Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác những giá trị của văn hóa chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở an giang (Trang 34 - 40)

Chương 3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở An Giang

1.2. Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa

1.2.1. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

Theo giáo trình Kinh tế du lịch của GS-TS. Nguyễn Văn Đính, PGS-TS. Trần Thị Minh Hòa của Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội “là cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc khai thác các tiềm năng

du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong suốt cuộc hành trình du lịch.” [28, tr.85]

Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đa dạng hóa và chuyên môn hóa theo từng địa phương

và từng loại địa hình và loại hình du lịch nhƣ: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, du lịch chữa bệnh theo đặc thù của địa phương… cơ sở vật chất kỹ thuật đều

có thành phần giống nhau như: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,… Tuy nhiên, từng loại hình du lịch khác nhau sẽ có các công trình bổ sung đặc biệt để sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho khai thác loại hình du lịch cụ thể nào đó. Điển hình nhƣ đối với du lịch nghỉ biển cần công trình bổ sung phục vụ tắm biển, bãi tắm,…

Nhƣ vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý, tối ƣu trong đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, nhƣng ngoài thông lệ quốc tế, còn phải có phần đặc thù của nó. Theo các tuyến, điểm du lịch đã đƣợc quy hoạch chi tiết, phải từng bước xây dựng hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú:

khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm; phương tiện thông tin liên lạc...theo tiêu chuẩn quốc

tế, càng hiện đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông

lệ quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản

sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví nhƣ tại các danh thắng, các khu cảnh quan phải giữ được con đường gập ghềng uốn khúc qua các sườn núi, ven sông, lên các hang động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất quyết không đƣợc bê tông hoá/gạch hoá/

đá hoá hoàn toàn những con đường quanh co, uốn lượn, đó là “phần hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy, giá trị của của du lịch sẽ bị giảm sút và chất lƣợng du lịch cũng sẽ bị suy giảm. Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy hoạch, xây dựng phải đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những con đường cổ, nhà cổ, cây cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cƣ dân thì điểm này mới khẳng định đƣợc những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Kể cả trong trang thiết bị khách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bị

hạ tầng mang phong cách riêng nhƣ: tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật dụng... làm từ các đồ thủ công truyền thống nhƣ: thêu ren, lụa, gốm, đá, cói...

1.2.2. Vấn đề thị trường và khách du lịch văn hóa

Tiếp cận theo kinh tế chính trị học, thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn

bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Tiếp cận theo hướng marketing du lịch, thị trường du lịch là “tập hợp người mua và người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ra ngành du lịch” [59, tr.112].

Thị trường khách du lịch văn hóa được xác định dựa trên những giá trị về văn hóa

ở địa phương, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách. Đối với một số thị trường khách du lịch quốc tế, có thể khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ du khách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc. Đối với thị trường nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm, tham gia của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, những du khách thuộc lứa tuổi về hưu, trung niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng trung bình,… cũng là những thị trường khách du lịch thường quan tâm, yêu thích loại hình du lịch văn hóa. Tiếp cận được vấn đề thị trường và khách du lịch lễ hội nhằm tạo cơ sở lý luận vững chắc trong việc đề

xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa của người Chăm ở An Giang.

1.2.3. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống

có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó… Do tính chất lao động của con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội,

ở bất kì lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Quản lý là “một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tƣợng khác nhau, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật… Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch và đƣợc thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt”

[80, tr.580].

Dựa vào khái niệm trên để nghiên cứu vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.

Điều này thể hiện rõ hai nhiệm vụ chính của quản lý du lịch văn hóa: 1) là việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến du lịch văn hóa. 2)

là tham gia tổ chức điều hành văn hóa theo một quy trình đã định trước.

Người quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải nắm vững các giá trị văn hóa. Phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong du lịch đồng thời chú trọng đến công tác bảo tồn.

1.2.4. Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa

Nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tổ chức, thực hiện hoạt động du lịch. Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy, nhân sự, phân công nhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công tác bảo tồn các giá trị văn hóa.

Tính văn hoá còn đƣợc biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen chính xác khoa học của người môi giới du lịch nhất là người thiết kế sản phẩm và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa; đó chính là cư dân địa phương. Để hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở thành một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho

người dân Chăm tỉnh An Giang thì cần phải đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực phục

vụ du lịch văn hóa là người dân địa phương.

1.2.5. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục,… Trong đó, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội góp phần quan trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch ở An Giang.

Theo các tài tài liệu “tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của các tác giả, tuyên truyền du lịch theo nghĩa thông dụng là “giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” bằng nhiều hình thức khác nhau để truyền đạt thông tin như báo viết, báo nói, báo hình, sách, tập gấp, người tiếp cận công chúng với nhiều mục đích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Nói rộng ra tuyên truyền bao gồm cả việc quảng cáo và các hoạt động xúc tiến. Tuyên truyền du lịch là một hệ thống thông tin

về du lịch được các quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân tiến hành nhằm thu hút đông đảo nguồn khách du lịch và gia tăng khả năng chi tiêu của khách

du lịch đối với dịch vụ và hàng hóa. Tuyên truyền du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương, một doanh nghiệp du lịch.

Trong từ điển Việt – Việt, quảng cáo đƣợc giải thích là “sự trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”. Theo tài liệu

“tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch”, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch, bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng

để phổ biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch.

Hiện nay, đối với du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các phương tiện thường được sử dụng để quảng cáo bao gồm: báo, đài, internet, phim ảnh, ấn phẩm bằng băng hình, đĩa hình, các tạp chí chuyên ngành, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng…

hay các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, xúc tiến tại chỗ.

1.2.6. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch

Điều 2, Chương I, Luật di sản văn hóa Việt Nam xác định tương đối đầy đủ nội hàm và tính chất của di sản văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thông qua đó, các khái niệm di sản văn hóa phi vật thể và vật thể cũng đƣợc xác định rõ, đó là:

Trong văn kiện Trung ƣơng lần thứ 5, khóa VIII, Đảng ta đã xác định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [30, tr.63]. Vì vậy, việc giữ gìn nguyên vẹn và đầy

đủ các giá trị đích thực của di sản văn hóa là rất quan trọng; đồng thời cần quan tâm đầu

tƣ, tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc nhằm phát triển chúng thành sản phẩm du lịch văn hóa nói chung và du lịch lễ hội nói riêng.

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao

gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,... Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Chăm tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh An Giang phát huy đƣợc thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch là một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

1.2.7. Du lịch văn hóa và điểm đến du lịch

Theo định nghĩa của UN-WTO (2004): “điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch nhƣ các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”.

Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng tạo sức hấp dẫn du khách đến với điểm đến An Giang. Nếu đƣợc quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm thì trong tương lai không xa, An Giang sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách với loại hình du lịch văn hóa.

Theo bài giảng Marketing điểm đến du lịch của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa:

điểm đến du lịch (Destination) “là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách; hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.

1.2.8. Du lịch văn hóa và vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương

Theo WTO, “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Tại Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…

Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho

du khách, đƣợc tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một

vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng là tài nguyên

du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách.

Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế, sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trƣng về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang so với các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Mặt khác, các chuyên gia của Tổ chức du lịch thế giới, khi làm dự án VIE/89/003 đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch, trong đó lễ hội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ấy. Trong đó, văn hóa của người Chăm An Giang là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật,… Tất cả sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh An Giang, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du lịch văn hóa tỉnh An Giang và các tỉnh khác

ở Duyên Hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa của người Chăm tỉnh An Giang sẽ giải quyết đƣợc vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác. Có nhƣ thế, tài nguyên du lịch văn hóa của người Chăm tỉnh An Giang mới được khai thác một cách hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác những giá trị của văn hóa chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở an giang (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)