CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
2.7 Bảo vệ thương hiệu
2.7.1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Vì sao cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Sleep homestay?
Giúp khách hàng tránh những homestay, khách sạn giả mạo, có thể tìm đúng địa chỉ homestay. Xác lập có cơ sở pháp lý vững chắc xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với thương hiệu trong lĩnh vực du lịch. Một bước chuyên nghiệp để doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh. Giúp ngăn chặn hành vi sử dụng thương hiệu hoặc logo tương tự hoặc gây nhầm lẫn.
- Hồ sơ đăng ký:
Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu (để lấy thông tin và áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);
Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để lấy thông tin trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là công ty).
Mẫu thương hiệu cần đăng ký (file mềm là tốt nhất).
Danh mục sản phẩm, dịch vụ để đăng ký cho thương hiệu (danh mục sản phẩm dịch vụ chính là đối tượng mà thương hiệu sẽ gắn lên hoặc sử dụng).
- Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Thứ nhất, xác định kiểu loại thương hiệu: Nhãn hiệu của Sleep homestay là:
Thương hiệu kết hợp yếu tố hình và chữ
Về cơ bản, sau khi đơn đăng ký đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đơn đăng
ký sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn mẫu sẽ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu
Chủ sở hữu sẽ tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để xem thương hiệu có trùng hoặc tương tự với bên khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Sau khi kết quả tra cứu cho thấy thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu để nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu
sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký. Đơn đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:
+ Thẩm định hình thức đơn:
“Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục SHTT sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi
là hợp lệ hay không. “
Sau khi thẩm định hình thức đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:
– Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
– Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn
và yêu cầu chủ sở hữu phải sửa đổi/bổ sung thông tin đơn đăng ký
+ Công bố đơn đăng ký trên công báo số ra hàng tháng
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp
lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Khách hàng có thể trực tiếp vào website của Cục SHTT là NOIP.GOV.VN để tham khảo việc công bố đơn đã đăng ký.
+ Thẩm định nội dung đơn:
“Trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. “
“Sau khi hoàn thành việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: “
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công
bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu
Sau khi nhận được thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ
sở hữu cần nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu để được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký.
2.7.2 Quản lý thương hiệu
Bên cạnh việc xây dựng hay phát triển thương hiệu thì việc quản lý thương hiệu cũng là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển của mỗi thương hiệu. Nhằm tránh những rủi ro về mất thương hiệu hay gây ra sự nhầm lẫn về vấn đề sản phẩm, dịch vụ của homestay cung cấp.
Để thực hiện điều đó, Sleep homestay sẽ tiến hành rà soát thương hiệu theo định kỳ có thể là 3, 6 tháng hay 1 năm. Rà soát trên tất cả các phương diện, như
hồ sơ, trang web, trang mạng xã hội, ....