Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu chuyên đề kinh tế học tăng trưởng kinh tế việt nam sau đại dịch covid 19 thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19 GIAI ĐOẠN 2020 - 2023

2.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Năm 2020, nguyên nhân chính khiến GDP của Việt Nam đạt ở mức thấp 2,91% là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và du lịch. Hàng loạt các doanh nghiệp đều phải tạm dừng hoạt động dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm sút mạnh mẽ. Các hoạt động kinh tế khác như công nghiệp chế biến hay xây dựng cũng bị ảnh hưởng. Chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước cũng có chiều hướng giảm. Các biện pháp phong tỏa do đại dịch phần nào làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới, khiến giá dầu thế giới giảm mạnh, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu nên đây cũng là một nguyên nhân khiến GDP của Việt Nam tăng trưởng thấp, sự sụt giảm của giá dầu thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các vấn đề khác như hạn hán, lũ lụt cũng đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, sự suy giảm GDP của Việt Nam năm 2020 chủ yếu do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 cùng với các yếu tố khác như giá dầu thế giới giảm, thiên tai. Đây là những nguyên do khách quan ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020.

Năm 2021, nguyên nhân chính khiến GDP của Việt Nam năm 2021 vẫn ở mức thấp tiếp tục là do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiện dừng lại và vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể virus mới. Các biện pháp phòng bệnh như cách ly xã hội làm hạn chế các hoạt động kinh tế - xã hội và làm giảm tiến độ làm việc, đông thời tiếp tục làm trì trệ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị rối loạn do tác động tiêu cực của dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, do đó khi xuất khẩu và nhập khẩu bị gián đoạn sẽ kéo theo nền kinh tế bị giảm sút và có thể phải lên các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy xuất nhập khẩu sau dịch. Các yếu tố khách quan như hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi sản lượng nuôi trồng của người nông dân bị thiệt hại không chỉ làm cho ngành nông nghiệp rơi vào khó khăn mà còn gây áp lực lên GDP toàn khu vực. Tình hình kinh tế quốc tế, xung đột quốc tế giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế của các nước trên thế giới, trong

đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có xuất khẩu một số mặt hàng sang hai thị trường là Nga và Ukraine như nông sản và thủy sản, kể từ khi xung đột xảy ra đã làm gián đoạn chuỗi xuất khẩu sang hai thị trường này. Có thể thấy, sự kéo dài của đại dịch Covid-19 đã làm cho chuỗi cung ứng bị lũng đoạn và các yếu tố chính trị

đã khiến GDP của Việt Nam năm 2021 còn nhiều bất cập và vẫn ở mức thấp. Đây được coi là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng cao do nền kinh tế được hồi phục sau đại dịch Covid-19. Từ giữa năm 2022 Covid-19 đã được kiểm soát và đã ghi nhận những khởi sắc về kinh tế của Việt Nam sau đại dịch. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đời sống người dân được bình thường hóa trở lại, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng được tái khởi động các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và đặc biệt là du lịch, góp phần vào tăng trưởng GDP cả nước. Các ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng mạnh khi hoạt động xây dựng các cơ sở hạ tầng được tiếp tục hoàn thiện trong thời điểm Covid-19 phải tạm ngưng gián đoạn. Khi hoạt động trở lại, các ngành kinh tế trọng điểm đã có mức tăng trưởng ấn tượng đóng góp lớn vào GDP cả nước trong năm 2022. Khi nền kinh tế trong nước dần ổn định, Việt Nam đã cho tăng cường xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, dệt may và nông sản ra nước ngoài góp phần đẩy xuất khẩu tăng cao. Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân bắt đầu tăng cường các chi tiêu để đáp ứng nhu cầu, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã triển khai các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế như giảm thuế và hỗ trợ doanh nghiệp. Năm

2022, nhờ các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ đã giúp nền kinh tế Việt Nam được hồi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng GDP ấn tượng.

Năm 2023, GDP của Việt Nam là là 5,05%, thấp hơn so với năm 2022. Trước đó Chính phủ đã dự đoán và đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ thấp hơn năm 2022 là 8,02% để đảm bảo tính khả thi và ổn định kinh

tế. Ảnh hưởng của các yếu tố như lạm phát, biến động thị trường toàn cầu và khủng hoảng chính trị đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường lao động gặp một số khó khăn nhất định. Sự suy giảm của các nền kinh tế lớn như Châu Âu,

Mỹ, Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, gây ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và làm giảm mức tăng trưởng GDP của Việt Nam. Cùng với đó là dòng vốn vào Việt Nam có thể suy giảm trong bối cảnh toàn cầu gặp

khó khăn. Sự gia tăng của lạm phát toàn cầu và gia tăng lãi suất đã làm tăng chi phí sản xuất và kinh doanh gây tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Một nguyên nhân khác làm cho GDP năm 2023 đạt ở mức 5,05% là do một số động lực tăng trưởng kinh tế suy giảm. Ngoài ra, thị trường tài chính, các chính sách tiền

tệ, bất động sản cũng phải đương đầu với những thách thức mới và tiềm ẩn không ít nguy cơ rủi ro. Chung quy lại, tăng trưởng GDP 5,05% của Việt Nam trong năm

2023 là một con số thận trọng và được coi là ở mức tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu chuyên đề kinh tế học tăng trưởng kinh tế việt nam sau đại dịch covid 19 thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w