CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE ĐIỀU KHIỂN BẰNG BCM
3.5 Cấu tạo chóa đèn
3.5.1 Sơ đồ và hoạt động của một số loại mạch điện hệ thống đèn
Mạch điện hệ thống đèn trên xe chia làm hai loại chính: Loại có sử dụng relay cho các công tắc đèn đầu, công tắc chuyển pha-cốt, và loại không sử dụng relay.
a. Loại không sử dụng relay:
Chế độ chiếu gần (Low-Beam):
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD và công tắc điều chỉnh pha-cốt ở
vị trí Low, có dòng điện đi từ accu ->dây đèn cốt của bóng đèn đầu -
> chân low của công tắc chuyển pha-cốt -> mass. Ðèn cốt sáng.
Chế độ chiếu xa (High-Beam):
Hình 3.41 Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD đồng thời công tắc pha-cốt ở vị trí High thì sẽ có dòng điện đi từ accu -> dây pha của bóng đèn đầu -> chân High của công tắc chuyển pha cốt -> mass, đồng thời có dòng điện từ accu -> đèn báo pha trên bảng táp - lô -> mass. Ðèn pha và đèn báo pha sáng.
Chế độ Flash :
Khi công tắc điều chỉnh pha - cốt ở vị trí flash, có dòng từ Accu -> dây pha của bóng đèn đầu đồng thời có dòng -> đèn báo pha ở táp - lô -> chân flash của công tắc pha - cốt -> mass. Ðèn báo pha và đèn pha sáng.
b. Loại sử dụng relay:
Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ:
Hoạt động:
Khi bật công tắc LCS (Light Control Syitch) ở vị trí Tail: Sẽ có dòng điện đi từ: accu -> cuộn dây realy W1 -> chân A2 -> chân A11
-> mass, -> đóng tiếp điểm 2,3. Cho dòng accu -> cọc 2,3 -> cầu chì tail -> đèn tail -> mass, đèn đờmi sáng.
Hình 3.42 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại
dương chờ
Khi bật công tắc LCS sang vị trí HEAD thì mạch đèn đờmi vẫn sáng bình
thường, đồng thời có dòng từ: accu -> W2 -> A13 ->
A11 -> mass, relay đóng 2 tiếp điểm 3’ và 4’.
Nếu công tắc điều chỉnh pha – cốt ở vị trí LOW sẽ có dòng qua tiếp điểm 3’
và 4’ -> dây cốt của bóng đèn đầu, về chân C3 -> A9 ->
mass. Ðèn cốt sáng.
Nếu công tắc điều chỉnh pha – cốt ở vị trí HIIH, sẽ có dòng qua tiếp điểm 3’
và 4’-> dây pha của bóng đèn đầu, về chân C12 -> A9 -
> mass, đèn pha sáng. Lúc này đèn báo pha trên táp-lô sáng được là nhờ
dây cốt của bóng đèn đầu lúc này đóng vai trò như một dây dẫn đưa dòng điện
đến đèn báo pha (với công suất rất nhỏ <5 W) và về mass.
Khi bật công tắc ở chế độ Hlash: Sẽ có dòng qua cuộn dây W2 qua chân A14
công tắc pha – cốt về mass, đóng tiếp điểm 4’,3’ cho dòng điện từ dương accu
qua tiếp điểm 4’,3’ qua dây HIGH bóng đèn đầu về chân C12 của công tắc pha-
cốt và về mass, lúc này đèn báo pha cũng sáng như chế độ HIGH.
Ta có thể dùng relay 5 chân để thay cho công tắc chuyển đổi pha cốt, nếu vậy
thì công tắc sẽ bền hơn vì lúc này dòng qua công tắc là rất khó phải qua cuộn
dây của relay.
Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ:
Tương tự hoạt động của loại sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng loại
dương chờ có relay:
- Khi công tắc đèn đầu bật, sẽ có dòng qua cuộn dây relay W2 -> chân A2 công tắc đèn đầu -> mass, đóng tiếp điểm 3,4.
Hình 3.43 Sơ đồ mạch điều khiển đèn kiểu âm chờ
- Khi công tắc chuyển đổi pha-cốt ở vị trí LQW, tiếp điểm 4,5 của relay pha - cốt đóng, cho dòng điện đến dây Loy của bóng đèn đầu -> mass, đèn cốt sáng.
- Khi công tắc chuyển đổi pha - cốt ở vị trí HIGH, có dòng qua cuộn dây relay W3 -> chân A12 của công tắc pha - cốt -> mass, đóng tiếp điểm 3,4 relay pha- cốt, cho dòng qua tiếp điểm 3,4 -> dây High của bóng đèn đầu -> mass, đèn pha sáng, đồng thời có dòng qua đèn báo pha 🡒 mass, đèn báo pha trên táp - lô sáng.
Ở chế độ Flash: Tiếp điểm 3,4 của relay đèn đầu đóng do có dòng ->
cuộn dây relay W2 ->chân A14 công tắc chuyển pha-cốt về mass, tiếp
điểm 3,4 của relay pha - cốt đóng do có dòng -> cuộn dây relay pha -
cốt W3 -> chân A12 của relay điều khiển pha - cốt về mass, cho dòng
điện đến dây HIGH của bóng đèn đầu -> mass, đèn pha sáng, đồng
thời đèn báo pha trên táp lô cũng hoạt động như chế độ bật đèn pha.