Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác những giá trị của văn hóa chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở an giang (Trang 40 - 72)

Chương 3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở An Giang

1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong nước

Du lịch văn hóa tỉnh Quảng Nam

Các di sản văn hóa Hội An vừa hội tụ những đặc trƣng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống; đƣợc đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Hội An còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu; du khách tham quan trong và ngoài nước.

Hội An là một trong những nơi ở nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo nhƣ các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung bài chồi; ẩm thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán... đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian. Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa - thế mạnh không chỉ của riêng Quảng Nam mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch văn hóa, Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước trong hoạt động du lịch. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 10 - 11%/năm, thì Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm

về lƣợt khách. Theo thống kê, số lƣợt khách đến Hội An với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngƣỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lƣợt khách du lịch. Điều này chứng minh đƣợc giá trị và sức hấp dẫn của di sản phố cổ Hội An đồng thời đây cũng là thước đo và căn cứ để ngành du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lƣợt khách trong giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu cụ thể đƣợc đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch Quảng Nam sẽ đón và phục vụ 2,5 triệu lƣợt khách, trong đó có từ 01 - 1,2 triệu lƣợt khách quốc tế. Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của các ngành khác nhƣ: góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng nông phẩm, thủy sản; từng bước phục hồi các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Quảng Nam; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động...

Du lịch đã đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Nam, việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản Hội An là việc làm cấp thiết. Hơn thế nữa, du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế, nó còn mang nội dung nhân văn và xã hội sâu sắc, có thể thông qua hoạt động du lịch để truyền thụ kiến thức, giáo dục truyền thống và góp phần nâng cao dân trí. Để thực hiện được chức năng này, việc tổ chức, đào tạo cho những người cung cấp sản phẩm du lịch, hướng dẫn viên và xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực, huy động

sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của di sản Hội An phải đƣợc xem là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các cấp chính quyền

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài

Phát triển du lịch ở Malaysia và Indonesia với bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam.

Malaysia là đất nước có ngành du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia đã đón được 24,6 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển trên: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn

Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.

Trong chiến lƣợc chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng). Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Tập trung các sản phẩm cho thị trường

du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dƣỡng tại các khu du

lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE.

Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nhƣ cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với các chức năng cụ thể đã đƣợc xác định trong chiến lƣợc phát triển du lịch từ những năm 1970 vẫn đƣợc duy trì.

Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.

ĐẾN INDONESIA Indonesia đã xây dựng xong chiến lƣợc tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch. Mục đích của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, lƣợng khách quốc tế dự kiến đến thời điểm này

dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Cùng với chiến lược là một kế hoạch phát triển đến năm

2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia.

Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia.

Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và

du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD.

Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề nhƣ:

tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM, LIÊN HỆ CHO BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở AN GIANG.

Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch văn hóa

có thể rút ra cho Việt Nam một số bài học nhƣ sau:

Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch văn hóa ở tầm quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Tổ chức không gian du lịch văn hóa trong phạm vi cả nước được xác định trong chiến lƣợc phát triển du lịch, theo đó nội dung này là nhằm xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với các chức năng du lịch chính. Ví dụ Kinabalu đƣợc xác định là địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái của Malaysia, trong khi Kuala Lumpur đƣợc xác định là địa bàn phát triển du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm. Tổ chức không gian du lịch ở phạm vi quốc gia hầu nhƣ không có sự thay đổi trong thời gian dài (thực tế ở Malaysia và Indonesia các địa bàn trọng điểm du lịch nhƣ:

Kinabalu, Bali…đã hình thành và không đổi cách đây hàng chục năm).

Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền nên tôn trọng ý kiến cộng đồng địa phương trong quá trình xây dựng cũng nhƣ trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của du lịch Bali chính là kinh nghiệm này.

Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nói chung và tại An Giang nói riêng, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tƣ thỏa đáng cho công tác xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá

du lịch (hiện nay Malaysia đầu tƣ cho hoạt động này khoảng 150 triệu USD/năm và Indonesia khoảng 40 triệu USD/năm).

Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tại An Giang cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển du lịch cho từng giai đoạn, chú trọng

đề xuất những loại hình du lịch mới, đặc thù phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch.

Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa là thước đo chuẩn mực để phân biệt giữa các tộc người, các vùng miền.

Mỗi vùng miền, tộc người lại có những nét văn hóa khác nhau. Chính vì nét độc đáo, khác biệt đó mà con người có nhu cầu tìm hiểu, tiếp xúc, giao lưu những nền văn hóa “xa lạ” với mình trong quá trải nghiệm thế giới. Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó, trong cơ cấu ngành nghề đã hình thành nên loại hình du lịch văn hóa với những sản phẩm du lịch đa dạng phong phú và hấp dẫn du khách. Ở Việt Nam, tôn giáo Islam còn khá xa lạ với nhiều người nên nhu cầu tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm cũng rất cao.

Qua chương 1 việc tích hợp những khái niệm về văn hóa, văn hóa dân tộc, du lịch, các lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa của người Chăm tại tỉnh An Giang. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề: làm sao khai thác và phát triển hiểu quả các giá trị văn hóa của người Chăm tại tỉnh An Giang trong hoạt động du lịch. Những vấn

đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du lịch văn hóa của người Chăm tại tỉnh

An Giang sẽ là tiền đề để triển khai tiếp nội dung chính của đề tài.

Chương 2.

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH AN GIANG 2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh An Giang và văn hóa của người Chăm An Giang

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh An Giang

2.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh An Giang nằm ở toạ độ địa lý giữa vĩ tuyến 100 và 110 vĩ độ Bắc, giữa kinh

tuyến 104,70 và 105,50 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.900 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.406 km2, chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Ðường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 91; hệ thống sông ngòi chính có sông Cửu Long chảy qua.

2.1.1.2. Ðịa hình

Vùng núi chiếm 27,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng.

Ðiểm cao nhất cao 714m, điểm thấp nhất cao 0,7m so với mặt nước biển.

2.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11; lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 370C, thấp nhất là 230C; hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình là 270C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tƣợng gió lốc, mƣa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm.

2.1.1.4. Dân số - dân tộc

Theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu dân tộc học ngày 1/4/1999, tỉnh An Giang có 2.044.376 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 1.065.789 người.

Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.940.996 người, chiếm 94,94%. Các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Hoa có 2.629 người, chiếm 0,13%;

dân tộc Khơ-me có 364 người, chiếm 0,02%; dân tộc Chăm có 122 người, chiếm 0,01%;

dân tộc Tày có 136 người, chiếm 0,01%; dân tộc Phù Lá có 17 người; dân tộc Mường có

45 người; dân tộc Nùng có 38 người và các dân tộc khác chiếm 4,89%.

2.1.1.5. Trình độ dân trí

Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện, thị, thành phố với số xã là 140; tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông năm học 2001-

2002 là 419.015 em. Số giáo viên toàn tỉnh là 12.155 người. Số thầy thuốc có 730 người;

số bác sĩ, y sĩ là 1.117; bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9 người.

2.1.1.6. Tài nguyên

Tài nguyên đất: Tỉnh An Giang có 340.623 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất

nông nghiệp là 256.179 ha, chiếm 75,20%; diện tích đất đất lâm nghiệp có rừng là 11.789

ha, chiếm 3,46%; diện tích đất chuyên dùng là 26.298 ha, chiếm 7,72%; diện tích đất ở là 19.835 ha, chiếm 5,82% và diện tích đất chƣa sử dụng, sông suối đá là 26.522 ha, chiếm 7,78%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 248.466 ha, chiếm 96,98%, riêng đất lúa có 220.600 ha gieo trồng đƣợc 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm

là 4.530 ha, chiếm 1,76%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 703 ha, chiếm

0,27%. Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 3.436 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 2.998 ha, núi đá không có rừng cây và sông suối là 13.910 ha.

Tài nguyên rừng: Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 13.653 ha rừng, trong đó: Diện tích

rừng tự nhiên là 778 ha, rừng trồng là 12.875 ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ rừng tràm Trà Sƣ.

Tài nguyên du lịch:

- Làng nghề truyền thống: Làng dệt thổ cẩm Châu Phong, làng nghề mộc Long Điền, làng lụa Tân Châu…

- Hệ thống thánh đường: Thánh đường Mubarac, Al Khairiyah, Jamiul Muslimin, Al Khairiyah…

- Hệ thống lễ hội: Tháng nhịn chay Ramadan, tết Roya Fitrack, lễ cầu an Tolakbala, lễ kỷ niệm đức Muhammaad, lễ hội Bà Chúa Xứ…

- Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh:Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn Đức Thắng, Nhà bảo tàng Thoại Ngọc Hầu, Khu du lịch Châu Ðốc, Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm, Di tích Hoà Thành Cổ Tự, Khu di tích khảo cổ nền văn hóa Óc Eo…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khai thác những giá trị của văn hóa chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở an giang (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)