Phần III- Đọc và trả lời câu hỏi
99. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
Sai, quyền lực đã xuất hiện từ thời Công xã nguyên thuỷ trong xã hội con người vẫn chưa phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp
100: Công xã nguyên thủy không tồn tại nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý quyền lực.
Sai, Công xã nguyên thuỷ không tồn tại nhà nước vì vẫn chưa đạt đủ 2 điều kiện là xã hội chưa phân chia giai cấp và chế độ tư hữu chứ không phải không tồn tại hệ thống quản lý quyền lực.
101. Không phải CQNNước nào cũng mang quyền lực NN.
Sai. Mỗi cơ quan nhà nước đều có quyền lực NN, thẩm quyền riêng do nhà nước ban hành
102. Chính phủ là cơ quan xét xử, cơ quan hành chính NN cao nhất
Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính NN cao nhất nhưng không có chức năng xét xử. Tòa án ND mới là cơ quan xét xử.
103. Thực hiện pháp luật gồm hành vi hợp pháp và vi phạm PL của các chủ thể.
Sai. Bởi vì thực hiện pháp luật không thể có hành vi vi phạm PL của các chủ thể
104. Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật, không nhất thiết phải tuân thủ các giai đoạn ADPL theo 1 trình tự nhất định.
Sai. Bởi vì điều ấy sẽ đảo lộn quá trình ADPL. Cần phải tuân thủ theo quy trình nhất định
để đảm bảo ADPL hợp lý, đúng luật. VD : Không thể nào bắt người khác đi tù trước rồi mới đem ra xét xử.
105. ADPL là hình thức thực hiện PL do tất cả các cá nhân, tổ chức trong XH tiến hành.
Sai. ADPL là hình thức thực hiện PL do các CQNN có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức
XH được NN trao quyền tiến hành và áp dụng trong phạm vi nhất định.
106. Mọi văn bản được Nhà nước ban hành có chứa đựng các quy tắc xử sự đều là VBQPPL.
Sai, VBQPPL là văn bản được nhà nước ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật,
ko phải là quy tắc xử sự
107. Hiệu lực hồi tố là thời điểm có giá trị pháp lý của VBQPPL.
Sai, hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều VBQPPL
108. Văn bản dưới luật là văn bản do Quốc Hội ban hành.
Sai, các văn bản dưới luật không chỉ do Quốc Hội ban hành mà còn có các cơ quan NN
có thẩm quyền khác ban hành.
109. Mọi văn bản quy phạm PL đều là văn bản luật.
Sai. Không phải mọi văn bản quy phạm PL đều là văn bản luật, có các loại văn bản khác được quy định tại điều 4 luật ban hành VBQPPL như : quyết định, nghị định, thông tư, pháp lệnh, nghị quyết, ..
110. Một QHXH không thể đồng thời bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm đạo đức.
Sai. Pháp luật và quan hệ đạo đức trong nhiều trường hợp cùng điều chỉnh một QHXH nhất định. VD: trong trường hợp chồng giết người nếu vợ ko tố cáo chồng thì sẽ vi phạm pháp luật nhưng về mặt tình cảm thì ko lẽ người vợ lại phải tố cáo chồng mình giết người
111. Tất cả các VBQPPL do các CQNN có thẩm quyền ở TW ban hành thì luôn luôn có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
Sai. Có thể có những VBQPPL do các CQNN có thẩm quyền ở TW ban hành nhưng chỉ
áp dụng ở một phần lãnh thổ hoặc 1 đơn vị hành chính nhất định. VD : Chỉ thị số 19 của Thủ tướng CP về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
112. Tất cả các CQNN đều có quyền đặt ra các quy tắc xử sự chung.
Sai. Chỉ có các CQNN có thẩm quyền mới có quyền đặt ra các quy tắc xử sự chung.
113. Chỉ có QPPL mới định ra quy tắc xử sự cho con người.
Sai. Ngoài các QPPL, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau cũng định ra các quy tắc xử sự cho con người.
114. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá hành vi của con người.
Sai. Ngoài PL, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, tôn giáo, phong tục tập quán khác cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.
115. Pháp luật và quy phạm đạo đức luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Sai. Một số quy phạm đạo đức không hỗ trợ pháp luật trong việc điều chỉnh các QHXH. VD: trong trường hợp chồng giết người nếu vợ ko tố cáo chồng thì sẽ vi phạm pháp luật nhưng về mặt tình cảm thì ko lẽ người vợ lại phải tố cáo chồng mình giết người.
116. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan tư pháp ban hành.
Sai. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước
117. Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL mang tính bắt buộc.
Sai. Sử dụng pháp luật không phải là hình thức thực hiện PL mang tính bắt buộc mà chủ thể có thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.
118. ADPL là hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi CQNN và đảng phái chính trị.
Sai, ADPL là hình thức thực hiện PL đc thực hiện bởi CQNN có thẩm quyền chứ ko có đảng phái chính trị.
119. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc.
Sai, Tất cả quy phạm đều bắt buộc, vấn đề là bắt buộc ở yếu tố nào, giới hạn về đối tượng: tôn giáo bắt buộc đối với ng có niềm tin vào tôn giáo.
120. Trong mọi trường hợp pháp luật đều lạc hậu hơn so với kinh tế.
Sai. Trong một số trường hợp pháp luật lại có sự tiến bộ hơn so với kinh tế, dự liệu điều chỉnh được 1 số vấn đề trong tương lai : VN trước năm 1990 chưa có nền kt thị trường nhưng PL quy định tính cạnh tranh-> phát triển.
LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC - NHẬN ĐỊNH PHẦN 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC.
Câu 1: Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.
Nhận định trên: sai.Bởi vì Nhà nước ra đời bởi 2 nguyên nhân là nhu cầu quản lý xã hội
và nhu cầu bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị có nghĩa là phải có tính giai cấp và tính xã hội.. Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp nhà nước ra đời là kết quả của đấu tranh giai cấp. Là công cụ đặc biệt để thế hiện ý chí của giai cấp thống trị .Là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp thống trị.Nhà nước có nguồn gốc xã hội, nảy sinh từ trong xã hội ,kế thừa vai trò xã hội trong chế độ công xã nguyên thủy,phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội
Câu 2: Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Sai, quan điểm cn mác cho rằng nn chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định. Thực tế cho thấy không phải tất cả nn ra đời đều do mâu thuẫn ko thể điều hòa,
1 số nhà nước ra đời do nhu cầu như nn giéc manh ( nhu cầu cai trị vùng đất mới), một số nhà nước phương đông ( nhu cầu trị thủy)
Câu 3: Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị.
Sai, để hình thành một nhà nước cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện là xuất hiện chế độ tư hữu và xh có phân hoá giai cấp. Mà ở đây cả 2 điều kiện đó đã có nên nhà nước của giai cấp thống trị ra đời và ở mỗi đất nước chỉ có duy nhất 1 nhà nước nên giai cấp bị trị không thể nào thành lập nên nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị
Câu 4: Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
Sai. Bất biến nghĩa là ko thay đổi, ko phát triển nhưng thực tế cho thấy nhà nước có sự thay đổi và phát triển từ nhà nước chủ nô đến nhà nước pk, nn tư sản, nn xhcn. Vì v nn ko phải là hiện tượng bất biến
Câu 5: Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Sai. quyền lực vẫn tồn tại trong công xã nguyên thủy: quyền lực xã hội
Câu 6: Học thuyết thần quyền về nguồn gốc của Nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua.
Sai. thuyết thần quyền có 3 phái khác nhau, trg đó phái giáo quyền cho rằng thượng đế trao quyền lực cho vua một cách gián tiếp thông qua giáo hội, phái dân quyền cho rằng thượng đế trao quyền cho vua gián tiếp thông qua nhân dân, chỉ có phái quân quyền mới cho rằng thượng đế trực tiếp…
Câu 7: Những học thuyết phi Mác xít lý giải một cách chân thực và có cơ sở khoa học về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Sai. Những học thuyết phi Mác xít lý giải về nhà nước thiếu cơ sở khoa học và bị lợi dụng để che đậy nguồn gốc và bản chất chân thật của NN.
Câu 8: Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện.
Câu 9: Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản
lý thực hiện quyền lực.
Sai. CXNT không tồn tại NN không phải vì không tồn tại hệ thống quản lý thực hiện quyền lực mà vì quyền lực đó mang tính xã hội. Quyền lực đó do XH tổ chức ra và phục
vụ ngược lại lợi ích cho cộng đồng.
Câu 10: Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín muồi” và sự hình thành Nhà nước.
Sai. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy chỉ là một biểu hiện của nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành Nhà nước. Kết quả sau 3 lần phân công lao động đó là : Xã hội thoát khỏi đói nghèo nhưng xuất hiện giai cấp, dân cư bị xáo trộn (dân cư trong một địa vực nhất định đã có sự khác nhau về huyết thống)
Câu 11: Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm là yếu tố quyết định sự hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông.
Sai. Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang tính đặc thù quyết định sự hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông, tuy nhiên đó còn là sự xuất hiện của chế độ tư hữu cùng sụ phân hóa giai cấp trong XH đã khiến NN ra đời.
Câu 12: Nhà nước ra đời vì nhu cầu quản lý xã hội.
Sai. Nhà nước không chỉ ra đời vì nhu cầu quản lý XH mà còn để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị.
Câu 13: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.S
Sai. Thực tế cho thấy không phải tất cả nn ra đời đều do mâu thuẫn ko thể điều hòa, 1 số nhà nước ra đời do nhu cầu như nn giéc manh ( nhu cầu cai trị vùng đất mới), một số nhà nước phương đông ( nhu cầu trị thủy)