiện thái độ tình cảm lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng
hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm thân sơ, thành kính hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiểu thẩm mỹ của tác giả
có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Đọc, ngâm nga... để thưởng thức một đoạn văn, một đoạn thơ; đa
số độc giả vẫn có thể cảm nhận đƣợc dụng ý nghệ thuật của tác giả. Hơn nữa,
phẩm, đối với nhân vật, đối với cuộc sống. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhƣng mang nội dung khái quát nghệ thuật làm nên phong cách riêng của từng tác giả. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn. Mỗi tác giả có giọng điệu riêng sẽ hình thành phong cách riêng. Giọng điệu có khi mang những sắc thái như: hào hùng, đanh thép, vui tươi,
tự hào, trang trọng, tin tưởng… có khi sâu xa thâm thúy, có khi mộc mạc giản đơn,
có khi dí dỏm hài hước, hoặc kín đáo trang nhã, hoặc buồn thương… Một tác giả
có thể có nhiều giọng điệu, nhƣng vẫn nổi lên một giọng điệu chủ đạo. Giọng điệu trong tác phẩm rộng hơn giọng văn. Những yếu tố như: ý tưởng, hệ thống hình tƣợng, tính điệu thẩm mỹ cũng góp phần tạo nên giọng điệu nghệ thuật của tác phẩm. Qua giọng điệu, ta có thể nhận ra giá trị của tác phẩm văn học. Trường ca thời chống Mỹ thường mang giọng điệu hào hùng, đậm chất sử thi, triết lí. Mục đích thể hiện không khí cuộc chiến và ý chí giữ nước của dân tộc. Sau năm 1975, giọng điệu trường ca đa dạng hơn với cảm hứng thế sự, nhân sinh. Ta thường thấy giọng triết lý bình luận lẫn trữ tình sâu sắc nhƣng trầm tĩnh, khách quan. Hoàng Trần Cương, tác giả của Trầm tích đã phát huy tính chất đa giọng điệu trong tác
phẩm, đặc biệt là giọng điệu tự vấn rất độc đáo, ngôn từ mộc mạc nhƣng đậm chất suy tƣ và giàu hình tƣợng: “Nhiều lúc con thầm chất vấn mình/ Vì sao buổi chiều
không trẻ/ Cái tươi trẻ của mưa rào mùa hạ/ Xả mình vào đất đai ”. Có khi, ông
lại sử dụng giọng điệu trầm tĩnh để bày tỏ sự suy ngẫm về cái sống và cái chết; sự khai sinh từ lòng đất và sự hóa thân vào lòng đất: “Người đã khuất vẫn cưu mang
người đang sống/ Ngôi mộ là chứng nhân” (Trầm tích).
Có thể khẳng định, một đặc điểm nghệ thuật góp phần làm nên sự thành công cho trường ca chính là sự đa giọng điệu. Nguyễn Quang Thiều ngay từ ngày đầu đã tạo ra một giọng điệu cho mình. Đặc biệt qua tập thơ “sự mất ngủ của lửa”,
ta thấy ông quan tâm đến các vấn đề nhân sinh, tôn giáo. Giọng điệu trong của Nguyễn Quang thiều thường mang cung trầm, nặng tính âm hơn tính dương. Với trường ca cũng vậy, khi viết về các vấn đề ông không cố bày tỏ thái độ trực tiếp, ngược lại cố thể hiện sự việc một cách khách quan, ngoài mình nhất để người đọc sau đó tự rút ra những tình cảm suy nghĩ của riêng mình. Ông hòa lẫn cái tôi của
ông vào cái tôi nhân vật trữ tình (trong nhân vật Cậu Bé, chàng trai, cô gái, người
kể chuyện). Giọng kể thường bình thản, chậm khi viết về các vấn đề nhân sinh, những nỗi buồn, sự cô đơn của con người hiện đại.Phổ biến nhất trong trường ca Nguyễn Quang Thiều là giọng kể, tả và giọng tự vấn, chất vấn.
Ta gặp trong trường ca của ông nhiều đoạn mang giọng kể, tả. Đây là giọng điệu chủ đạo xuyên suốt các trường ca. Giọng điệu đó kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ đã góp phần tạo nên chất văn xuôi trong trường ca Nguyễn Quang Thiều.
Đó là những lời kể chậm, buồn về câu chuyện một thi sĩ trăn trở suy tƣ trong đêm, đối diện với trái tim tình si của mình để rồi chính mình lại băn khoăn không hiểu
sự bí ấn chứa đựng trong từng nhịp đập. “Chỉ vòm cây trước ngôi nhà an ủi kẻ đau
đớn không ngủ trong tiếng rì rào. Ngồi sâu trong bóng tối bệnh tật, một thi sỹ trong thị xã bé bỏng bị trúng mũi tên của số phận bất trắc và ái tình, trái tim chàng nhiễm trùng sưng tấy. Chàng đã từng lấy trái tim mình đặt trên một chiếc khay ngọc trắng và im lặng ngắm nhìn”. Giọng kể xen lẫn với giọng tự vấn “Trái tim chàng kia ư? giản dị làm sao, bí ẩn làm sao, trần trụi và đau đớn làm sao?”
(Cây ánh sáng). Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện những trăn trở về bản thể. Ông hướng đến thế giới nội tâm, kể từng cảm giác ông nhận thấy, tự vấn những điều khó hiểu trong tâm hồn để mong tìm ra câu hỏi về sự tồn tại. Ông thường chầm chậm kể với người đọc một thế giới nhân sinh theo cách nhìn của riêng ông: “Khi
mưa đêm đổ xuống tấm huyền nhung của trời, tôi nhận ra dòng sông đang chảy.
Tiếng rì rầm của nước đi về chân trời. Những con cá mê mệt ngủ, quên một mùa nước đi qua, giờ thức dậy. Tiếng cá thở mênh mang như mùa màng bội thu tràn qua thị xã. Tôi nghe tiếng thì thầm con cá cái nói với con cá đực: “Nước đã cuốn những tấm lưới vùi tận đáy bùn. Và ngày của chúng ta đã đến.”(Nhân chứng của một cái chết). Giọng kể kèm một lời phán quyết “Và ngày của chúng ta đã đến” có
giá trị lay tỉnh đến mỗi người. Ai cũng có một ngày từ giã cuộc sống, đó là định mệnh, không thể trốn tránh. Nguyễn Quang Thiều nhƣ muốn nhắc nhớ, muốn nhấn mạnh để con người đừng quên ngày ấy, để biết trân trọng cuộc sống hơn. Ông không cố bộc lộ cảm xúc qua ngôn ngữ, nhƣng với sự bình thản trong giọng kể, những dự cảm trong trường ca ám ảnh hơn, nó như tiếng lầm rầm vọng từ cõi xa
Giọng điệu chất vấn, tự vấn lặp lại nhiều trong mỗi trường ca. Ông luôn mang đến cho người đọc những trăn trở về nhân sinh. Ông thắc mắc về đích đến của cuộc đời “Đội danh dự tiễn chàng vào cái chết ?Đội danh dự chào đón chàng
tái sinh ?” (Lò mổ). Ông dự cảm về sự cô đơn trên hành trình sống, có nơi nào là
thân thuộc, có người nào là tri ân, hay con người mãi đối diện với chính mình trong khó hiểu : “Ai đang gọi tên ta . Trên những cánh đồng quen thuộc ?Ai đang
đợi chờ ta. Nơi bến bờ cuối cùng của đau khổ ?” (Lò mổ). Rất nhiều khi đó là
những câu hỏi hoài nghi về cuộc sống đích thực. Khi sống giữa một xã hội hỗn độn, bị chi phối khá nhiều bởi quyền lực, dục vọng, con người thảng thốt, đau đớn
về những gì diễn ra với chính mình: “Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là
một đời sống không? (Lò mổ). Có khi, đó là những câu hỏi tự vấn khi quá mệt mỏi
với cuộc sống, khi đã muốn buông tay: “- Tại sao tôi không dời bỏ nơi này
?”(Nhân chứng của một cái chết). Ở những đoạn khác, đó lại là sự trăn trở tiếc
nuối khi phải từ bỏ những điều thân thuộc, cội rễ của mình: “Sao đôi bờ đất không
theo nước chảy đi? Sao những cái cây cứ quẫy lên trong gió để giã từ chùm rễ của mình?”(Nhân chứng của một cái chết)
Giọng điệu trường ca của Nguyễn Quang Thiều thường mang sắc thái trầm, nhƣng cũng có khi trong từng đoạn vụt lên giọng gay gắt. Nó nhƣ một sự sục sôi cảnh tỉnh con người hiện đại. Một cuộc sống với bao mặt trái bày ra trước mắt, nhƣng nhân sinh cứ lao đi không nhìn thấy để tất cả dồn nén lại và có thể nổ tung phá hủy tất cả. Có những đoạn kể gay gắt, đả phá cách sống của con người hiện đại hay tuyệt vọng cùng quẫn khi nói lên sự bất lực của con người trong mê lộ:
Sứ mệnh của chúng ta, sứ mệnh không bao giờ được nói trước...
-Chúng ta gieo và đất đai mê man, đất đai bất động...
Gieo vào giường ngủ, vào chăn chiếu, vào giày và tất Gieo xuống những hôn phối, những ly dị, gieo xuống những cắt rốn Gieo xuống những ngạt thở, những nức nở, những quằn quại rên xiết Gieo xuống những kinh hoàng, những chui rúc trốn chạy, những cơn dại Gieo xuống những bệnh đao, những máu trắng
Gieo xuống những bại liệt, gieo xuống những tự vẫn...”
(Nhịp điệu châu thổ mới)
Một giọng điệu chua chát, mỉa mai châm biếm khi nói về cuộc sống vỏ bọc của con người hiện đại. Ông không ngại dùng những ngôn từ suồng sã, có khi là sỗ sàng để đánh mạnh vào thành trì “lối sống vỏ bọc” ấy. Ngôn ngữ chua ngoa, dồn dập thể hiện một thái độ gay gắt:
“Rất nhiều người đã xem xong bộ phim tư liệu về đời mình và kinh hãi kêu lên :
- Tôi không khác gì một con lợn.
Chúng ta có quá nhiều hành động của một con lợn. Chúng đã quên mất linh hồn mình quá lâu. Chúng ta giành quá nhiều thời gian chăm sóc con lợn chúng ta.
Hành động tìm áo quần của chúng ta chỉ khác sự thay lông của con lợn bởi hình thức. Chúng ta cúi đầu ăn sáng chuẩn bị cho một ngày u tối. Những con lợn thực
sự nhìn chúng ta cười hô hố : Nhìn kia, bọn lợn kia ăn trong những cái máng bé xíu. Chúng thật tội nghiệp và hèn nhát. Chúng ta họp hành và cãi nhau. Những con lợn lại kêu lên : Bọn lợn kia trình bày quá nhiều lý do để đi đến dục vọng của chúng. Những con lợn nói rất nhiều sự thật về chúng ta. Trong chúng ta có những người đã khóc. Ai sẽ biện hộ cho sự nhục nhã này của chúng ta ?”
(Lò mổ)
Đó là giọng điệu gay gắt và có sức tác động rất mạnh mẽ đến người đọc.
Tất cả đó đã thể hiện một Nguyễn Quang Thiều đầy trăn trở, bi quan về nhân sinh nhƣng cũng thể hiện một Nguyễn Quang Thiều đầy nhiệt tình sống và khát khao thay đổi. Cũng có thể gọi đó là cái tâm của Nguyễn Quang Thiều với cuộc sống, một cái tâm khao khát cảnh tỉnh con người trong đó có chính mình. Điều đó khiến người đọc vượt qua cái khó của hình thức để đón đợi tác phẩm của ông. “Các sáng tác chuẩn thường phải tạo chấn động, tùy mỹ quan mà hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn rất chủ quan. Trường ca Nguyễn Quang Thiều thuộc
về dòng lệch chuẩn, nếu không nhìn ra có thể nghĩ nó lạc điệu, thậm chí yếm thế.
Nhất là những khi tác giả bộc lộ cái Tôi trữ tình khó nhận ra!” [88]
Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét rằng “nếu nhƣ ở thể loại sử thi, giọng diệu chính là giọng ngợi ca thì giọng điệu của thể loại đạo đức thế sự, đời tƣ lại hoàn toàn khác... chủ yếu là giọng giải bày, đồng cảm, tự trào, cảm thán... còn ở thể loại
đạo đức thế sự lại chủ yếu là giọng tố cáo, cảm thán, châm biếm, chế giễu...”. [13, tr.60-61]. Có thể khẳng định, một đặc điểm nghệ thuật góp phần làm nên sự thành công cho trường ca chính là sự đa giọng điệu. Trường ca Nguyễn Quang Thiều có
sự kết hợp cả giọng điệu kể mang chất tự sự pha lẫn giọng điệu tâm sự giải bày; có khi là độc thoại nội tâm thiên về chất bình luận, tự vấn mang tính triết lý. Tính chất
đa giọng điệu của trường ca đã đóng vai trò quan trọng, tạo nên sắc thái biểu cảm cao, làm nên nét phong cách riêng cho trường ca Nguyễn Quang Thiều. Đây cũng
là một đặc điểm nổi bật góp phần làm nên sự thành công cho trường ca của ông.
* Tiểu kết
Chương 3 của luận văn trình bày một số vấn đề về phương thức thể hiện của trường ca, đó là kết cấu trường ca, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Trong đó, ở mỗi phần chúng tôi đều nêu lên những nét riêng độc đáo trong trường ca Nguyễn Quang Thiều. Có thể nhấn mạnh một vài yếu tố làm nên đặc trưng trường ca Nguyễn Quang Thiều nhƣ: Kết cấu dòng ý thức, các biểu tƣợng nghệ thuật và ngôn ngữ đậm chất văn xuôi. Trong phần này, chúng tôi kết hợp việc tìm hiểu trường ca Nguyễn Quang Thiều và so sánh với các tác giả cùng và khác thời để tìm ra điểm kế thừa cũng nhƣ những cố gắng hiện đại hóa của ông. Đặt sáng tác của Nguyễn Quang Thiều vào bối cảnh văn học hậu hiện đại để thấy được trường ca của ông dù không hoàn toàn nhƣng đã mang dáng dấp một tác phẩm hậu hiện đại. Điều đó đƣợc biểu hiện rõ nhất qua kết cấu dòng ý thức, ngôn ngữ đậm chất văn xuôi…
Nhìn chung, mọi vấn đề luôn đƣợc chúng tôi xem xét trong sự vận động; và
có thể khẳng định rằng, trên phương diện nghệ thuật, trường ca vẫn tồn tại nhiều điều cần tranh luận nhƣng, những cách tân táo bạo cũng đang đƣợc thể hiện, và nếu so sánh với các tác giả khác, thì cuộc hành trình của ông không hề đơn điệu.
Điều đó có thể hứa hẹn một mảnh đất để chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.