CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
2.2. Lý luận về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2.2.1. Đặc điểm nhận thức khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Trẻ MG 5 - 6 tuổi có khả năng tập trung, chú ý lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ có tính chủ định hơn nên khả năng KP các sự vật, hiện tượng ở trẻ cũng tốt hơn. Giai đoạn này, dựa trên quá trình nhận thức cảm tính ở các lứa tuổi trước, nhờ trí nhớ có chủ định, quá trình nhận thức lý tính phát triển mạnh. Trẻ có khả năng tiến hành các thao tác tư duy, như so sánh những điểm khác nhau và giống nhau của vài đối tượng, phân nhóm đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét, trẻ tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng tương đối tốt (Hoàng Thị Phương, 2020b).
Lứa tuổi 5 – 6 tuổi xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic (Nguyễn Ánh Tuyết & các cộng sự, 2019). Nhờ đó, trẻ có thể KP mối liên hệ phức tạp bên trong của sự vật, hiện tượng, giữa chúng với nhau, giữa chúng với môi trường xung quanh. Trẻ em cuối tuổi mẫu giáo có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và
sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Do vậy, trẻ có thể dùng tư duy
sơ đồ để thực hiện các thiết kế mang tính sơ đồ.
Những HĐ trí tuệ như quan sát, trí nhớ, tư duy,v.v. đạt tới mức độ nhất định để
có thể lĩnh hội tri thức KH một cách dễ dàng, mặc dù đó chưa phải là tri thức KH thực sự, mà chính là tri thức tiền KH, Vysgotski gọi tri thức đó là “tiền khái niệm” (Nguyễn Ánh Tuyết & các cộng sự, 2019, tr. 228-229). Trẻ có khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, từ các vấn đề mang tính chất địa phương tới các vấn đề có tính toàn cầu. Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ nghĩ ra và sắp xếp công việc,
HĐ theo trình tự và cố gắng thực hiện theo trình tự đó để đạt đến kết quả cuối cùng. Ngôn ngữ ở trẻ MG 5-6 tuổi trở thành công cụ chủ yếu để trẻ học tập.
Ở lứa tuổi này, ý thức bản ngã đã được hình thành, nên trẻ nhận biết được giới tính của bản thân, biết phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính, có khả năng so sánh mình với người khác. Vì vậy, trẻ biết đánh giá bản thân, bạn và những người xung quanh qua hành động cụ thể. Trẻ ý thức nhiệm vụ và cố gắng thực hiện nhiệm vụ, hành vi văn minh trong các HĐ và sinh hoạt (Hoàng Thị Phương, 2020b).
46 Những đặc điểm nhận thức này của trẻ MG 5 – 6 tuổi chính là cơ sở giúp GVMN TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN phù hợp với độ tuổi, đảm bảo tính vừa sức cho trẻ.
2.2.2. Thành tố của tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi
2.2.2.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hiện nay, ở các trường MN của nước ta đang thực hiện Chương trình GDMN (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021) và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2010). Chuẩn là những mong đợi và Chương trình là tập hợp HĐ. Vì vậy các chuẩn, chỉ số trong từng lĩnh vực, tiểu lĩnh vực của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là
cơ sở để GV xây dựng hoạt động thực hiện mục tiêu của chương trình.
Trong chương trình GDMN, mục tiêu của HĐKPKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được thể hiện qua kết quả mong đợi như sau: (1) Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng. (2) Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và GQVĐ đơn giản. (3) Thể hiện sự hiểu biết về các đối tượng bằng các cách khác nhau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021). Mục tiêu của HĐKPKH của trẻ MG 5 – 6 tuổi được thể hiện ở các chuẩn và chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, cụ thể: Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên gồm chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; chỉ số 94. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống; chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội với chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng; chỉ số 97. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống; chỉ số 98. Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống. Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết có chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi; chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận gồm chỉ số 114. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo: chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật; chỉ
47
số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các HĐ khác nhau.
Nhìn chung, mục tiêu HĐKPKH trong chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đều hướng đến việc hình thành kiến thức KH cơ bản cũng như phát triển các kỹ năng nhận thức để KPKH. Mục tiêu chính của HĐKPKH của trẻ ở trường MN không phải là học hỏi những kiến thức KH hàn lâm mà là HĐ trải nghiệm, tìm tòi, KP những gì trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu, học cách suy nghĩ, chưa phải là học những quy luật của KH.
Như vậy, dựa trên mục tiêu HĐKPKH trong chương trình GDMN, dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ, GVMN xác định mục tiêu tổ chức HĐKPKH cho trẻ ở trường
MN. Theo tác giả Hoàng Thị Phương (2020b), mục tiêu TCHĐKPKH cho trẻ bao gồm:
+ Cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ.
+ Hình thành và phát triển ở trẻ các năng lực nhận thức và các kỹ năng xã hội cần thiết nhằm giúp trẻ phát hiện vấn đề, tích lũy kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
+Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thế giới xung quanh.
2.2.2.2. Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung HĐKPKH trong các chương trình GDMN ở các nước được thực hiện trong ba lĩnh vực HĐ cơ bản như khoa học vật lý, khoa học đời sống, khoa học trái đất và không gian (NRC, 2012, p.84; Moomaw, 2013; Butzow, C.M.& Butzow, J.M., 2000; Martin & các cộng sự, 2014; Brunton & Thornton, 2014; Krogh & Morehouse, 2014; Hoàng Thị Phương, 2020b). Nội dung của HĐKPKH trong Chương trình GDMN Việt Nam dành cho trẻ 3 đến 6 tuổi, trong đó có cả độ tuổi 5-6 tuổi, đều xoay quanh cùng các đối tượng thuộc các lĩnh vực khoa học trên như con người, động vật, thực vật, đồ vật, hiện tượng tự nhiên, hành tinh trái đất, một số ngành nghề gần gũi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021, tr. 36-45).
Khoa học vật lý gắn liền với vật chất và bao gồm các KH về vật lý và hóa học như tính chất của vật chất, trạng thái của vật chất, sự thay đổi và hỗn hợp của vật chất, phân loại vật thể và vật liệu, cân bằng, trọng lượng, năng lượng, chuyển động
48 của vật thể, nhiệt, ánh sáng và bóng tối và âm thanh (Charlesworth, 2016; Martin & các cộng sự, 2014). Khoa học đời sống là lĩnh vực KH tổng quát chứa nội dung thông tin về các đặc tính vật lý của con người, động vật và thực vật như các bộ phận, màu sắc, hình dạng, kết cấu và tất cả các đặc điểm khác, phân loại thực vật và động vật, vòng đời của sinh vật, di truyền, mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường (Charlesworth, 2016; Martin & các cộng sự, 2014; Paulu & các cộng sự, 1992; Hoàng Thị Phương, 2018). Trẻ nhận thức được mối quan hệ giữa con người, thực vật, động vật, côn trùng, nước, đất, mặt trời, không khí và nhiệt độ, và trẻ khám phá không chỉ bản thân mà còn cả thế giới. Các khái niệm về trái đất và khoa học vũ trụ bao gồm đất, đá, khí tượng, không khí, bầu khí quyển, mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các ngôi sao (Pane & các cộng sự, 2018; U.S Department of Education, 2005, Hoàng Thị Phương, 2018).
Các khái niệm KH trong chương trình được cung cấp cho trẻ trong quá trình khám phá trẻ lĩnh hội được nhờ các kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản như quan sát, so sánh, giao tiếp, phân loại, đo lường, dự đoán, thu thập và ghi dữ liệu, nhờ đó NLKPKH của trẻ phát triển.
Từ các nội dung của HĐKPKH của trẻ 5 – 6 tuổi trong Chương trình GDMN, GVMN lựa chọn ND TCHĐKPKH cho trẻ dựa trên các căn cứ: đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống; sự thay đổi và phát triển của chúng. Nội dung TCHĐKPKH cho trẻ là những tri thức về đối tượng liên quan mật thiết với trẻ ngay từ khi trẻ sinh ra và lớn lên; từ môi trường trẻ tiếp xúc gần gũi là gia đình (những người thân, thế giới đồ vật, yếu tố tự nhiên vô sinh, thế giới tự nhiên hữu sinh) đến môi trường trường mầm non, mở rộng ra làng xóm, khu phố và rộng hơn là quê hương, đất nước, hành tinh trái đất (Hoàng Thị Phương, 2020). Việc cho trẻ khám phá các đối tượng cần tiến hành trong hoàn cảnh sống thực của chúng trong mối quan hệ với các đối tượng khác. Tri thức tổ chức cho trẻ khám phá lúc đầu đơn giản, nhưng ngày càng rộng hoặc sâu hơn. Nội dung TCHĐKPKH được sắp xếp theo hướng đồng tâm và phát triển, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ riêng lẻ đến khái quát, từ gần gũi với cuộc sống của trẻ đến mở rộng ra thế giới xung quanh, từ ít đối tượng đến nhiều đối tượng.
49
ND tổ chức HĐKPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi được tổ chức thực hiện tích hợp và tích hợp theo các chủ đề thông qua các HĐ đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương (Nguyễn Thị Hòa, 2019).
Nội dung TCHĐKPKH được sắp xếp dựa vào nguồn tri thức theo vùng miền, HĐ của con người, các sự kiện xảy ra theo thời gian trong năm. ND được phân bố theo dạng HĐ của trẻ, tiến hành trên HĐ học tập, HĐ vui chơi, HĐ lao động, HĐ sinh hoạt hằng ngày; do đó, cần phải thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung trên giờ học với các HĐ khác.
2.2.2.3. Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Phương pháp TCHĐKPKH cho trẻ là cách thức, con đường HĐ hợp tác cùng nhau giữa GV và trẻ để tạo ra các điều kiện, cơ hội nhằm kích thích trẻ tích cực thăm
dò, tìm tòi cái mới, phát hiện những điều thú vị, chưa biết về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Trong lý luận GDMN, có nhiều cách phân loại PP GD trẻ
và dạy học trẻ khác nhau. Theo Nguyễn Thị Hòa (2019), Hoàng Thị Phương (2020),
PP TCHĐKPKH cho trẻ MN được vận dụng gồm các nhóm PP sau:
Dựa vào nguồn cung cấp thông tin cho trẻ MN, có ba nhóm PP giúp trẻ KPKH:
+ Nhóm phương pháp trực quan (quan sát, sử dụng tài liệu trực quan): Đây là nhóm PP trẻ sử dụng các giác quan của mình để trực tiếp nhìn, nghe, cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm… nhằm khám phá thế giới xung quanh. Nhóm PP này được sử dụng với các mục đích: phát triển và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, các thao tác trí tuệ; hình thành, củng cố, làm chính xác biểu tượng, hình thành các khái niệm về các đối tượng trong thế giới xung quanh.
+ Nhóm phương pháp dùng lời (đàm thoại, trò chuyện, sử dụng thơ ca, truyện kể, câu đố): Là PP dùng các phương tiện ngôn ngữ như trò chuyện, trao đổi, đưa ra câu hỏi, giải thích, lời gợi ý…nhằm giúp trẻ tiếp nhận và phản hồi thông tin. Trong quá trình tổ chức cho trẻ KPKH, PP dùng lời thường kết hợp với PP quan sát, sử dụng tài liệu trực quan, thí nghiệm, thực hành…để tăng hiệu quả của quá trình nhận thức cho trẻ. Có nhiều PP dùng lời, nhưng trong TCHĐKPKH, PP đàm thoạivới những các loại câu hỏi hướng đến đối tượng, khai thác kinh nghiệm của trẻ và câu hỏi rút ra kết luận mang tính khái quát, giúp trẻ có được khái niệm đúng đắn về các đối tượng nhận thức.
50 + Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm (thí nghiệm, trò chơi, luyện tập, tạo tình huống GD): Là PP cho trẻ được thực hành làm việc, được trải nghiệm trong các
HĐ thực tiễn. Trẻ được thực hiện lặp đi lặp lại để phát hiện ra bản chất, đặc trưng của
sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ xung quanh. Việc trực tiếp tham gia các HĐKPKH vừa giúp trẻ hình thành kiến thức vừa giúp trẻ hình thành các kĩ năng khác. Khi tổ chức HĐKPKH, sử dụng trò chơi, thí nghiệm, thử nghiệm trên đối tượng
cụ thể cũng giúp cho trẻ hứng thú, tò mò và tích cực tham gia. PP thực hành trải nghiệm giúp kết nối kiến thức với thực tiễn cuộc sống phong phú mà trẻ sẽ được trải qua trong cuộc sống. Bên cạnh việc giúp hình thành kiến thức mới, HĐ trải nghiệm còn tạo cho trẻ niềm say mê, khơi gợi hứng thú tìm tòi, khám phá về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh.
Dựa vào đặc thù HĐ của trẻ hay của GV (nhà GD), phân loại PP bao gồm PP
tác động GD trực tiếp và PP tác động GD gián tiếp. PP tác động GD trực tiếp sử dụng
có hệ thống trong tổ chức các HĐ của trẻ dưới sự hướng dẫn có chủ đích của GVMN bằng việc đặt ra nhiệm vụ cho trẻ, những lời khuyên, lời gợi ý, sự chỉ dẫn trực tiếp.
PP tác động GD gián tiếp sử dụng khi tổ chức các HĐ tự lập cho trẻ như HĐ vui chơi,
HĐ tự tìm hiểu, khám phá MTXQ.
Các nhà GD Hoàng Thị Phương (2020b), Nguyễn Thị Hòa (2019) cho rằng mỗi nhóm PP có ưu thế nhất định trong quá trình giúp trẻ khám phá khoa học
2.2.2.4. Hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Để đạt được các mục tiêu, ND TCHĐKPKH cho trẻ ở trường MN được thực hiện thông qua các hình thức sau: Thứ nhất, xét theo quy mô, bao gồm ba hình thức
cá nhân, nhóm, tập thể. Thứ hai, xét theo dạy học truyền thống có hình thức trong lớp
và ngoài trời. Thứ ba, xét theo dạng HĐ của trẻ bao gồm các HĐ: vui chơi, học tập, tham quan, lao động và sinh hoạt hằng ngày (Hoàng Thị Phương, 2020b; Nguyễn Thị Hòa, 2019).
2.2.2.5. Phương tiện vận dụng trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đối với trẻ MN, do những hạn chế về lứa tuổi và nhận thức nên không phải tất cả đối tượng có trong thế giới xung quanh đều là phương tiện GD trẻ, mà chỉ những phần nào của phương tiện mà trẻ có thể lĩnh hội được và trong các điều kiện có các
51
PP GD phù hợp. Theo tác giả Hoàng Thị Phương (2020); Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân (2010), phương tiện tổ chức các HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo có thể
sử dụng bao gồm: 1/ Sử dụng các yếu tố của môi trường tự nhiên là: các loại thực vật phổ biến, gần gũi với cuộc sống trẻ và đáp ứng được nhu cầu sống hằng ngày của trẻ (rau xanh, hoa quả, cây xanh,…); các loại vật nuôi, động vật sống dưới nước, trên cạn
và một số động vật hoang dã; các yếu tố tự nhiên vô sinh (không khí, nước, đất, cát, sỏi, đá…); hiện tượng thiên nhiên xung quanh (nguồn sáng, hiện tượng thời tiết). 2/
Sử dụng các loại đồ vật, các loại đồ chơi, các phương tiện nghệ thuật (tác phẩm văn học. tranh nghệ thuật, các tác phẩm âm nhạc…). Mỗi phương tiện có ưu thế nhất định trong KPKH, vì vậy cần phối hợp sử dụng các phương tiện phù hợp mục đích, nội dung và đặc điểm lứa tuổi khi tổ chức các HĐKPKH.
2.2.2.6. Môi trường tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bên cạnh sự đồng hành của GV, trẻ cần môi trường thuận lợi giúp trẻ tích cực khám phá thế giới xung quanh, đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Do trẻ
KP và vận dụng sự hiểu biết về xung quanh qua nhiều HĐ khác nhau, môi trường vật chất bao gồm: thứ nhất là các góc chơi khác nhau chẳng hạn như góc thiên thiên, góc khoa học, vườn trường; thứ hai là các đồ dùng, đồ chơi trong lớp học và ngoài sân trường. Môi trường xã hội thích hợp cho các HĐ khám phá chính là bầu không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học; là sự tôn trọng, khích lệ, động viên mà GV dành cho trẻ (Phan Thị Thu Hiền, 2018, tr.87).
2.2.2.7. Đánh giá việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Theo tác giả Hoàng Thị Phương (2019), đánh giá kết quả tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một hoạt động thường xuyên của GVMN nhằm thu thập thông tin về HĐKPKH của trẻ thích hợp, có giá trị, đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp của nó với các tiêu chí phù hợp với mục đích nhằm định hướng việc
tổ chức HĐKPKH cho trẻ. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, GVMN cần dựa trên mục tiêu tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ, các nội dung KPKH yêu cầu cần đạt ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Tiêu chí đánh giá dựa trên mục tiêu
tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thang đánh giá được xây dựng dựa vào tiêu chí đánh giá và cho điểm mỗi tiêu chí. Phương pháp đánh giá phối hợp