CHƯƠNG II KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA KHÁCH TRUNG QUỐC
2.2. Kết quả khảo sát
Giới tính:
Theo số liệu thống kê được CTA công bố thì đối tượng nữ giới có xu hướng du lịch nước ngoài cao hơn nam giới. Ví dụ như trong 122 triệu khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài năm 2016 thì có 56% là nữ giới, 44% là nam giới. Trong đó nếu xét theo độ tuổi thì chủ yếu vẫn là giới 7x, 8x, chiếm gần 50%, tất nhiên giới 9x, 10x cũng có xu hướng ngày càng tăng lên.
Thống kê này của Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc cũng phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi đối với đối tượng là du khách Trung Quốc đến Việt Nam. Theo đó, trong205 khách Trung Quốc đã và đang đi du lịch ở Việt Nam thì có 154 du khách là nữ, chiếm 75,12%, 51 du khách là nam, chiếm 24,88%.
Độ tuổi:
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 (chiếm gần 90%), đặc biệt lượng du khách từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 87.8%, sau đó là đối tượng du khách từ 30-40 tuổi (8.29 %). Du khách từ
40 đến 60 tuổi và đặc biệt là trên 60 tuổi chiếm một tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 3.41% và 0.49%.
Kết quả khảo sát về độ tuổi này cho thấy trên đã cho thấy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch chủ yếu là đối tượng trẻ, nắm bắt được điều
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động, chương trình du lịch phù hợp.
Bảng 4. Đặc điểm về độ tuổi của khách du lịch Trung Quốc tại Việt
Nam
Nghề nghiệp:
Trong số 205 người tham gia khảo sát thì chiếm số đông là những người có nhiều thời gian nghỉ phép như học sinh, giáo viên (chiếm 41.95%), nhân viên văn phòng (23.41%). Còn khách du lịch là người nghỉ hưu, người nội trợ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và phân bố tương đối đồng đều. Đối tượng giáo viên, học sinh hoặc những người làm nghề nghiên cứu do có nhiều điều kiện
để tìm hiểu và tiếp xúc về nền văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam, thêm vào đó theo phỏng vấn ngẫu nhiên của chúng tôi thì nhiều người trong
số họ đều hiểu biết về tiếng Việt. Đây là những thuận lợi để họ có thể đạt được mức độ hài lòng cao nhất đối với chất lượng về các sản phẩm và dịch vụ khi đi du lịch ở Việt Nam. Còn đối tượng là sinh viên, học sinh là những người có nhiều thời gian hơn cả, thêm vào đó chi phí đi du lịch ở Việt Nam được nhìn nhận là thấp hơn nhiều so với chi phí đi du lịch ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung.
Chính vì vậy tầng lớp học sinh, sinh viên đến Việt Nam du lịch chiếm một số lượng tương đối cao. Đặc biệt là những học sinh, sinh viên đến từ các tỉnh và khu vực giáp biên giới với Việt Nam (như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông) thì những trải nghiệm thu được trong chuyến du lịch, mức độ hài lòng
về chất lượng sản phẩm dịch vụ... sẽ là những yếu tố quan trọng để khiến những đối tượng này quay trở lại Việt Nam du lịch (cùng với việc giới thiệu cho nhiều người khác) hoặc du học (lưu học sinh).
Những đặc điểm về nghề nghiệp này sẽ giúp các doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu liên quan có phương hướng và cơ sở chính xác hơn trong việc xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng đối tượng, nhất là trong việc thiết kế các chính sách tiêu dùng phù hợp. Chẳng hạn như theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam phần lớn là đối tượng có nghề nghiệp, công việc và thu nhập ổn định, vì vậy khả năng chi tiêu cũng như tiềm năng sẵn sàng chi tiêu của họ cho nhiều hạng mục du lịch gia tăng là rất lớn.
Bảng 5: Khảo sát về đặc điểm nghề nghiệp của khách du lịch Trung Quốc
Nội dung Số người Tỷ lệ
Nhân viên văn phòng 48 23.41%
Nhân viên cơ quan chính phủ, nhà
nước 13 6.34%
Làm việc thời vụ 2 0.98%
Liên quan đến đầu tư, kinh doanh 10 4.88%
Liên quan đến truyền thông (media) 15 7.32%
Học sinh, giáo viên 86 41.95%
Nội trợ 3 1.46%
Thất nghiệp, đang chờ việc 5 2.44%
Khác 23 11.22%
Tổng 205
b) Khảo sát về nhu cầu, hành vi du lịch của du khách Trung Quốc tại Việt Nam
Để xác định nhu cầu, hành vi, thói quen du lịch của du khách Trung
Quốc tại Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí như: số lần đi du lịch Việt Nam, khả năng quay lại Việt Nam du lịch, thời gian đi du lịch, số tiền chi trả bình quân cho mỗi chuyến đi; phương tiện di chuyển ưa thích, nguồn thông tin du khách sử dụng để tìm kiếm thông tin về Việt Nam...
Cụ thể kết quả khảo sát theo từng tiêu chí như sau:
Mục đích đi du lịch:
Trong số 205 người được khảo sát, đáng chú ý là có tới 79.51% (~163 người) đến Việt Nam để du lịch, nghỉ ngơi (tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán...); đứng thứ 2 là 14.63% đến với mục đích học tập, nghiên cứu, chỉ có 3.41% là vì mục đích công tác. Các mục đích khác như đầu tư, kinh doanh, thăm thân... chiếm số lượng nhỏ không đáng kể.
Bảng 6. Khảo sát mục đích đi du lịch Việt Nam của khách Trung Quốc
Nội dung Số người Tỷ lệ
Du lịch, nghỉ dưỡng (tìm hiểu
văn hoá, phong tục tập quán) 163 79.51%
Thăm thân 0 0%
Học tập, nghiên cứu 30 14.63%
Công việc 7 3.41%
Đầu tư, kinh doanh 2 0.98%
Khác 3 1.46%
Tổng 205
Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cho thấy, đa số khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích thăm quan, nghỉ phép nghỉ dưỡng, tiếp theo là mục đích nghiên cứu, học tập.
Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng như quan hệ kinh tế - thương mại Trung-Việt tăng lên không ngừng nên tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chiếm
tỷ lệ tương đối cao. Trong lĩnh vực du lịch, năm 2009, Trung Quốc (bao gồm
đặc khu Hồng kông) có 45 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 658 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, nhà hàng. Tính đến hết năm 2016, Trung Quốc đã có hơn 1500 dự án đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư... Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc
có 127 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng vốn đạt gần 538 triệu USD[24].
Các dự án này liên quan đến nhiều lĩnh vực nên tỷ lệ khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch kết hợp thực hiện hoạt động thương mại, tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và tham dự hội nghị hội thảo tăng lên nhanh chóng, là vấn
đề đáng quan tâm, chú ý.
Mức độ thường xuyên đi du lịch:
Trong số 205 người được khảo sát về số lần đã đi Việt Nam du lịch thì73.66% trả lời đi du lịch Việt Nam lần đầu, 4.88% đã đến lần thứ 2 và đáng chú ý là đến 21.47% đã đi từ 3 lần trở lên. Con số này không chỉ cho thấy tỷ
lệ khách thường xuyên đến Việt Nam mà còn phần nào phản ánh mức độ hài lòng của du khách Trung Quốc trước và khi đến Việt Nam du lịch.
Bảng 7. Khảo sát tỷ lệ khách thường xuyên
Số lần Số người Tỷ lệ
1 lần 151 73.66%
2 lần 10 4.88%
3 lần trở lên 44 21.47%
Tổng 205
Cách tiếp cận nguồn thông tin để tìm kiếm các điểm đến du lịch
của Việt Nam
Nền công nghệ thông tin của Trung Quốc rất phát triển, chính vì vậy
mà Internet luôn là công cụ hiệu quả nhất để người Trung Quốc tiếp cận thông tin mình muốn. Lĩnh vực du lịch cũng không ngoại lệ. Kết quả khảo sát cho thấy, số khách du lịch thông qua Internet để tìm kiếm các điểm đến du lịch ở
Việt Nam chiếm 83.41%. Trong khi đó, tìm hiểu thông tin qua các chi nhánh, đại lý, công ty du lịch là nguồn kém hữu ích nhất, chỉ chiếm 9.76%. Đáng chú
ý là cách tiếp cận thông tin bằng kinh nghiệm cá nhân truyền miệng (thông qua bạn bè, người quen giới thiệu) chiếm một lượng đáng kể (40.49%).
Bảng 8. Khảo sát cách thức tiếp cận thông tin của du khách Trung Quốc về Việt Nam
Nội dung Số người Tỷ lệ
Internet 171 83.41%
Chi nhánh, đại lý, công ty du lịch 20 9.76%
Tivi, sách báo, tạp chí trong lĩnh
vực du lịch 39 19.02%
Do người đã từng đi du lịch Việt
Nam giới thiệu 83 40.49%
Khác 9 4.39%
Tổng 205
Bên cạnh mục đích khi đi du lịch Việt Nam, qua khảo sát chúng tôi còn nhận thấy rằng, những hiểu biết, ấn tượng ban đầu của khách Trung Quốc nói riêng và khách du lịch nước ngoài nói chung về Việt Nam cũng là một trong những yếu tố quyết định đến quyết định và hành vi đi du lịch Việt Nam.
Những hiểu biết cơ bản này cũng có hỗ trợ rất lớn trong việc lựa chọn các thông tin cần thiết để quảng bá du lịch, giải đáp thông tin, hướng dẫn cần thiết cho du khách.
Chẳng hạn theo kết quả khảo sát trong bảng dưới đây, trong số 205 người được khảo sát thì những yếu tố mà người Trung Quốc ấn tượng nhất về Việt Nam có thể thấy nổi bật nhất là những yếu tố về ẩm thực (như phở và các món ăn đường phố chiếm 60.49%, ẩm thực nói chung cũng chiếm 21.46%, cà phê chiếm 49.76%), cho thấy mức độ phổ biến về ẩm thực Việt Nam đối với người Trung Quốc. Ngoài ra những yếu tố khác liên quan đến kinh tế-thương
mại như vật giá, hàng hóa rẻ (49.27%); hàng hóa made in Vietnam (21.95%), cho thấy hiểu biết của du khách Trung Quốc đối với hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, thể hiện sự quan tâm đến các cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại- đầu tư giữa hai nước.
Bảng 9. Khảo sát ấn tượng của du khách Trung Quốc khi nói đến Việt Nam
Nội dung Số người Tỷ lệ (%)
Áo dài 76 37.07%
Lịch sử và văn hóa lâu đời 41 20%
Chiến tranh 37 18.05%
Tài nguyên thiên nhiên phong phú 33 16.1%
Ẩm thực phong phú 44 21.46%
Nơi mua sắm lý tưởng 5 2.44%
Thiên đường cà phê 102 49.76%
Hoa sen và trà sen 7 3.41%
Phở và các món ăn đường phố
đặc sắc 124 60.49%
Con người thân thiện 23 11.22%
Người dân cần cù 9 4.39%
Kinh tế tăng trưởng nhanh 13 6.34%
Vật giá, hàng hoá rẻ 101 49.27%
Trị an tốt, xã hội ổn định 6 2.93%
Phong cảnh nông thôn 31 15.12%
Dân tộc thiểu số 12 5.85%
Hàng hoá Made in Vietnam 45 21.95%
Hàng nhập khẩu nước ngoài 10 4.88%
Khác 13 6.34%
Tổng 205
Thời gian lưu trú của khách du lịch:
Trong 205 người được khảo sát cho thấy, khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam có thời gian lưu trú tương đối dài, trong đó có 40.98% lưu trú từ 7-
10 ngày và có tới 45.37% lưu trú từ 10 ngày trở lên. Chúng tôi đã đồng thời phỏng vấn miệng ngẫu nhiên một số khách du lịch thì được cho biết, họ lựa chọn hình thức du lịch dài ngày (trên 10 ngày), thường có thể kéo dài từ 20-
30 ngày để du lịch toàn Việt Nam, theo phương thức trọn gói của các đơn vị
lữ hành cung cấp (12-16 tỉnh thành) hoặc du lịch tự túc (tự tổ chức).
Bảng 10. Khảo sát thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch Trung Quốc
tại Việt Nam
Nội dung Số người Tỷ lệ
Ngắn ngày (3-5 ngày) 18 8.78%
Trung bình (7-10 ngày) 84 40.98%
Dài ngày (Từ 10 ngày trở lên) 93 45.37%
Khác 10 4.88%
Tổng 205
Mức độ trung thành của du khách:
Kết quả khảo sát của chúng tôi về tỷ lệ khách trung thành là rất đáng mừng. Theo đó, có tới 71.71% số người tham gia khảo sát cho biết chắc chắn
sẽ quay lại Việt Nam du lịch, có 15.12% số người chưa chắn chắn và số người không quay trở lại chiếm 13.17%. Kết quả thống kê này ở một góc độ nhất định đã phản ánh được mức độ hài lòng của du khách Trung Quốc khi đến Việt Nam lần đầu, cũng như phản ánh được khả năng đáp ứng của các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, khả năng đáp ứng nhu cầu du khách của các điểm đến tại Việt Nam.
Bảng 11. Khảo sát khả năng quay lại Việt Nam du lịch
của du khách Trung Quốc.
Nội dung Số người Tỷ lệ
Có 147 71.71%
Không 27 13.17%
Chưa biết 31 15.12%
Tổng 205
Hình thức, loại hình du lịch:
Theo báo cáo từ tổ chức lữ hành toàn quốc, cả năm 2016 toàn Trung Quốc đã có 122 triệu khách Trung Quốc du lịch nước ngoài, trong đó có hơn
50 triệu lượt người lựa chọn hình thức du lịch theo đoàn,chiếm 40%, còn lại hơn 70 triệu người lựa chọn hình thức du lịch tự túc, chiếm 60%. Tỷ lệ nàycho thấy mặc dù người Trung Quốc cũng thích lựa chọn hình thức du lịch theo đoàn, tuy nhiên đi theo hình thức tự túc lại là xu thế ngày càng phổ biến.
Thậm chí theo báo cáo, ngay cả khi đi theo đoàn thì các du khách này vẫn có
xu hướng lựa chọn các hoạt động, chương trình theo dạng “vừa theo đoàn vừa
tự tổ chức”, những người có điều kiện kinh tế hơn có thể lựa chọn tách đoàn, những người này được tự lựa chọn khách sạn, vé máy bay, chương trình, dịch
vụ du lịch..., các đơn vị kinh doanh lữ hành sẽ phụ trách lên kế hoạch và bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu riêng của khách. Xu thế này được cho là phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ Trung Quốc vốn dĩ luôn ưa thích khám phá và trải nghiệm.
Kết quả khảo sát của chúng tôi về lựa chọn ưu tiên của khách Trung Quốc đối với các loại hình du lịch của Việt Nam đã chứng minh cho những thống kê và kết luận trên đây của Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc (CTA).
Cụ thể, trong các tiêu chí được đưa ra để du khách lựa chọn thì đứng đầu vẫn
là loại hình du lịch sinh thái (điểm bình quân 4.08/5), các loại hình du lịch
khác như khám phá, thăm quan di tích lịch sử, di sản văn hóa; loại hình vui chơi giải trí hoặc du lịch văn hóa, lễ hội... cũng nhận được nhiều quan tâm.
Các loại hình còn lại không thu hút được nhiều khách Trung Quốc, tuy nhiên cũng vẫn có những đối tượng quan tâm nhất định, vì vậy các đơn vị kinh doanh lữ hành cần căn cứ theo các kết quả khảo sát này để thiết kế các loại hình du lịch với sự phân bổ hợp lý sản phẩm và dịch vụ du lịch. Như vậy mới thỏa mãn được mọi nhu cầu của du khách, bảo đảm được sự cân bằng trong chương trình tour du lịch.
Bảng 12. Khảo sát mức độ ưu tiên của du khách Trung Quốc
về các loại hình du lịch khi đến Việt Nam
Tiêu chí Điểm bình quân
Du lịch sinh thái 4.08
Khám phá, thăm quan di tích lịch sử, di sản
văn hoá 3.99
Vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng 3.38
Du lịch văn hoá, lễ hội, bản sắc dân tộc, địa
phương 3.33
Mua sắm, các khu chợ, trung tâm thương
mại 1.89
Loại hình tổng hợp 1.85
Những ưu tiên trong việc lựa chọn loại hình du lịch này của du khách Trung Quốc đồng thời cũng phần nào phản ánh tâm lý và khả năng ưu tiên lựa chọn của họ đối với chất lượng của các dịch vụ và sản phẩm du lịch ở Việt Nam. Kết quả khảo sát của chúng tôi về mức độ ưu tiên của du khách Trung Quốc đối với các tiêu chí cần thiết của một chuyến du lịch Việt Nam cho thấy rằng, đại đa số du khách Trung Quốc đều ưu tiên lựa chọn tiêu chí an toàn (điểm bình quân 4.58), sau đó mới là các tiêu chí khác như giá cả hợp lý (3.9 điểm), con người thân thiện, thái độ nhân viên chuyên nghiệp (3.74 điểm), ẩm
thực (3.67 điểm)... Đặc điểm này tương đối khác so với đối tượng du khách từ
Âu Mỹ vốn ưa lựa chọn loại hình du lịch mạo hiểm và khám phá.
Bảng 13. Khảo sát về mức độ ưu tiên các tiêu chí cần thiết cho một chuyến du lịch của du khách Trung Quốc
Tiêu chí ƣu tiên Điểm bình quân
An toàn cao 4.58
Giá cả hợp lý 3.9
Con người thân thiện, thái độ nhân viên
chuyên nghiệp, lịch sự 3.74
Món ăn ngon 3.67
Giao thông an toàn, đi lại thuận tiện 3.6 Nơi ở đẹp, sang trọng, thuận tiện 3.22
Vệ sinh, môi trường sạch sẽ 2.16
Mặt khác, kết quả khảo sát về mức độ ưu tiên này không chỉ phản ánh những nhu cầu mà du khách quan tâm nhất khi đến Việt Nam du lịch mà qua
đó còn cho chúng ta thấy được tâm lý, nguyện vọng của du khách đối với ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là yếu tố về“độ an toàn”.
Lựa chọn về phương tiện di chuyển trong quá trình du lịch ở Việt
Nam (nhu cầu về phương tiện giao thông):
Trong khảo sát của chúng tôi về loại phương tiện giao thông mà du khách ưa thích khi du lịch tại Việt Nam thì có đến 62.44% du khách thích sử dụng xe máy để di chuyển tại các điểm du lịch Việt Nam, 39.51% lựa chọn hình thức đi bộ, các phương tiện như taxi, xe bus cũng chiếm số lượng khá lớn. Điều này cũng khá phù hợp với đường xá Việt Nam (phương tiện thông dụng nhất là xe máy).
Đáng chú ý là tỷ lệ lựa chọn hình thức di chuyển bằng máy bay cũng chiếm số lượng khá lớn (47.8%), phù hợp với những đối tượng không có nhiều thời gian du lịch và có điều kiện kinh tế khá giả (do giá máy bay ở Việt