Hướng dẫn cho sinh viên nắm rõ các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN LỚP 2105DLHB KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG đại HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 29 - 34)

3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Để nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình của sinh viên ta cần trang bị, hướng dẫn cho sinh viên những kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình để sinh viên có thể nắm rõ hơn rèn luyện nâng cao bản thân tránh được những tệ nạn xã hội.

3.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp

Sinh viên là một thế hệ khá non trẻ, một độ tuổi chuẩn bị bước tới hôn nhân. Đứng trước độ tuổi chuẩn bị kết hôn sinh viên cần được trang

bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm về bạo lực gia đình để hạn chế, giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay. Kết quả khảo sát thực trang hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lóp 2105DLHB khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy tỉ lệ bạo lực gia đình của sinh viên là khá lớn, nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên thiếu

kĩ năng. Vì vậy sinh viên cần có những kĩ năng để phòng tránh hiệu quả hành vi bạo lực gia đình và hạn chế tối đa các hoạt động tiêu cực. Việc

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

trang bị kĩ năng có thể thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt chuyên đề do lớp, khoa, trường tổ chức. Một số kỹ năng phòng chống hành vi bạo lực gia đình như:

Thứ nhất, trang bị đầy đủ các cuốn sách liên quan đến bạo lực gia

đình trong thư viện tại các trường đại học. Có thể nói thư viện là một kho tàng tri thức mà chúng ta cần tìm hiểu. Chính vì vậy việc trang bị những cuốn sách về bạo lực gia đình chính là một nguồn tiếp cận đến các bạn sinh viên, những lứa tuổi sắp lập gia đình. Việc trang bị sách tại các thư viện chính là góp phần giúp sinh viên hiểu rõ và nắm rõ hơn về các thông tin về bạo lực gia đình như: thế nào là bạo lực gia đình ? Những đối tượng của bạo lực gia đình, các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình ?

Do đó giúp các bạn sinh viên có thêm kĩ năng để sau này có thể phòng chống được các hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra sinh viên có thể tìm hiểu thêm trên mạng xã hội để có thể hiểu hơn về các cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ hai, tổ chức các chương trình nhằm mục đích tuyên truyền giúp

các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về bạo lực gia đình. Công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn hòa giải, đang là vấn đề rất quan trọng góp phần vào định hướng hành vi của mỗi người. Việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với truyền thông văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa bởi các tầng lớp sinh viên và thanh niên trẻ tuổi. Bởi vậy để sinh viên có thêm hiểu biết về hành vi bạo lực gia đình nhà nước cần tổ chức các chương trình để tuyên truyền thêm những kĩ năng cơ bản để mọi người có thể hiểu rõ về các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình như:

- Thành lập các chuyên đề về phòng chống bạo lực học đường.

- Tuyên truyền về kĩ năng sống, kĩ năng xử lý tình huống trong những trường hợp bị bạo lực gia đình.

- Trong các chương trình giáo dục tuyên truyền về bạo lực gia đình cần tạo dựng những câu chuyện, những tình huống về bạo lực gia đình, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bạo lực gia đình và cách phòng chống, xử

lý tình huống bạo lực gia đình.

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

- Phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân gia đình, cộng đồng,

cơ quan tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ ba, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng ứng xử để tránh dẫn

tới mâu thuẫn gây bạo lực gia đình. Trong mỗi gia đình, mỗi cá nhân sẽ

có những tính tình, hành động, lối sống và cử chỉ khác nhau nên trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những mẫu thuẫn, cãi vã dẫn tới căng thẳng. Vì vậy cần có những hành động, cử chỉ lời nói phù hợp với hoàn cảnh tình hình cuộc trò chuyện đó để tránh dẫn tới bạo lực gia đình. Cần xây dựng cho mình những kỹ năng xử lý tình huống riêng. Cuộc bạo lực gia đình có kết quả tốt hay xấu một phần lớn chính là do cách xử lý tình huống các thành viên trong gia đình. Vì thế trong mỗi cá nhân cần có cách xủ lý tình huống riêng. Phải làm chủ được bản thân trước các cuộc cãi vã trong gia đình. Cần hiểu rõ mình đang làm gì và không được làm gì để tránh khỏi những cuộc bạo lực gia đình gây tổn hại đến tinh thần và thể xác của các thành viên trong gia đình nếu như có cuộc bạo lực gia đình diễn ra. Biết kiểm soát hành vi và lời nói của mình sao cho phù hợp. Một cái đầu lạnh và những lời nói khôn khéo chính là những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc bạo lực gia đình.

3.3. Nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực gia đình cho sinh viên

3.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Để nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi bạo lực gia đình ta cần giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội như thế nào. Từ đó giúp sinh viên nhận thức được những lợi ích, tác hại cũng như những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình để sinh viên có thể điều chỉnh hành vi

và thái độ, tránh sa đà vào những hành vi bạo lực gia đình.

3.3.2. Cách thức thực hiện giải pháp

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa các công tác giáo dục, phổ biến pháp

luật, tích cực tuyên truyền và vận động để mọi người hiểu rõ vai trò vị trí trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới,

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

phòng ngừa những tệ nạn tiêu cực xâm nhập vào đời sống gia đình và các nội dung của chủ đề nếp sống văn minh để làm giảm đi hành vi bạo lực gia đình đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Duy trì và phát triển các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục tiền hôn nhân cho nam nữ thanh niên… hướng các hộ gia đình nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ kĩ

năng cho sinh viên các kĩ năng về công tác gia đình, công tác thu thập thông tin văn phòng, chống các hành vi bạo lực gia đình công tác viên, hòa giải viên cơ sở. Tăng cường công tác quản lý, nghiêm khắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình. Phát huy vai trò của đội ngũ công tác viên, hòa giải viên cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, công tác hòa giải tư vấn, thu thập thông tin số liệu và công tác phòng chống bạo lực gia đình.

Thứ ba, tích cực tuyên truyền vè những lợi ích cũng như những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đối với sinh viên, giúp sinh viên nâng cao nhận thức và sự hiểu biết đúng đắn về bạo lực gia đình. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến các tác động tiêu cực mà bạo lực gia đình để lại, khi sinh viên nhận thức được đầy đủ những tác động tiêu cực của mạng xã hội sẽ giúp sinh viên điều chỉnh được hành vi thái độ sống của bản thân mình.

Tổ chức các buổi tập huấn về cách phòng chống bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức của sinh viên, từ đó không chỉ thay đổi nhận thức của sinh viên về hành vi bạo lực gia đình mà còn hình thành lối sống tích cực của sinh viên. Để mỗi sinh viên là một tuyên truyền viên, một nhà truyền thông về những hành vi đẹp, hành động đẹp của khoa, thì nhà trường cần tuyên truyền nâng cao hơn nữa những mục tiêu để bạo lực gia đình có thể hạn chế xảy ra ở sinh viên.

Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao hiểu biết của sinh viên về các văn bản quy phạm pháp luật, để sinh viên nắm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của bạo lực gia đình. Từ đó giúp sinh viên

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

nâng cao nhận thức trách nhiệm về các mục tiêu, hành vi mà bản thân mình gây ra. Xây dựng gia đình luôn gắn với phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là vấn đề được cả xã hội rất quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy học sinh, sinh viên chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước cần được giáo dục sớm theo những cách tiếp cận phù hợp không chỉ thông qua các nội dung trên lớp mà còn cần được trải nghiệm qua các hoạt động thực tế. Ngoài việc nâng cao nhận thức của chính mình, học sinh, sinh viên còn là những tuyên truyền viên phòng chống bạo lực gia đình trong xã hội vì vậy việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức hành vi của giới trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Như chúng ta đã thấy bạo lực gia đình dù ở bất cứ hình thức nào cũng sẽ để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn của các thành viên khác trong gia đình.

Để góp phần ngăn chặn cũng như nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực gia đình cho xã hội cũng như sinh viên đang chuẩn bị đến tuổi lập gia đình cần phải tuyên truyền sâu rộng về pháp luật, xây dựng mô phỏng phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương. Làm cho mọi người hiểu rõ tinh thần trách nhiệm vai trò trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình

ấm no, hạnh phúc, bền vững và cần xem đây là trách nhiệm của tòa xã hội chứ không phải của riêng ai.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu

đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản để nhằm đảm bảo hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về kĩ năng phòng, chống hành vi bạo lực gia đình như: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về phòng chống hành vi bạo lực gia đình cho sinh viên; Hướng dẫn cho sinh viên cách nắm rõ về các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình cuối cùng ; Nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực cho sinh viên. Các giải pháp này cần được triển khai càng sớm càng tốt nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho sinh viên cũng như có căn cứ pháp lí để điều chỉnh định hướng phòng

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

chống các hành vi bạo lực gia đình cho sinh viên. Chính vì vậy các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, linh hoạt nhanh chóng nó không chỉ góp phần vào đảm bảo hiệu quả các kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước và nhà trường dành cho sinh viên khẳng định thương hiệu của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong hệ thống tầng lớp các trường đại học hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN LỚP 2105DLHB KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG đại HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)