Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.4. Hứng thú học tập môn GDQP-AN
1.2.4.1. Một số nét về sinh viên sư phạm và đặc điểm hoạt động học tập của họ
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt đang học tập trong các trương cao đẳng, đại học để sau này trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức trong tương lai.
Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi hiện nay và được các nhà nghiên cứu thừa nhận với nghĩa: Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp
để trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động lao động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội.
Sinh viên sư phạm là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, được đào tạo theo một chương trình chuyên biệt, sinh viên có nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người thầy giáo trong tương lai (Lê Văn Hồng, 1995)
b. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên sư phạm + SVSP học tập nhằm lĩnh hội tri thức, hệ thống khái niệm khoa học những kỹ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ
sư phạm và phát triển những phẩm chất của người thầy giáo trong tương lai
+ Hoạt động học tập của SVSP diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, thời gian học tập được
bố trí chặt chẽ, nhưng đồng thời không bị quá khép kín mà còn có tính chất
mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để người học có thể phát huy được tối đa năng lực nhận thức của mình trong nhiều lĩnh vực.
+ Việc học tập của SVSP không chỉ đáp ứng nhu cầu chuyên môn, chuyên sâu mà còn phải đáp ứng yêu cầu “ sư phạm " hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên tương lai.
+ Phương tiện học tập của SVSP được mở rộng với các thư viện, phòng đọc, phòng thực nghiệm… với những thiết bị khoa học khá đa dạng, vừa có chiều rộng lại có chiều sâu (Hoàng Thu Hà, 2003).
c. Đặc điểm nhân cách của SVSP
+ Nhân cách của SV nói chung và SVSP nói riêng là nhân cách của con người trẻ, người có trình độ nhận thức cao trong một lĩnh vực nào đó của xã hội.
+ Tuổi SV là thời gian thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của con người. Đây là lứa tuổi mà các chức năng tâm lí, đặc biệt là sự phát triển các năng lực trí tuệ của con người diễn ra có hiệu quả nhất.
+ Sự trưởng thành về trí tuệ, đạo đức, xã hội được thể hiện ở kỹ năng
tổ chức việc học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác của SVSP. Trong thời
kì này, ở sinh viên sư phạm có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về sự thay đổi giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp sư phạm.
+ Tình cảm, ý thức trách nhiệm, tính độc lập nghề nghiệp được nâng cao và dần ổn định. Các thầy cô giáo trong tương lai tỏ ra vững vàng hơn trong lập trường sống của bản thân, cách giải quyết vấn đề trở nên chính xác, đúng đắn hơn.
+ Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần đạo đức, sự ổn định của nhân cách sinh viên sư phạm được phát triển trên cơ sở tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và kiến thức nghề nghiệp, bên cạnh đó ở SVSP dần phát triển tính độc lập và sự sẵn sàng làm việc sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Trong sự phát triển nhân cách của SVSP, cho dù đã dần dần đi vào
ổn định nhưng là một quá trình nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn của sự chuyển hóa cái bên ngoài thành cái bên trong, trong đó bản thân cá nhân SV
sẽ là người quyết định cho sự phát triển ấy. Sự tích cực, tự giác của SVSPsẽ
là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách
và nghề nghiệp tương lai.
Có thể nói khái quát rằng, ở trường Đại học, Cao đẳng mục tiêu của sinh viên sư phạm là cách học, làm tiền đề cho việc học suốt đời của bản thân và việc giảng dạy sau khi ra trường. Trong sự phát triển của xã hội, sinh viên sư phạm ngày nay phải thực sự làm chủ quá trình học tập, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học với những biến đổi không ngừng.
1.2.4.2. Môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh
a. Khái niệm Giáo dục quốc phòng – an ninh GDQP - AN là giáo dục ý thức, tri thức và kỹ năng quân sự cần thiết cho tòan dân nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. GDQP-AN bao gồm:
bồi dưỡng ý thức và tri thức quân sự cho học viên ở các học viện, nhà trường, các trường đảng, trường hành chính từ trung ương đến địa phương, tại các tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá xã hội, trong hoạt động của các câu lạc bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Do Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện (Từ điển bách khoa Quân sự, 2005).
GDQP - AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự được thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhằm góp phần đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo trình GDQP-
AN, 2008).
+ Đặc điểm môn học GDQP-AN nằm trong nhóm các môn học có tỉ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương trình môn học, nhằm tăng cường lí luận cơ bản về đường lối quốc phòng của Đảng và những hiểu biết về nội dung công tác quốc phòng hiện nay cho sinh viên, giúp sinh viên sau khi ra trường nhanh chóng làm quen với các nhiệm vụ quốc phòng nơi mình công tác
GDQP-AN là cầu nối để người cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và quả lý kinh tế vân dụng, kết hợp các kiến thức được đào tạo trong nhà trường phục vụ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng.
Trang bị, phương tiện dạy học quốc phòng phải có chế độ sử dụng, bảo quản đặc biệt theo một quy định riêng, không để mất an toàn, không để thất lạc, mất mát.
Đội ngũ giảng viên bao gồm: giảng viên là sĩ quan biệt phái của Bộ Quốc phòng, giảng viên chuyên trách hoặc kiệm nhiệm trong biên chế cơ hữu của trường, giảng viên hợp đồng, thỉnh giảng…
Hình thức tổ chức đào tạo đa dạng: ở trung tâm GDQP, tại trường, liên kết đào tạo giữa các trường, giữa các trường với các đơn vị, nhà trường quân đội.
+ Mục đích, yêu cầu môn học Nhằm bồi dưỡng cho sinh viên hiểu được GDQP-AN trong các nhà trường là một nội dung quan trọng trong mục tiêu phát triển toàn diện
Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình và phương pháp nghiên cứu môn học
Xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP-
AN, tích cực tham gia công cuộc xây dựng và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Giáo trình GDQP-AN, 2008).
+ Vai trò, tầm quan trọng của môn học GDQP-AN là môn học có nội dung phong phú, thiết thực, có tác dụng
bổ trợ cho các môn học khác. GDQP-AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học này là góp phần đào tạo ho đất nước một thế hệ các bộ khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và quả lý kinh tế có khả năng hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc việt Nam xã hội chủ nghĩa (Giáo trình GDQP-AN, 2008).
b. Chương trình môn học
- Chương trình môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên được ban hành theo Quyết đinh số: 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chương trình môn học GDQP-AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng gồm những học phần bắt buộc. Kết cấu gồm 2 phần chính:
Phần 1: Mục tiêu, thời gian, thời điểm thực hiện
Phần 2: Tóm tắt nội dung các học phần và chương trình Đối với sinh viên đại học gồm 4 học phần, 165 tiết. Cụ thể:
* Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng, 45 tiết. Bao gồm các bài
lý thuyết:
Bài 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học GDQP-AN Bài 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Bài 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Bài 6: Nghệ thuật quân sự Việt Nam
Bài 7: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh
* Học phần II: Công tác quốc phòng, 45 tiết. Bao gồm các bài lý thuyết:
Bài 1: Phòng chống chiến lược “ diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ Bài 2: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao Bài 3:Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên
và động viên công nghiệp
Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Bài 5: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội
Bài 7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Bài 8: Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
* Học phần III: Quân sự chung, 45 tiết Bài 1: Đội ngũ
Bài 2 : Bản đồ địa hình Bài 3 : Thuốc nổ
Bài 4 : Vũ khí hủy diệt lớn Bài 5 : Cấp cứu các chấn thương trong chiến tranh Bài 6 : Binh khí súng bộ binh
* Học phần IV: Chiến thuật và kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, 30 tiết Bao gồm các bài tập thực hành:
Bài 1 : Chiến thuật Bài 2 : Kỹ thuật bắn súng bộ binh (Giáo trình GDQP-AN, 2008) + Tỗ chức thực hiện
Về hình thức thực hiện tùy theo điều kiện của từng trường mà vận dụng các hình thức sau:
Học rải nội dung lí luận, học tập trung nội dung thực hành Học tập trung theo từng giai đoạn, theo từng học phần, xoay vòng Học tập trung thành từng đợt
Kết hợp học rải và học tập trung + Phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN
Nội dung lý thuyết: Sử dụng nhóm các phương pháp tác động vào ý
thức học viên như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp đối thoại, phương pháp nêu gương…
Nội dung thực hành: Sử dụng các phương pháp làm mẫu, phương pháp rèn luyện…
1.2.4.3. Hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên
Từ những khái niệm về hứng thú, hứng thú học tập đã phân tích chúng tôi đưa ra định nghĩa hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên như sau:
Hứng thú học tập môn GDQP-AN là thái độ đặc biệt của sinh viên đối với môn học này, nảy sinh trên cơ sở ý thức được sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học này đối với cuộc sống hiện tại và nghề nghiệp tương lai của mìnhcũng như những cảm xúc tích cực đối với nội dung môn học. Mong muốn chiếm lĩnh những tri thức hàm chứa trong môn GDQP-AN.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá HTHT môn GDQP-AN của sinh viên
Từ những biểu hiện của hứng thú nhận thức nói chung và hứng thú học tập nói riêng đã trình bày ở phần trên, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá của hứng thú học tập môn GDQP-AN dựa trên ba mặt sau:
a. Về mặt nhận thức
Sinh viên luôn vươn tới nhận thức. Có đầu óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết, sẵn sàng học thầy - hỏi bạn, thích tìm tòi, khám phá thường tham khảo đọc thêm sách báo, tài liệu, đặt ra câu hỏi nhằm hiểu sâu sắc hơn nội dung môn học GDQP-AN. Muốn có hứng thú học tập, sinh viên phải hiểu rõ ý nghĩa của môn học với thực tiễn đời sống và với hoạt động sư phạm của mình sau này. Người ta không thể hứng thú với cái gì khó đến mức không hiểu nổi, nhưng cũng không hứng thú với cái gì dễ đến mức không cần suy nghĩ cũng thấy rõ ràng. Điều này đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng chương trình môn học GDQP-AN phải đảm bảo tính vừa sức, bên
cạnh yêu cầu người giảng viên phải có khả năng chế biến tài liệu học tập và các tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên theo nguyên tắc “vùng phát triển gần nhất” bởi hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình – tri thức mà loài người đã tích luỹ được, nội dung của môn học này không hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động học chiếm lĩnh.
Chính nhờ có sự chiếm lĩnh này mà tâm lý của chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Trong học tập người học càng được giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ ngày càng được huy động bấy nhiêu. Như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của chính họ càng lớn lao, mạnh mẽ.
Để hình thành hứng thú, sinh viên không những phải nắm được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học mà còn phải có phương pháp học.
b. Về mặt cảm xúc
Bao gồm cảm xúc tích cực với môn GDQP-AN. Cụ thể là:
Tâm trạng mong chờ giờ học môn GDQP-AN.
Có niềm vui nhận thức cùng với sự thích thú khi tiếp nhận các tri thức.
Thích thú thực hiện các bài tập thực hành: điều lệnh đội ngũ, bắn súng, băng bó cứu thương.
Thích thú với nhiều hình thức học môn GDQP-AN: nghe giảng lý thuyết, thực hành, lý thuyết kết hợp với thực hành, đọc tài liệu tham khảo, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, làm bài tập kết hợp với đọc tài liệu, giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên chuẩn bị lên lớp thảo luận, tự trình bày, tổng kết ý kiến.
Thấy giờ học trôi đi nhanh.
Cảm thấy hứng thú, sảng khoái với giờ học.
c. Về mặt hành vi
Tính tích cực của hành vi vừa là thành phần cấu trúc, vừa là hình thức
biểu hiện ra bên ngoài của hứng thú học tập môn GDQP-AN.Các hành vi cụ thể là:
Tập trung chú ý nghe giảng.
Ghi bài theo cách hiểu của mình.
Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Chăm chỉ luyện tập các động tác trong giờ thực hành Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Thường tham khảo thêm sách, tài liệu có liên quan đến môn học.
Thích trao đổi về nội dung môn học.
Muốn tăng số tiết của môn học.
Học lý thuyết kết hợp với thực hành.
Đi học đầy đủ.
Ba thành phần trong cấu trúc của hứng thú học tập cũng như ba chỉ số hình thành và phát triển hứng thú học tập môn GDQP-AN. Ba thành phần này liên kết với nhau và tương tác lẫn nhau. Sự phát triển của từng thành phần riêng lẻ được quy định bởi mối liên kết giữa ba thành phần trên. Điều đó thể hiện sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và hành động trong cấu trúc tâm
lý cá nhân. Muốn tác động đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập môn GDQP-AN cho sinh viên phải tìm ra biện pháp tác động đồng thời đến
cả ba thành phần trên.
Nhận thức – cảm xúc – hành vi là ba tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của hứng thú. Mức độ phát triển của từng mặt trong mối quan hệ tương tác chung giữa cả ba mặt là căn cứ để đánh giá mức độ phát triển của hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên.
+ Nhận thức của sinh viên Khi sinh viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa, và tầm quan trọng của môn học GDQP-AN sẽ nảy sinh lòng khát khao tri thức luôn tìm tòi học hỏi
để đạt được tri thức, làm cơ sở hình thành hứng thú. Việc gắn tri thức môn