Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 97 - 104)

III. Tiến trình dạy học

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm

3,4,1, Đảnh giá về mặt định tính

a) về phía giảo viên:

- Các giáo viên đều cảm thấy hào hứng với các chù đề, ý tưởng kế hoạch bài dạy mà luận vàn đưa ra, đồng thời cho ràng các tiết dạy thực nghiệm bước đầu đã có sự thành công trong việc khơi gợi sự tham gia tích cực của học sinh, đồng thời mong muốn mình sẽ có thể tự thực hiện được các tiết dạy tương tự để học sinh có hứng thú và chũ động tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong tiết học. Các giáo viên cũng cho rằng việc giáo dục tài chính cho học sinh ngay trong tiết học được thực hiện rất

89

tự nhiên, học sinh dễ dàng nắm bắt được các khái niệm liên quan đến kinh doanh, tài chính, chi tiêu.

- Giáo vicn đã hiốu rõ hơn về hiộu quả cũa hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán nhàm giáo dục kiến thức tài chính cho học sinh, đồng thời biết cách thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán theo định hướng giáo dục tài chính.

- Sau khi rút kinh nghiệm kết thúc tiết dạy, các GV đều cho ràng không quá khó để thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính cho học sinh, chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình đề xuất mà luận văn đưa ra.

b) về phía học sinh:

- Qua tất cả các tiết thực nghiệm, thông qua quan sát, trao đôi với HS chúng tôi thấy: Không khí lớp thực nghiệm sôi nối hơn, hào hứng hơn, HS tập trung chú ý hơn, đa

số các em đều rất tò mò, tìm hiểu các giải quyết vấn đề, làm việc nhóm tốt, tích cực xây dựng bài, nhận xét và bố sung cho nhau, các em hào hứng với các kiến thức tài chính được giới thiệu. Lớp không thực nghiệm sư phạm, không khí lớp học trầm hơn,

HS tiếp nhận kiến thức đơn thuần, có liên hệ đến thực tế, nhưng HS chủ yếu làm việc với các bài toán trong sách giáo khoa, không có HĐTN cụ thể.

- Đa số học sinh lớp thực nghiệm đều cảm thấy rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học, chủ động tham gia xây dựng bài.

- Phần lớn học sinh lớp thực nghiệm đều có mong muốn được tham gia thêm nhừng tiết học trải nghiệm tương tự. Thông qua trải nghiệm, các em thấy hiếu bài hơn, dễ ghi nhớ kiến thức hơn so với các tiết học thông thường và cảm thấy có thế áp dụng được những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Các em đều có ý thức sẽ phải chi tiêu một cách hợp lí và tích lũy thêm kiến thức giáo dục tài chính trong tương lai.

3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng

a) Phân tích định lượng kết quả xử phiếu hỏi:

Sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi cho HS lớp thực nghiệm với số phiếu phát ra là 45 phiếu với câu hỏi như sau:

Câu 1. Em có thích tham gia vào các HĐTN môn Toán không?

□ Không thích.

□ Bình thường.

□ Thích.

90

□ Rât thích.

Câu 2. Khi tham gia vào HĐTN môn toán em thấy như thế nào (có thề chọn nhiều ý)?

□ Dễ ghi nhớ kiến thức hơn.

□ Dễ hiểu bài hơn.

□ Thích hoạt động nhóm với các bạn.

□ Thấy bình thường.

Câu 3. Em có thể mô tả được những khái niệm nào dưới đây (có thề chọn nhiều ý)?

□ Vốn.

Giá cả.

Chi phí vận hành.

Lãi.

Lỗ.

□ Doanh thu.

Câu 4. Em có mong muốn được tham gia thêm các tiết học tương tự không?

□ Không muốn.

□ Bình thường.

□ Muốn.

□ Rất muốn.

Ở câu hỏi thứ 1, có 40/45 (88,89%) học sinh được hỏi đều trả lời thích hoặc rất thích tham gia các HĐTN trong môn Toán học, 5/45 học sinh (11,11%) được hỏi cảm thấy bình thường. Không có ý kiến nào không thích. Như vậy có thồ thấy hầu hết học sinh đều thích được tham gia vào HĐTN môn Toán.

Ớ câu hỏi thứ 2, hầu hết các phương án câu hởi đưa ra đều có học sinh lựa chọn. Trong đó, 39/45 học sinh (86,67%) cảm thấy dễ ghi nhớ kiến thức hơn; 41/45 học sinh (91,11 %) cảm thấy tiết học HĐTN dễ hiểu bài hơn các tiết học thông thường; 45/45 học sinh (100%) thích hoạt động nhóm với các bạn, chỉ có 1/45 học sinh (2,22%) cảm thấy bình thường. Điều này chứng tỏ HĐTN tác động không nhỏ tới việc tiếp thu kiến thức của các em: phần lớn học sinh cảm thấy hiếu bài và dễ ghi nhớ kiến thức hơn trong các tiết học hoạt động trải nghiệm. Các em cũng thích được hoạt động nhóm với các bạn hơn là hoạt động cá nhân.

91

Ớ câu thứ 3, khi được hỏi có thế mô tả được những khái niệm nào, kết quả thu được như sau: 45/45 học sinh (100%) chọn “Vốn”, 40/45 học sinh (88,89%) chọn

“Giá cả”, 38/45 học sinh (84,44%) chọn “Chi phí vận hành”, 45/45 học sinh (100%)

chọn “Lãi”, “Lỗ”, “Doanh thu”. Như vậy phần lớn học sinh có thể mô tả được hầu

hết các khái niệm cơ bản trong kinh doanh. Điều này chứng tở mục đích giáo dục tài

chính thông qua bài học này cơ bản là thành công.

Ở câu hỏi thứ 4, có 45/45 học sinh (100%) chọn “muốn” hoặc “rất muốn” tham gia thêm các tiết học tương tự.

b) Phân tích định lượng kết quả bài kiểm tra kết thúc thục nghiệm:

Khi kết thúc thực nghiệm, nhằm mục đích có thêm những nhận định đánh giá

về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành tổ chức học sinh làm bài kiểm tra và chấm

điếm. Kết quả thu được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu của luận văn,

không sử dụng trong đánh giá chính thức học sinh. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Kết quả bài kiêm tra của lớp 6C1 6C3

Lớp Tổng số HS Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điếm 9 Điểm 10 Điểm TB

6C1 (TN) 45 1 5 14 13 12 8,67

6C3 (ĐC) 45 2 8 16 10 9 8,36

Bảng trên cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm (8,67) trội hơn so với lớp đối chứng (8,36). Điều này chứng tỏ việc áp dụng hoạt động trải nghiệm vào

dạy học Toán theo định hướng giáo dục tài chính không chỉ giúp tăng cường hứng

thú học tập của HS mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Kết quả so sánh bài kiểm tra kết thúc thực nghiệm cùa hai lớp được thể hiện trong biểu đồ 3.1.

Biêu đồ 3.1. Ket quả bài kiềm tra của lớp 6C1 và 6C3

92

■ Lớp 6C1 ■ Lớp 6C3

Đe góp phần khẳng định chất lượng cùa đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê. Kết quả xử lý số liệu thống kê thu được trong bảng 3.2.

Kêt quả kiêm định chứng tỏ chât lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn

Điểm số

Lóp 6C1 (Lóp thực nghiệm)

Lóp 6C3 (Lóp đối chứng)

1 f £

rri A _ A___ ___ A A 1 • A

Tân so xuât hiệne rp Tân\ so _ A t xuatA J ■ • hiện A

6 1 2

7 5 8

8 14 16

9 13 10

10 12 9

nr A___ Ã

Tong sô 45 45

Trung bình mẫu 8,67 8,36

Phương sai mẫu 1,11 1,25

Độ• lệch• chuẩn 1,054 1,119

lóp đối chứng. Như vậy, kết quả phân tích điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lóp cho thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lóp đối chứng. Như vậy có thể khẳng định việc thiết kế HĐTN theo định hướng giáo dục tài chính góp phần giúp học sinh củng cố được kiến thức

đã học, thấy được ý nghĩa của toán học với thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, nâng cao hiếu biết về tài chính cho học sinh nhằm phục vụ cho cuộc

93

sống thực tiền. Kết quả phân tích ở trên cho phép chúng ta kết luận quy trình thiết kế HĐTN đã đề xuất có tính hiệu quả, khả thi.

KÉT L ƯẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi thiết kế 1 kế hoạch dạy học bài “Một số bài toán

về tỉ số và tỉ số phần trăm” (tiết 1) trong đó sử dụng hoạt động trải nghiệm của chú

đề “Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình” và 1 kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm chủ đề “Đầu tư kinh doanh”. Ọua quá trình thực nghiệm sư phạm và thu được kết quả, chúng tôi nhận thấy quy trình thiết kế HĐTN được đề xuất trong luận văn là khả thi và có thế áp dụng trong việc dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính, đồng thời đóng góp vào việc phát triển kỹ năng thiết kế và tố chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lóp 6.

Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều nhận thấy rằng quy trình thiết kế này

dễ dàng áp dụng vào cồng việc giảng dạy. Học sinh tở ra hào hứng và nhiệt tình tham gia vào việc xây dựng bài học trong các hoạt động trải nghiệm. Học sinh thích thú tham gia vào các hoạt động giao tiếp, trao đối và học tập trong các hoạt động trải nghiệm trong giờ học Toán, chủ động tiếp thu kiến thức về tài chính và có ý thức phải tiết kiệm ngay từ bây giờ.

94

KÊT LUẬN

Sau quá trình chúng tôi nghiên cứu chủ đề Thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học Số học 6 theo định hướng giáo dục tài chỉnh”, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Áp dụng được cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm vào việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính.

- Khảo sát và phân tích thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán theo định hướng GDTC, xác định được các khó khăn, hạn chế mà giáo viên và học sinh đang gặp phải. Điều này cung cấp cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và tổ chức HĐTN.

Từ đó, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm cùa luận vãn bước đầu khẳng định tính khả thi, hiệu quả của quy trình thiết kế HĐTN được đề xuất.

- Các kết quả đạt được cho thấy luận văn đã thực hiện được mục đích nghiên cứu, giả thuyết khoa học được kiểm nghiệm và các nhiệm vụ nghiên cửu được hoàn thành.

95

Một phần của tài liệu thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học số học 6 theo định hướng giáo dục tài chính luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)