Huy động vốn cho quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh khánh hòa thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 73)

Chương 3. Phương hướng và giải pháp khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa

3.15. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

3.2.4. Huy động vốn cho quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên

Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở Khánh Hoà thực chất là con đường huy động vốn, giải phóng và cấu trúc một cách khôn ngoan về nhân lực, tài lực, tài nguyên và cả các mối bang giao vào các quá

trình kinh tế - xã hội. Nếu căn cứ theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế hàng năm 12% như mục tiêu Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng Bộ tỉnh Khánh Hòa thì tỷ lệ huy động vốn phải đạt khỏang 48% GDP. Thu hút vốn đóng vai trò như là chìa khóa để khai thác tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Khánh Hoà muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế không thể không tính đến giải pháp huy động các nguồn vốn. Đúng như Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã khẳng định: đòi hỏi phải có nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, huy động vốn trong dân và các nguồn vốn nước ngoài.

Nguồn vốn huy động không chỉ tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư

mà còn cả những nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý và cả những quan hệ bang giao cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Để huy động các nguồn lực vốn có hiệu quả, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Phải biến nguồn lực to lớn của con người Việt Nam thành nguồn vốn hữu hiệu cho phát triển của tỉnh. Trước hết, sử dụng có hiệu quả

nguồn thời gian của cộng đồng dân cư. Phải khai thác triệt để nguồn lao

động dôi dư hiện nay vì ở nông thôn Khánh Hòa, tình trạng thất nghiệp còn rất lớn, thất thoát thời gian làm việc là một sự lãng phí. Nếu tất cả mọi người đều làm việc và làm việc thật sự thì thời gian ấy sẽ biến thành vốn tiền mặt lớn gấp nhiều lần mà chúng ta huy động được hiện nay.

Thứ hai: Có chính sách tạo nên một động lực mạnh mẽ khích lệ mọi người dân tham gia vào các quá trình kinh tế. Trước đây, chính sách thu hút vốn, chính sách tài chính tiền tệ và chính sách đầu tư chưa phù hợp nên không huy động được lượng tiền mặt nhàn rỗi rất lớn trong dân vào quá

trình phát triển kinh tế. Cần điều chỉnh cách điều hành của hệ thống hành chính nhà nước và hành chính doanh nghiệp, hệ thống hành chính hoạt

động với một tinh thần là làm thế nào để tạo lập các cơ hội làm giàu và thăng tiến cho mỗi công dân. Chỉ khi có một môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh thì mọi thành phần kinh tế hay mỗi cá nhân mới giám đầu tư và

đầu tư có hiệu quả.

Để bổ sung nguồn vốn đầu tư, tỉnh cần tăng cường các nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu, kêu gọi đầu tư vào các dự

án lớn theo các hình thức BT, BOT, BOO. Thu hút mạnh các nguồn ngoại tệ thông qua xuất khẩu lao động, các cuộc hội thảo quốc tế, hội nghị, hội chợ, thi đấu thể thao...

Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút vốn, công nghệ và các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, tăng khả năng

đầu tư trong nền kinh tế để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với khả năng tích luỹ thấp, dù có huy động tối đa nguồn vốn dự trữ

trong dân thì so với yêu cầu và tiềm năng cần khai thác là quá nhỏ bé. Vì

thế, phát triển hiện nay ở Khánh Hòa thực chất là thi đua để thu hút được các nguồn vốn ngoài tỉnh và từ nước ngoài.

Ngoài ra, Bộ máy Nhà nước tỉnh phải kiên quyết hơn trong việc giảm những chi phí xây dựng các trụ sở tốn kém, trang thiết bị xa hoa, các phương tiện xe cộ lãng phí, chống tham nhũng... Tiết kiệm của Nhà nước

tỉnh (phần còn lại tích lũy sau tiêu dùng thường xuyên từ thu thuế, phí và ngân sách) phải đạt được khoảng từ 7% so với GDP trở lên. Các doanh nghiệp phải thực hiện tiết kiệm hơn nữa những khỏan chi tiêu tốn kém như:

hội họp chè chén, mua sắm trang thiết bị lãng phí, tham nhũng; đồng thời

ưu tiên quay vòng tối đa số vốn hiện có cũng như sử dụng có hiệu quả phần khấu hao cơ bản và phần lợi nhuận để tái đầu tư.

Về lâu dài, tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ

sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp vốn cơ bản sau:

Thứ nhất: Xây dựng một chính sách khuyến khích đầu tư trong nước cởi mở nhất thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, khích lệ mọi người dân có khát vọng làm giàu để huy động tối đa vốn nhàn rỗi của dân.

Thứ hai: Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ nhằm cấu trúc lại nền kinh tế, sử dụng tối đa lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó cấu trúc lại cơ cấu vốn cho phù hợp.

Thứ ba: Đẩy mạnh cải cách hoạt động của bộ máy Hành chính nhà nước tỉnh. Một mặt, bộ máy Nhà nước tỉnh tạo môi trường kinh tế năng

động, tự chủ, hạn chế sự quản lý có tính chất quan liêu; mặt khác, Nhà nước phải thực hiện kiểm tra, kiểm sóat việc huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, chống tham ô lãng phí.

Thứ tư: Nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường vốn trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị cho sự hình thành thị trường chứng khóan. “Thị trường tiền vốn lưu thông có linh họat hay không là điều hết sức quan trọng đối với một nền kinh tế quốc gia hiện đại. Chỉ khi nào tiền vốn lưu thông linh họat

mới có thể nói đến phân phối hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác...” [20, tr.59].

Do thị trường vốn và hệ thống ngân hàng chưa phát triển, đặc biệt là ngân hàng thương mại, đã sảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp và người dân thiếu vốn nhưng rất khó vay, trong khi đó nhiều người dân thừa tiền nhàn rỗi mà không đưa vào thị trường vốn, làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa từ tiền tệ sang tiền vốn. Công cuộc đổi mới đòi hỏi phát triển cả

hai phương thức điều động vốn: gián tiếp và trực tiếp. Cần phải xây dựng cơ

cấu tiền tệ phi ngân hàng linh hoạt và nhiều phương thức điều hòa tiền vốn khác nhằm xóa bỏ tình trạng “kinh doanh độc nhất” của ngân hàng. Khi mở rộng thị trường tiền vốn, các doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu, giúp cho người đầu tư có nhiều khả năng lựa chọn về phương hướng đầu tư, phương thức đầu tư, điều kiện đầu tư; đồng thời, người vay tiền cũng có nhiều lựa chọn về nguồn vay, phương thức vay, điều kiện vay phù hợp nhất. Việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp là phương thức huy động vốn xã hội, liên kết trực tiếp lợi ích kinh tế giữa người đầu tư và người gom vốn, chia sẻ rủi ro cũng như thúc đẩy hiệu quả sử dụng tiền vốn.

Từ đó, thúc đẩy cạnh tranh, tiền vốn tự do chuyển đến những nơi đầu tư có hiệu quả cao. Hệ thống ngân hàng buộc phải cải tiến các thủ tục cho vay, phương thức quản lý và thanh toán cũng như thái độ phục vụ.

Để phát triển thị trường vốn cần mở rộng các hình thức hùn vốn đã

hình thành trong dân gian như hội đồng niên, chơi họ... Đây là cách huy

động vốn rất tiện lợi, không có thủ tục rườm rà, tốc độ quay vòng nhanh, phù hợp với thuần phong mỹ tục nên cần được phổ biến rộng rãi trong nhân d©n.

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hệ thống tín dụng ngân hàng theo hướng hiện đại hóa để huy động vốn và cung cấp vốn cho đầu tư. Ngân hàng phải trở thành nhân tố thúc đẩy và tạo cơ hội sản xuất kinh doanh thành công.

Nếu thực hiện được các yêu cầu và giải pháp trên, chắc chắn tỉnh Khánh Hòa sẽ giải quyết được bài tóan khó về vốn, tạo ra nguồn lực mạnh

mẽ khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh khánh hòa thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)