CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
3.1. Khái quát khảo sát thực tế
3.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở 27 trường MN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiện trạng, làm luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất quy trình TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
3.1.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề chính sau đây: (Phụ lục 1 và 2)
- Thực trạng mức độ năng lực KPKH của trẻ MG 5-6 tuổi tại trường MN.
- Thực trạng TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại trường MN: nhận thức của CBQL, GVMN về tầm quan trọng của việc TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi (Câu 1); xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung (Câu 2,3); các PPGD sử dụng (Câu 4); các hình thức sử dụng (Câu 5); các phương tiện sử dụng (Câu 6); mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đảm bảo (Câu 7); quy trình TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5-6 tuổi (Câu 8).
3.1.3. Địa bàn, đối tượng, thời gian khảo sát
3.1.3.1. Địa bàn khảo sát
Luận án được tiến hành khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ năm
2021, thành phố Tp. Hồ Chí Minh có 22 quận, huyện, thành phố, và phân loại đô thị các quận, huyện gồm 3 loại: Khu vực đô thị trung tâm, khu vực đô thị mới, khu vực ngoại thành.
88
Bảng 3.1. Đặc điểm địa bàn cụm khảo sát
Loại đô
thị Đặc điểm Địa bàn quận,
huyện, thành phố
Khu vực
nội thành
trung tâm
Là khu vực được thành lập lâu đời, có phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, trình độ dân trí
cao. Vì vậy, các trường mầm non thuộc khu vực này
có cơ sở vật chất hiện đại, trình độ GV đạt chuẩn, đi
đầu trong thực hiện đổi mới giáo dục, có chất lượng
GD tốt.
Quận: 1, 3, 4,
5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận,
Khu vực
đô thị
mới
Là khu vực được thành lập trong thời gian ngắn, theo tiêu chí là đô thị kiểu mẫu của thành phố. Kinh
tế, văn hóa, xã hội, GD đang trong giai đoạn phát
triển và hoàn thiện. Do đó, các trường mầm non
chưa phát triển đồng bộ, có cơ sở đạt chuẩn quốc
gia, nhiều cơ sở chưa đạt chuẩn; có nhiều loại hình
cơ sở công lập và ngoài công lập.
Quận: 7, Bình Tân Tân Phú, Thành phố Thủ Đức
Khu vực
ngoại
thành
Là khu vực có mật độ dân số tập trung không nhiều, kinh tế chủ yếu về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng
hạn chế, dân trí chủ yếu là lao động, GD phát triển
chậm hơn. Các trường MN tại khu vực này còn hạn
chế về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên. Cơ sở
GDMN qui mô nhỏ chiếm số lượng nhiều, nhiều loại
hình cơ sở công lập và ngoài công lập.
Quận 12, Huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ
3.1.3.2. Đối tượng khảo sát
*Đối tượng là CBQL và GVMN của 27 trường MN khảo sát (Phụ lục 12, 13).
Tổng số GVMN của 27 trường MN là 1573; tổng số CBQL là 50 (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chuyên môn). Kích cỡ mẫu khảo sát trong luận án được xác định dựa theo công thức (Yamane, 1967):
Mẫu GVMN: 𝑛 = 𝑁
1+𝑁.𝑒2 = 1573
1+1573. 0,052= 318,91 làm tròn 319
Mẫu CBQL: 𝑛 = 𝑁
1+𝑁.𝑒2 = 50
1+50. 0,052= 44,44 làm tròn 45 Trong đó: n: là thành viên mẫu cần xác định để điều tra nghiên cứu; N: là tổng số mẫu; e: mức độ sai số cho phép (nếu chọn sai số là 5% thì độ tin cậy là 95%)
89
Áp dụng công thức trên, số lượng CBQL, GVMN tối thiểu phải gửi phiếu khảo sát là 364 người. Người nghiên cứu lựa chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng các trường
MN ở 3 khu vực thuộc 22/22 quận, huyện, thành phố, đảm bảo mẫu mang tính đại diện, có độ tin cậy. Mẫu được lựa chọn từ CBQL và GVMN tham gia các lớp bồi dưỡng của các quận huyện tại Tp. Hồ Chí Minh, các chương trình chuyên đề - hội thảo về chuyên môn dành cho CBQL, GVMN; từ cựu sinh viên của Khoa GDMN trường Đại học Sài Gòn, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. Hồ Chí Minh, hiện đang công tác tại các trường MN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Phiếu gửi đến cho 2 đối tượng khảo sát: cán bộ quản
lý (Ban giám hiệu, cán bộ phòng giáo dục) số lượng 54, và GVMN số lượng 409, phiếu thu về 45 phiếu khảo sát CBQL, 319 phiếu khảo sát GVMN có giá trị. Phân bố khách thể khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 12.
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát
Tiêu chí CBQL GV
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn
Trung học 0 0 45 14,1
Cao đẳng 2 0 75 23,5
Đại học 33 73,3 197 61,8
Thạc sĩ 10 22,2 2 0,6
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 0 0 31 9,7
5-10 năm 7 15,6 221 69,3
11-15 năm 19 42,2 38 11,9
Trên 15 năm 19 42,2 29 9,1
Về trình độ chuyên môn và thâm niên công tác thể hiện ở Bảng 3.2, CBQL đều trên chuẩn, GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 85,9%, là điều kiện thuận lợi trong tiếp cận những xu thế mới; có 55,88% CBQL thâm niên 11-15 năm, đa số GVMN có thâm niên 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (69,3%), điều này cho thấy CBQL có kinh nghiệm chỉ đạo, GVMN có kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
*Đối tượng là trẻ MG 5-6 tuổi của các lớp lá thuộc 27 trường MN dự giờ.
Tổng số trẻ của 27 trường là 759, kích cỡ mẫu khảo sát được xác định dựa theo công thức (Yamane, 1967):
Mẫu trẻ: 𝑛 = 𝑁
1+𝑁.𝑒2 = 759
1+759. 0,052= 261,95 làm tròn 262
90
3.1.3.3. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 năm học 2021-2022
3.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
3.1.4.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập dữ liệu định lượng để phục vụ nghiên cứu thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về tầm quan trọng TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM và thực trạng GVMN tổ chức HĐKPKH theo định hướng GD STEM cho trẻ
MG 5-6 tuổi.
- Mẫu khảo sát: 45 CBQL, 319 GVMN
- Quá trình tiến hành:
(1) Phát phiếu hỏi thăm dò ý kiến của CBQL, GV nhằm xây dựng phiếu hỏi. Phân tích độ tin cậy phiếu hỏi và điều chỉnh nội dung của phiếu hỏi.
(2) Khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi (bản giấy và link google form).
(3) Thu thập, phân loại số lượng phiếu thu về.
(4) Xử lý số liệu điều tra qua thống kê mô tả, sử dụng công cụ SPSS 20.0 để tính điểm trung bình, phần trăm, độ lệch chuẩn, mức ý nghĩa Sig, kiểm định F, kiểm định 2 mẫu độc lập T, độ tin cậy (Cronbach’s Alpha).
- Công cụ khảo sát: Phiếu thăm dò ý kiến CBQL (Phụ lục 1), Phiếu thăm dò ý kiến GVMN (Phụ lục 2).
3.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập ý kiến trực tiếp của CBQL, GVMN để bổ sung cứ liệu cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát, tác giả đối thoại
có chủ định nội dung về thực trạng GVMN tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng GD STEM cho trẻ MG 5-6 tuổi và thực trạng năng lực KPKH của trẻ MG 5-6 tuổi.
- Mẫu phỏng vấn: 7 CBQL, 10 GV đang trực tiếp dạy lớp MG 5-6 tuổi.
- Quá trình tiến hành: (1) Liên hệ và nêu mục tiêu phỏng vấn; (2) tiến hành phỏng vấn mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM; (3) ghi âm; (4) xử lý thông tin, loại bỏ những câu trả lời trùng lặp và chọn lọc những câu trả lời phù hợp để làm minh chứng cho phân tích thực trạng.
- Công cụ: Biên bản phỏng vấn CBQL (Phụ lục 3,4), Biên bản phỏng vấn GVMN (Phụ lục 5, 6)
91
3.1.4.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát các HĐ trực tiếp của trẻ để đánh giá mức độ NLKPKH của trẻ. Quan sát các quá trình TCHĐKPKH của GV ở trường MN để tìm hiểu mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình TCHĐKPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi tại trường MN; quan sát quá trình học của trẻ để đánh giá NLKPKH của trẻ.
- Mẫu quan sát: dự giờ 30 giờ HĐKPKH của 30 GV dạy lớp Lá ở 27 trường
MN.
- Quá trình tiến hành: (1) Liên hệ và nêu mục tiêu quan sát; (2) Tiến hành dự giờ (quay phim, ghi chép quá trình TCHĐKPKH cho trẻ MG 5-6 của GV; (3) Đánh giá năng lực KPKH của trẻ và việc tổ chức HĐPKKH của GV theo tiêu chí; (4) Xử
lý thông tin để làm minh chứng cho phân tích thực trạng.
- Công cụ: biên bản quan sát (Phụ lục 7), bảng kiểm quan sát (Phụ lục 12).
3.1.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Mục đích: Tìm hiểu các chủ đề trong kế hoạch năm học, kế hoạch tháng của
GV. Tìm hiểu mức độ phát triển NL của trẻ trong HĐKPKH qua sản phẩm của trẻ sau mỗi hoạt động khám phá khoa học và hồ sơ cá nhân của trẻ.
- Mẫu nghiên cứu: 30 bản kế hoạch GD năm, kế hoạch GD tháng của GV lớp
Lá, sản phẩm hoạt động của trẻ (tranh ảnh, thành quả công việc, kết quả thí nghiệm,…); hồ sơ cá nhân của trẻ.
- Quá trình tiến hành: (1) Liên hệ và nêu mục tiêu nghiên cứu sản phẩm hoạt động; (2) tiến hành sao chép kế hoạch của GV; chụp hình sản phẩm của trẻ (3) đánh giá kế hoạch của GV, sản phẩm của trẻ theo tiêu chí; (4) xử lý thông tin để làm minh chứng cho phân tích thực trạng.
- Công cụ: Bảng kiểm quan sát (Phụ lục 12), hồ sơ cá nhân của trẻ (Phụ lục 13), phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ (Phụ lục 14)
3.1.4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Mục đích: xử lý kết quả định lượng thu được từ bảng hỏi nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu
- Nội dung: sử dụng thống kê mô tả như tính tần số, tỷ lệ %, điểm trung bình (Mean=M), độ lệch chuẩn (Std. Devation), hệ số tương quan (Sig), hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định Leveno, T-test
92
- Quá trình tiến hành: thu thập dữ liệu, mã hóa biến, nhập liệu, xử lý, phân tích,
so sánh và đưa ra kết quả.
- Công cụ: sử dụng phần mềm SPSS 20.0 (Phụ lục 16)
- Thang đo: Thực hiện quy ước các điểm trung bình đã tính theo thang đo khoảng (Interval Scale) Likert 5 mức độ, tác giả xác định giá trị khoảng cách theo công thức:
𝐾 =𝑀𝑎𝑥𝑖𝑚𝑢𝑚 − 𝑚𝑖𝑛𝑖𝑚𝑢𝑚
𝑛 =5 − 1
5 = 0,8
Bảng 3.3. Quy ước cách xử lý thông tin phiếu thăm dò ý kiến
Điểm trung
bình
Loại câu hỏi Câu hỏi về
sự cần thiết
Câu hỏi về mức độ sử dụng
Câu hỏi về tầm quan trọng
Câu hỏi về hiệu quả
Câu hỏi về nhận thức
Câu hỏi về mức độ ảnh hưởng
Mức 1:
1,00 – 1,80
Rất không cần thiết
Hoàn toàn không bao giờ
Không quan trọng
Không hiệu quả
Hoàn toàn không đồng ý
Hoàn toàn không ảnh hướng Mức 2:
1,81 – 2,60
Không cần
thiết Hiếm khi Ít quan
trọng Ít hiệu quả Cơ bản không
đồng ý
Không ảnh hưởng Mức 3:
2,61 – 3,40
Bình thường
Thỉnh thoảng
Bình thường
Bình thường
Đồng ý một phần
Bình thường Mức 4:
3,41 – 4,20 Cần thiết Thường
xuyên
Quan trọng Hiệu quả Cơ bản đồng
ý
Khá ảnh hưởng Mức 5:
4,21 – 5,0
Rất cần thiết
Rất thường xuyên
Rất quan trọng
Rất hiệu quả
Hoàn toàn đồng ý
Rất ảnh hưởng
- Đánh giá mối tương quan giữa 2 đối tượng, luận án dựa vào nguyên tắc của hệ
số Sig: Nếu hệ số Sig > 0,05 : không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê;
Nếu hệ số Sig <= 0,05: có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.
- Độ tin cậy của thang đo bảng hỏi:
TCHĐKPKH theo định hướng GD STEM bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, xét tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), tác giả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha với các mục câu hỏi để xác định xem các câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát có thể đo lường
93 một cách đáng tin cậy hay không. Mức độ tin cậy của thang đo lường được xác định theo giá trị hệ số Cronbach’s Alpha: 0,8 ≤ α ≤ 1: xuất sắc; 0,7 ≤ α ≤ 0,8: tốt; 0,6 ≤ α : chấp nhận được. Kết quả bảng 3.4 cho thấy hệ số α > 0,6 nghĩa là thang đo lường bảng hỏi có giá trị tin cậy sử dụng được.
Bảng 3.4. Hệ số tin cậy của từng câu hỏi trong Phiếu thăm dò CBQL, GVMN
Câu hỏi Nội
dung
Phương pháp
Hình thức
Phương tiện
Yếu tố đảm bảo
Quy trình
Tầm quan trọng, mức
độ tổ chức, mức độ tích hợp, hiệu quả tổ chức
Hệ số
Cronbach’s
Alpha (α)
0,688 0,861 0,858 0,879 0,936 0,835 0,906
3.1.5. Quy trình đánh giá thực trạng năng lực khám phá khoa học của trẻ
3.1.5.1. Công cụ đánh giá thực trạng năng lực khám phá khoa học của trẻ
- Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực KPKH của trẻ theo Rubric
- Phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ
- Hồ sơ cá nhân của trẻ
3.1.5.2. Các bước đánh giá
- Bước 1: Tác giả tập huấn cho nhóm hỗ trợ về cách đánh giá trẻ qua bảng kiểm quan sát và phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ
- Bước 2: Người đánh giá quan sát dự giờ các HĐKPKH của trẻ tại trường MN, ghi chép và quay phim và đánh giá biểu hiện của trẻ theo tiêu chí trong bảng kiểm quan sát
- Bước 3: Người đánh giá quan sát quá trình trẻ làm sản phẩm hoạt động và đặt câu hỏi về quá trình trẻ làm ra sản phẩm
- Bước 4: Người quan sát đánh giá vào phiếu đánh giá sản phẩm HĐ của trẻ.
- Bước 5: Tác giả nghiên cứu hồ sơ cá nhân của trẻ được GVMN đánh giá vào cuối học kì hoặc cuối chủ đề và đánh giá bằng phiếu kiểm quan sát
- Bước 6: Tác giả thu thập dữ liệu, mã hóa và xử lý dữ liệu.
94