Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 XÃ CẨM GIÀNG - HUYỆN BẠCH THÔNG-TỈNH BẮC KẠN (Trang 85 - 91)

6.1.1. Tiềm năng, quy mô của sản xuất nông nghiệp

Trong thời gian tới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở ưu tiên phát triển các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các vùng chuyên canh tập trung để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp; Trong chăn nuôi, tiếp tục tăng tỷ trọng. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản.

- Trồng trọt:

+ Cây lúa: Giảm dần diện tích gieo trồng lúa ở những nơi kém hiệu quả thay thế bằng các cây trồng khác và nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế hơn, đồng thời tiến hành thay thế các giống lúa chất lượng kém bằng những giống lúa có chất lượng tốt, cho năng suất cao.

+ Rau màu: đậu đỗ các loại, rau các loại,... Tiếp tục phát triển trồng theo quy mô hộ gia đình đồng thời phát triển trồng rau sạch ở các khu quy hoạch tập trung.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: mở rộng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, ngô, sắn,... để phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt đối với các cây thuộc họ đậu sẽ có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tốt hơn.

+ Cây ăn quả: Phát triển trồng các loại cây ăn quả như: cam, quýt, vải, nhãn, hồng không hạt và nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong các khu vườn, đồi của các hộ gia đình để tăng thu nhập cho bà con.

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

- Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó phát triển những vật nuôi là thế mạnh của

xã như: trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt,... Vẫn phát triển theo hình thức chăn nuôi cũ theo hộ gia đình, đồng thời tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, gắn với nhu cầu thị trường thực hiện chăn nuôi theo hình thức tập trung gia trại, trang trại. Tại các thôn Nà Cù, Ba Phường, Khuổi Chanh, Khuổi Dấm,

Nà Ngăm, Bó Bả hình thành mỗi thôn 2 trang trại chăn nuôi tập trung (theo mô hình gia trại).

- Về nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục tận dụng nuôi thả ở các con suối, hồ, ao trên địa bàn xã.

Dự báo trong thời gian tới, năng suất và sản lượng trong ngành sản xuất nông nghiệp sẽ tăng nhanh, cụ thể:

- Về trồng trọt: trong những năm tới do đưa những giống cây trồng chất lượng cao, năng suất tốt

và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng sẽ tăng cao: năng suất lúa ước đạt khoảng 55 tạ/ha, ngô ước đạt khoảng 45 tạ/ha,... Do đó, trong những năm tới, năng suất các loại cây trồng sẽ ngày càng tăng cao, cùng với việc tăng diện tích trồng trọt, sản lượng thu được sẽ ngày một gia tăng.

Dự báo quy mô trồng trọt trong giai đoạn quy hoạch

TT Cây trồng

Hiện trạng Giai đoạn quy hoạch

DT gieo trồng (ha)

NS (tạ/ha) SL (tấn)

DT gieo trồng (ha)

NS (tạ/ha) SL (tấn)

Tổng 1.234 2.111

1 Lúa 162,9 48,5 790,3 210,3 55,0 1.156,7

2 Ngô 30,2 40,7 122,9 54,4 45,0 244,6

3 Khoai 3,0 47,0 14,1 6,0 53,0 31,8

4 Sắn 9,8 79,0 77,7 29,5 90,0 265,4

5 Rau các loại 22,9 100,0 229,1 34,4 120,0 412,4

- Về chăn nuôi: kết thúc thời gian quy hoạch phấn đấu đàn gia súc, gia cầm tăng gần gấp 2,5 đến 4 lần so với hiện tại.

Dự báo quy mô chăn nuôi trong giai đoạn quy hoạch

Tổng

Biến động tăng (+), giảm (-)

Tổng

Biến động tăng (+), giảm (-)

1 Đàn trâu Con 139 209 70 348 209

2 Đàn bò Con 17 26 9 43 26

3 Đàn lợn Con 1.467 2.934 1.467 5.868 4.401

4 Đàn dê Con 10 20 10 40 30

5 Gia cầm Con 9.074 18.148 9.074 27.222 18.148

TT Chỉ tiêu Đơn vị Hiện

trạng

Giai đoạn I Giai đoạn II

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

Trong những năm tới, sản phẩm của nông nghiệp sẽ tăng cao, do đó việc giải quyết vấn đề đầu ra là vô cùng quan trọng với người nông dân. Để đảm bảo đầu ra vững chắc, yêu cầu các hộ gia đình phải có kế hoạch trồng trọt chăn nuôi hợp lý, đồng thời kết hợp với ban khuyến nông xã tìm các xí nghiệp sản xuất, thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra ổn định cho sản sản phẩm.

6.1.2. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp

a. Quy hoạch các vùng trồng trọt

- Trồng cây ăn quả Trên địa bàn xã tận dụng các loại đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm....để tiến hành trồng phân tán cây hồng không hạt với tổng diện tích khoảng 10 ha.

- Quy hoạch vùng chuyên trồng lúa nước:

Để đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho gieo trồng lúa thuận lợi ở cả 2 mùa mưa và mùa khô thì vùng chuyên trồng lúa được quy hoạch tập trung tại các khu vực có các con suối lớn với lượng nước dồi dào hoặc các khu vực có địa hình bằng phẳng, đất đai mầu mỡ thì quy hoạch đầu

hệ thống thủy lợi để đảm bảo cấp đủ nước cho cây lúa. Quy hoạch vùng chuyên lúa tại cánh đồng Nà Pục (13,2 ha), Nà Xỏm (16,9 ha), Nà Tu (6,7 ha).

- Quy hoạch vùng trồng xen lúa và màu:

Quy hoạch khu trồng rau sạch tại cánh đồng Nà Tu thôn Nà Tu có diện tích 3ha.

Quy hoạch 1 khu chuyên trồng màu tại cánh đồng Tổng Chẩy thôn Nà Cù có diện tích 3 ha.

Tại các khu vực có điều kiện thủy lợi hạn chế, vấn đề cung cấp nước khó hơn, tại các con suối nhỏ,... tiến hành trồng xen lúa và màu tại các cánh đồng như bảng dưới đây.

Về trồng trọt cây màu trên địa bàn xã, chủ yếu là các cây mầu: ngô, khoai, sắn, đậu đỗ các loại, dưa, mía....

Quy hoạch các vùng trồng trọt cụ thể như sau:

Quy hoạch trồng lúa màu giai đoạn 2011 – 2020

TT Địa điểm, xứ đồng

Hiện trạng Quy hoạch Ghi chú

Diện tích (ha)

Hiện trạng Diện tích

(ha) Quy hoạch

1 Đồng Tổng Chẩy 7,2 2L+ 1M 7,2

2L+ 1M+ Chuyên

màu

Nà Cù

2 Đồng Nà Xỏm 16,9 2L+ 1M 16,9 2L Thôn nà Xỏm

3 Đồng Hang Còi 5,64 2L+ 1M 5,64 2L+ 1M Thôn Nà Cù

4 Đồng Nà Pục 13,2 2L+ 1M 13,2 2L Thôn Nà Pục

5 Đồng Nà Tu 9,7 2L+ 1M 9,7

2L+ 1M+ Chuyên Rau sạch

Thôn Nà Tu

6 Đồng Nà Mòn 6,84 2L+ 1M 6,84 2L+ 1M Thôn Bó Bả

7 Đồng Khuổi Chanh 16,42 2L+ 1M 16,42 2L+ 1M

Thôn Khuổi Chanh

8 Đồng Khuổi Dấm 12,65 2L+ 1M 12,65 2L+ 1M Thôn Khuổi

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

Dấm

9 Đồng Nà Hích 5,1 2L+ 1M 5,1 2L+ 1M Thôn Bó Bả

10 Đồng Pá Ội 6,45 2L+ 1M 6,45 2L+ 1M Thôn Nà Ngăm

b. Quy hoạch sản xuất chăn nuôi

Hiện tại, mô hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã đa phần là nhỏ lẻ với quy mô kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế của chăn nuôi thu được là chưa cao. Trong thời gian tới cần khuyến khích chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại tập trung tại các thôn để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của lĩnh vực này (tại thôn Nà cù,

Ba phường, Khuổi Chanh, Khuổi Dấm, Nà Ngăm, Bó Bả mỗi thôn hình thành từ 2 trang trại chăn nuôi tập trung của tư nhân trở lên).

c. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

Trong những năm tới, vẫn tận dụng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở tầng nước mặt của các suối, hồ, ao trên địa bàn xã. Ngoài ra kết hợp nuôi trồng trong các trang trại, gia trại theo quy mô VAC để thu được hiệu quả sản xuất cao nhất.

d. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên ngành sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh trong sự phát triển nền kinh tế của xã. Trong những năm tới, về cơ bản các vùng sản xuất lâm nghiệp được giữ như hiện nay, phù hợp với quy hoạch rừng của cấp trên, đồng thời phát triển diện tích rừng sản xuất trên diện tích đất chưa sử dụng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp thì cần:

- Thực hiện triệt để công tác giao rừng theo đúng chủ trương của Nhà nước. Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy định.

- Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón cho nhân dân, hàng năm mở lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho nhân dân, gửi cán bộ lâm nghiệp đi đào tạo và mở lớp đào tạo cho cán bộ quản lý và hộ gia đình làm nghề rừng để họ có thể từng bước tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất của mình, đồng thời tổ chức để các hộ gia đình tham quan các mô hình sản xuất lâm nghiệp xóa đói, giảm nghèo đang mang lại thu nhập cao cho người dân.

- Hình thành vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung tại các thôn Khuổi Chanh, Khuổi Dấm,

Nà Ngăm, Bó Bả, Nà Xỏm, Nà Pục.

6.1.3. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chính phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Hệ thống giao

thông nội đồng và hệ thống thủy lợi.

a. Hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cũng như các xã nông nghiệp khác, hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã được kết hợp giữa các tuyến đường giao thông ở các khu vực sản xuất (giao thông nội đồng) với các tuyến đường khác, như các tuyến đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm... Hiện trạng các tuyến giao thông nội đồng xã 100% là đường đất nhỏ, việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp, cơ giới hóa sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, giao thông nội đồng sẽ

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

được quy hoạch nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới theo các tiêu chuẩn về giao thông nội đồng

để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của sản xuất.

Quy hoạch giao thông nội đồng (cụ thể xem chương VII: Quy hoạch xây dựng – phần 7.3. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật – 7.3.2.Quy hoạch hệ thống giao thông – Giao thong nội đồng).

b. Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Mục tiêu quy hoạch hệ thống thủy lợi: Đảm bảo đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các công trình chính: kè, đập, hồ chứa và các tuyến kênh mương nội đồng.

Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp (cụ thể xem chương VII: Quy hoạch xây dựng – phần 7.3.Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật – 7.3.6.Quy hoạch

hệ thống thủy lợi).

6.1.4. Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất

Để phát triển sản xuất theo quy hoạch là ngày một nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

a. Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Mở các lớp tập huấn nông nghiệp, học tập, áp dụng các mô hình tiên tiến ở các địa phương khác.

Mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.

Đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương.

Thúc đẩy mạnh mẽ cơ giới hóa nông nghiệp, đưa máy móc vào sản xuất thay thế dần lao động thủ công năng suất thấp.

b. Đào tạo nguồn nhân lực

Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn và dài hạn.

Thực hiện tốt công tác khuyến nông với hệ thống cán bộ cơ sở nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tới bà con nông dân.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật nông nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở. Hướng tới hình thành mô hình hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước.

Bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn: Cần sắp xếp bố trí công việc cụ thể, phù hợp với trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ phụ trách về mảng đó. Như thế, các cán bộ sẽ có điều kiện phát huy năng lực và thế mạnh của mình, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

c. Phát triển sản xuất tập trung

Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã về nông nghiệp trên tinh thần hợp tác tự nguyện và cùng phát triển. Trên cơ sở các tổ hợp tác, hợp tác xã, bà con sẽ nắm bắt được những thông tin mới và

bổ ích để áp dụng vào sản xuất. Và đó cũng sẽ là đầu mối để giao lưu, trao hang hóa thuận tiện hơn.

Ngoài ra cần đầu tư, bố trí, sắp xếp các địa điểm phù hợp để quy hoạch các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Đây là cách hiệu quả để tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm….làm tăng giá trị của chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

d. Giải pháp về chính sách

Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất: Đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn, cho vay ngân hàng với lãi suất thấp

để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển thuận lợi. Ngoài ra còn khuyến khích các hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp, thương mại – dịch vụ, sản xuất theo phương thức tập trung, tránh tình trạng nhỏ lẻ, manh mún.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn: Có chính sách thu hút công nghiệp, TTCN về nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên các ngành tạo nhiều việc làm, tiết kiệm đất, hàm lượng công nghệ cao, sản xuất sạch, có giá trị gia tăng cao, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác quản lý thị trường …

e. Giải pháp về thị trường

Hỗ trợ nguồn vốn, xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

g. Huy động nguồn lực

Ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với người nhân dân thì việc tăng trưởng, phát triển kinh tế phụ thuộc vào sức lực và trí tuệ của người dân. Bên cạnh đó, với lực lượng lao động, đồng bào đi làm ăn xa quê hương khá lớn, cần phải dựa vào những đối tượng đó để huy động nguồn vốn về vật chất lẫn kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm đưa quê hương ngày càng phát triển và đi lên trong thời gian tới.

Phải có những chính sách huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư vào địa phương như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, cũng như huyện, tỉnh kể cả các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài. Đây là nguồn vốn lớn đóng góp vào sự phát triển của xã trong tương lai.

Các nguồn lực khác: Đấu giá đất, ngày công, dân hiến đất, đóng góp tiền…Việc quy hoạch nông thôn mới sẽ dự kiến cho xã một nguồn ngân sách đáng kể, với những khu đất ở mới, không những phục vụ nhu cầu ở của người dân trong xã mà còn có những khu đất dành để đấu giá cho người ngoài xã và một số các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đấu giá. Từ đó xã sẽ thu được một khoản ngân sách khá lớn, những khoản ngân sách này sẽ được đầu tư tiếp vào quá trình xây dựng nông thôn mới…

Thuyết minh QHXD nông thôn mới Xã Cẩm Giàng – Bạch Thông – Bắc Kạn

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 XÃ CẨM GIÀNG - HUYỆN BẠCH THÔNG-TỈNH BẮC KẠN (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)