6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Lý thuyết về hành vi du lịch
Một cơ sở lý luận quan trọng khác để người viết có thể triển khai được
đề tài luận văn đó là các cơ sở lý luận về hành vi du lịch. Nó bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây:
Khái niệm hành vi du lịch:
Hành vi du lịch (旅游行为) là chỉ những đặc trưng lựa chọn vềđịa điểm, mùa du lịch, mục đích và phương thức du lịch của khách du lịch cũng như những yếu tố có quan hệ mật thiết với nó là khái niệm, hiệu ứng và các đặc trưng nhu cầu du lịch (Chu The Cuong周世强,1998). Hiểu ngắn gọn thì hành vi du lịch là chỉ những hoạt động vui chơi, giải trí cụ thể của khách du lịch tại nơi mà khách du lịch đến để du lịch. Hành vi du lịch có quan hệ với tính chất và đặc trưng về môi trường du lịch của điểm du lịch đó. Hành vi du lịch là tiêu chí cơ bản nhất của khách du lịch, bao gồm nhiều tầng lớp và loại hình khác nhau. Phân tích những hành vi du lịch là cơ sở để tìm hiểu và nhận định về thị trường du lịch, là kiến thức cơ sở quan trọng cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch [6].
Những yếu tố cơ bản tạo nên một hành vi du lịch:
Tác giả Dien Loi Quan (田利军) trong cuốn Tâm lý học du lịch (旅游 心理学) (Nxb.Đại học Nhân dân Trung Quốc, tháng 8/2006) viết, để giải
thích được những hành vi du lịch của du khách là việc khó, bởi vì có rất nhiều nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách du lịch.
Nhìn chung, một hành vi du lịch thường được cấu thành bởi ba yếu tố:
1) Quá trình hoạt động tâm lý của người tiêu dùng du lịch;
2) Trạng thái tâm lý của người tiêu dùng du lịch;
3) Môi trường, hoàn cảnh du lịch.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch [7]
Tác giả Ly Quang Vu (李光宇) trong cuốn Khái luận du lịch học (旅游 学概论) chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch là:
1) Nhân tố khách quan:
Nhu cầu du lịch là nhân tố tâm lý cơ bản để khách du lịch thực hiện hoạt động du lịch của mình. Nhu cầu như thế nào thì sẽ tạo ra các động cơ du lịch tương ứng. Vì vậy, động cơ và hành vi vừa là quá trình được tạo ra bởi
hành vi du lịch, vừa là quá trình quyết định hành vi của người đi du lịch.
Một người có thể trở thành “người đi du lịch” và thực hiện các “hoạt động du lịch”, trước hết luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, những điều kiện để một người có ý niệm về “nhu cầu du lịch”
và thực hiện các “hoạt động du lịch” đó là:
a) Những điều kiện chủ quan của bản thân người đi du lịch, gồm mức thu nhập và thời gian nhàn rỗi.
b) Khả năng cung cấp, đáp ứng của địa điểm du lịch: các yếu tố thuộc vềđiểm đến như thức ăn, chỗ ở, vui chơi, giải trí... cũng là một trong những nhân tố quyết định hành vi du lịch. Đặc biệt, sự phong phú đa dạng của những sản phẩm du lịch luôn có khả năng kích thích động cơ đi du lịch và đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch.
c) Các điều kiện khác như giao thông, chỗ ở...
2) Nhân tố chủ quan:
a) Động cơ du lịch, gồm các yếu tố cá nhân như giới tính; tuổi; tình trạng sức khỏe; thu nhập... hoặc các yếu tố xã hội như tình hình chính trị, kinh
tế, văn hóa..., trong đó môi trường du lịch được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ du lịch.
b) Nhu cầu du lịch, gồm “Nhu cầu tiềm năng” là chỉ một người hay một tổ chức đã có đủ các yếu tố cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu du lịch như thời gian; tiền bạc; mong muốn; khả năng..., chỉ thiếu các yếu tố kích thích từ bên ngoài nên tạm thời chưa thể trở thành “người mua”, lúc này sẽ ở hình thức “nhu cầu du lịch tiềm năng”. Ngoài ra còn gồm nhu cầu thực tế là chỉ những người tham gia vào hoạt động du lịch thực sự.
Như vậy, áp dụng vào đề tài nghiên cứu, lý thuyết về hành vi du lịch, không chỉ giúp chúng tôi lựa chọn và thiết kếđược bảng hỏi chính xác, phù hợp với hành vi du lịch của du khách Trung Quốc khi đến Việt Nam mà còn
có thể phân tích được nguyên nhân giải thích hành vi, lựa chọn, nhu cầu của
du khách. Từ đó có thể đưa ra những đề xuất phù hợp để khắc phục những tồn
tại trong việc đẩy mạnh nhu cầu du lịch Việt Nam của người Trung Quốc.