Quan trắc lún:

Một phần của tài liệu Giáo trình nền đường sắt part 8 doc (Trang 25 - 26)

Có nhiều loại thiết bị đo lún của nền đất như: - Các cọc mốc cao độ.

- Các tấm đo lún bề mặt.

- Thiết bị đo lún theo chiều sâu. - Thiết bị đo lún (chính xác) bề mặt.

N®s.287

- Thiết bị đo lún (chính xác) theo chiều sâu. - Thiết bị đo lún nhiều điểm.

Sau đây xin giới thiệu một vài cách đo lún thông thường: a) Đo lún bằng tấm đo lún bề mặt

Trên hình 5-49 giới thiệu cấu tạo một tấm bản đo lún bề mặt bằng gỗ, kích thước bản đáy bằng gỗ là 60x800x800mm, phía trên bản đáy gắn với một thanh gỗ vuông 40x40mm dài 1,5m. Đầu trên thanh gỗ này được bọc ống sắt để có thể nối dài theo chiều cao nền đắp. Bên ngoài cột gỗ có ống bảo vệ bằng tôn hoặc bằng ống nhựa cứng, một đầu hở hơi vát để tiện nối dài, mặt trong cố định giữ cho cột gỗ luôn thẳng đứng và có thể lún tự do.

Đặt tấm đo lún lên mặt đất đã được san phẳng, đảm bảo bản đáy nằm ngang, cột gỗ thẳng đứng. Lắp ống bảo vệ, đo cao độ mặt đất và đỉnh cột, đầu trên của cột gỗ phải dán thước để đo lún.

Sau khi đắp cao được 1m, căn cứ vào lượng nén ép của đất đắp, kéo ống bảo vệ lên một khoảng cách nhất định, tránh việc do nén ép của đất đắp mà ảnh hưởng đến độ lún của mặt đất.

b) Sử dụng các mốc cao độ để theo dõi lún bề mặt của nền đất tương đối đơn giản, các mốc cao đạc cố định được bố trí ở gần công trình. Khi chiều cao đắp H < Hgh thì cứ 2 ngày, dùng máy thuỷ bình đo một lần, khi H  Hgh

hoặc H > Hghthì mỗi ngày đo một lần. Khi thấy độ lún tăng nhanh, mỗi ngày phải đo 2 ~ 3 lần, độ chính xác phải đảm bảo 1mm. Sau đó vẽ đường quan hệ giữa: chiều cao đắp H - thời gian - độ lún.

Hình 5-49. Tấm

bản đo lún bề mặt

Một phần của tài liệu Giáo trình nền đường sắt part 8 doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)