Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH hứng thú học tập môn giáo dục quốc phòng an ninh của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội (Trang 50 - 56)

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập tài liệu, sách báo, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến hứng thú nói chung và hứng thú học tập nói riêng. Đây chính

là cơ sở để chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và thiết

kế bảng hỏi.

2.2.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nhằm tìm hiểu hứng thú học tập của sinh viên trường ĐHSPHN đối với môn GDQP-AN và nguyên nhân của thực trạng đó.

- Khách thể điều tra:

Gồm 300 phiếu điều tra cho sinh viên của các khoa: Toán tin, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng trường ĐHSPHN.

10 phiếu cho giảng viên giảng dạy môn GDQP-AN

- Nguyên tắc điều tra:

Các khách thể điều tra được trả lời độc lập theo nhận định của cá nhân.

Bảng hỏi được thiết kế với những câu trả lời đã có những phương án

có sẵn và họ chỉ lựa chọn phương án mà họ cho là đúng với điều họ nghĩ và thường làm khi học tập và giảng dạy môn GDQP-AN.

Dựa vào khái niệm và cấu trúc hứng thú đã nêu ở trên chúng tôi đưa ra bảng hỏi gồm 20 câu tập trung vào các nội dung sau: (xem thêm phụ lục số 1)

- Nhận thức của sinh viên về vai trò của, ý nghĩ, tầm quan trọng của môn GDQP-AN đối với quá trình học tập của sinh cũng như trong cuộc sống hiện tại và nghề nghiệp tương lai (Câu 1, 2, 3, 4, 5).

- Tìm hiểu cảm xúc của sinh viên đối với môn GDQP-AN (Câu 7, 8, 9, 13,

17 )

- Hành vi học tập của sinh viên khi học môn GDQP-AN (Câu 6, 11,

14, 16)

- Tìm hiểu những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng hứng thú học tập của sinh viên đối với môn GDQP-AN (Câu 7a, 7b, 10,12, 15, 18)

- Tìm hiểu nguyện vọng, mong muốn của sinh viên nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDQP-AN (Câu 19)

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Nguyên tắc phỏng vấn:

Khách thể được trả lời tự do trên những câu hỏi mở và gợi ý.

Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra hững câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau để làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.

- Cách tiến hành:

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó (xem thêm phục lục số 4).

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 giảng viên đang giảng dạy môn GDQP-AN, mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu nhằm có thêm thông tin phục vụ cho xây dựng bảng hỏi, và làm rõ hơn, sâu sắc hơn những kết quả nghiên cứu do bảng hỏi đem lại.

Trong phiếu phỏng vấn sâu dành cho giảng viên gồm 11 câu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu hứng thú của sinh viên đối với môn GDQP-AN, cụ thể:

- Đánh giá của giảng viên về thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSPHN đối với vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn GDQP-AN -Đánh giá của giảng viên về biểu hiện thái độ của sinh viên đối với môn GDQP-

AN (Câu 1, 2, 8).

- Đánh giá của giảng viên về biểu hiện cảm xúc của sinh viên đối với môn GDQP-AN (Câu 3, 6).

- Đánh giá của giảng viên về biểu hiện hành vi tích cực của sinh viên đối với môn GDQP-AN (Câu 4, 5, 7).

- Đánh giá của giảng viên về những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDQP-AN (Câu 9, 10).

- Nguyện vọng, đề xuất của và giảng viên đối với khoa GDQP-AN và đối với trường ĐHSPHN (Câu 11).

2.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu

- Mục đích: Tìm hiểu, đánh giá tổng quát về hứng thú học tập của sinh viên trường ĐHSPHN

- Nội dung: Nội dung điều tra tập trung vào nhận thức của sinh viên

về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn GDQP-AN đối với quá trình học tập cũng như cuộc sống hiện tại và nghề nghiệp tương lai. Cảm xúc của sinh viên đối với môn GDQP-AN, hành vi của sinh viên trong quá trình học tập (xem thêm phụ lục số 3).

Đối với phiếu trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu, khách thể điều tra được tự do trả lời như những gì họ thường làm khi học môn GDQP-AN.

Thông qua phương pháp này chúng tôi thu thập được ý kiến đánh giá, cũng như nguyện vọng của sinh viên để bổ sung cho kết quả nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp quan sát

- Mục đích: Quan sát trực tiếp những hành vi, cử chỉ, nhằm thu thập những biểu hiện về hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên để bổ sung thêm cho kết quả nghiên cứu thực tiễn do bảng hỏi đem lại.

- Đối tượng quan sát: Biểu hiện về mặt cảm xúc và hành vi học tập môn GDQP-AN của sinh viên khoa Toán-Tin, khoa Ngữ văn và khoa Giáo dục quốc phòng, Trường ĐHSPHN (xem thêm phụ lục 5).

- Cách thức: Chúng tôi tiến hành dự giờ môn học GDQP-AN của sinh viên thông qua các giờ học lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

Chúng tôi tiến hành quan sát trong ba thời điểm

+ Khi có thời khóa biểu của môn học (chưa học)

Ở thời điểm này chúng tôi tập trung quan sát những biểu hiện về cảm xúc của sinh viên trước khi bước vào quá trình học môn GDQP-AN như: vui mừng, hay thờ ơ chán nản, mong đợi hay không mong đợi….

+ Trong quá trình học (đang học)

Trong quá trình học chúng tôi quan sát thái độ và hành vi học tập của sinh viên: nghiêm túc hay phá quấy, đi học đầy đủ hay vắng mặt, chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ hay ngủ gật, làm việc riêng trong lớp…

+ Kết thúc quá trình học (học xong)

Ở thời điểm này các em đã biết được kết quả thi môn GDQP-AN chúng tôi quan sát thái độ của sinh viên xem các em có tỏ vẻ hài lòng với kết quả

học tập của mình hay không, biểu hiện hành vi tích cực hay tiêu cực…

Kết quả quan sát là tài liệu cần thiết để bổ sung cho những kết quả thu được bằng các phương pháp nghiên cứu khác trong quá trình thực hiện đề tài.

2.2.6. Phương pháp thống kê toán học

Các thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm dùng trong thống kê xã hội học SPSS. Các thông số và phép toán thống kê được

sử dụng trong nghiên cứu này là

- Tần xuất để xem sự phân bố cuả các giá trị

- Tính tỉ lệ phần trăm với các câu hỏi có giá trị các đáp án đưa ra là tương đương nhau không có tính thứ bậc

- Điểm trung bình cộng được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng kỹ năng thành phần và toàn bộ kỹ năng. Để tính điểm trung bình, chúng tôi quy ước thang điểm như sau: Quan trọng là 3 điểm, Ít quan trọng là 2 điểm, không quan trọng là 1 điểm, cũng như thế, với các câu hỏi các 3 mức độ là chúng tôi xử lý với thang điểm tương ứng là 3 điểm, 2 điểm

và 1 điểm.

2.2.7. Các tính điểm và đánh giá kết quả

HTHT môn GDQP-AN của sinh viên trường ĐHSPHN đ ược đánh giá tổng hợp dựa trên 03 tiêu chí : nhận thức, xúc cảm và hành vi trong quá trình học.

a. Cách tính điểm

* Nhận thức:

- Đánh giá môn học GDQP-AN là rất cần thiết; nhắc đúng tên 2 bài học trở lên; trả lời đầy đủ, chính xác các khái niệm trong chương trình môn học GDQP-AN: 3 điểm (Cao)

- Đánh giá môn học GDQP-AN là cần thiết; nhắc đúng tên dưới 2 bài học;

trả lời không đầy đủ các khái niệmtrong chương trình môn học GDQP-AN:

2điểm (Trung bình)

- Đánh giá môn học GDQP-AN là không thực sự cần thiết; không nhắc được tên bài học nào; trả lời không đúng các khái niệmtrong chương trình môn học GDQP-AN: 1 điểm (Thấp)

* Cảm xúc:

- Thích môn học GDQP-AN vì kiến thức hấp dẫn, bổ ích; nâng cao truyền thống yêu nước ; giúp sinh viên hoàn thiện bản thân: 3 điểm (Cao)

- Thích môn học GDQP-AN vì dễ đạt điểm cao; được tự do nói chuyện; cơ

sở vật chất phương tiện đầy đủ : 2 điểm (Trung bình)

- Không thích môn học GDQP-AN: 1điểm (Thấp)

- Thường xuyên đi học đúng giờ, đầy đủ; hăng hái phát biểu ý kiến; say mê luyện tập: 3 điểm (Cao)

- Thỉnh thoảng đi học đầy đủ, đúng giờ;ít biểu ý kiến; luyện tập không chăm chỉ: 2 điểm (Trung bình)

- Thỉnh thoảng bỏ học, không ghi chép bài, làm việc riêng trong giờ học:

1điểm (Thấp)

b. Đánh giá

Dựa vào thang điểm đánh giá đã được xây dựng, mức độ HTHT của sinh viên trường ĐHSPHN được đánh giá như sau:

- Mức độ 1: Không hứng thú: cả ba mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi đều đạt mức độ thấp (3 điểm).

- Mức độ 2 Hứng thú gián tiếp: (có một số biểu hiện của hứng thú nhưng không đồng đều) thể hiện cả ba mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi đều đạt ở mức độ trung bình (từ 4 đến 8 điểm).

- Mức độ 3 Hứng thú trực tiếp: cả ba mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi đều đạt ở mức độ cao (9 điểm).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH hứng thú học tập môn giáo dục quốc phòng an ninh của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)