2. ĐẶC TRUNG THI PHAP CO ĐIỂN TRONG TAC PHAM LE CID CỦA P.CORNEILLE
2.4.2. Xây dựng xung đột kịch và tình cảnh kịch
2.4.2.1 Xung đột kịch trong tác phẩm Le Cid
Kịch với đặc trưng đó là xung đột kịch, cao trào kịch để tạo nên sự kịch tính đặc trưng của loại hình văn học mẫu mực này.
Theo Từ điển văn học : “Xung đột kịch là biểu hiện cao độ của sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng trong cùng một vở kịch. Xung đột thúc đẩy đẩy hành động các nhân vật kịch làm cho tính cách của nó bộc lộ đầy đủ những mặt chủ yếu. Điều quan trọng chính trong xung đột kịch, người xem thấy được bước đi tất yếu biện chứng của ta tưởng con người rồi tự mình đi tìm được lời giải đáp về vấn đề lớn hằng quan tâm trong cuộc sống.”[4]
Trong văn học kịch, xung đột có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể
là sự đấu tranh giữa nhân vật và lực lượng tự nhiên, có thể là giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với lực lượng xã hội, ngoài ra còn biểu hiện ở sự đấu tranh giữa hai loại mâu thuẫn trong thế giới nội tâm nhân vật.
Vở Le Cid mô tả xung đột sau đây: hiệp sĩ trẻ tuổi và anh dũng người Tây Ban Nha là Rodrigue trong một cuộc đấu kiếm giết chết hầu tước Gormas ,cha của Chimène, người yêu chàng vì cha nàng đã
sỉ nhục người bố của chàng một cách tàn nhẫn. Tuy rằng Rodrigue hoàn thành được nghĩa vụ của mình,trong khi bảo vệ danh dự được cho cha nhưng việc giết chết hầu tước đã đào nên một hố sâu giữa chàng và Simen. Cuộc hôn nhân giữa hai người trở nên vô vọng, vì rằng Chimène không thể lấy được người giết cha mình làm chồng, hơn nữa nàng phải trả thù cho cha. Và tuy rằng tuân theo bốn phận làm con, nàng đòi vua xử tử Rodrigue ,nàng không thể thù ghét người yêu,trái lại nàng càng yêu chàng hơn vì chàng đã làm nên một chiến công trong khi tự bảo vệ danh dự.
Rodrigue và Chimène càng đè nén được những sự mềm yếu của trai tim mình thì họ càng tỏ ra xứng đáng đối với tình yêu của nhau. Hơn nữa,tình yêu của Chimène được sưởi ấm không phải chỉ là do nàng ý thức răng Rodrigue đã hoàn thành nghĩa vụ của chàng, mà còn là những đức tính của chàng như tính táo bạo, sự chân thật ,tinh thần trọng danh dự, sự dũng cảm trong chiến đấu.
Xung đột kịch của Le Cid không thể giải quyết được nếu không có
sự can thiệp của một sức mạnh thứ ba đó là vua Don Fernand hiện thân của ý niệm chính quyền quốc gia an ninh. Nhà vua lên án sự tùy tiện phong kiến ,lên án biện pháp giải quyết các vấn đề danh dự bằng đấu kiếm và cho rằng máu chỉ có thể chảy khi cần bảo vệ tổ quốc chống lại quân thù.
Xung đột bi kịch nảy sinh từ mâu thuẫn không thể hòa giải được, giữa cái chung và cái riêng, xã hội và cá nhân, lí trí và tình cảm. Các nhân vật, nhất là những nhân vật trung tâm, thuộc một kiểu tính cách anh hùng mới, hiện lên sừng sững trên sân khấu với một sức sống nội tâm mãnh liệt. Một mặt, đó là những đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân (bảo vệ danh dự của gia đình). Mặt khác, đó là những trái tim nồng cháy, thiết tha, son sắt
(tình yêu cá nhân trong hạnh phúc lứa đôi). Cả hai mặt đều mạnh
mẽ, rạch ròi, phân minh, nhưng lại phát triển ngược chiều, và chính
vì thế mà phải loại bỏ lẫn nhau trong mỗi tính cách. Tình cảm dù mặn mà, dù chính đáng, vẫn không làm lu mờ được ý thức về nghĩa vụ; ngược lại, phải chịu khuất phục trước lí trí.
Corneille đã mô tả với một nghệ thuật tuyệt diệu cuộc đấu đấu tranh nội tâm đau xót của Rodrigue và Chimène trước khi đi đến cuối cùng Corneille khiến cho người xem có cảm tình với đôi lứa thanh niên và đứng về phía tình cảm tự nhiên, sinh động của họ. Vì tình yêu, trong thâm tâm họ chống lại những quy tắc và yêu cầu do luật
lệ về danh dự quý tộc đề ra. Nhưng họ bị buộc bởi những quan niệm
và thành kiến của xã hội quý tộc: từ bỏ việc báo thù cho cha vì sợ chết hay vì tình yêu đối với Chimène, Rodrigue sẽ mất danh dự và như thế sẽ không còn xứng đáng với sự kính trọng và tình yêu của Simen.
Bao nhiêu cuộc chiến đấu ác liệt trong tâm hồn tôi!
“Tình yêu đối lập với danh dự:
Phải trả thù một người cha và mất một người yêu,
Kẻ thúc giục tôi, người cha và mất một người yêu, Bắt buộc phải lựa chọn giữa hai con đường,
Hoặc là phản bội tình yêu, hoặc là sống hèn mạt, Đằng nào thì nỗi khổ cũng vô hạn
Đằng nào thì nỗi khổ cũng vô hạn.
Đau lòng xiết bao, trời hỡi!
Nên chăng bỏ qua một sự lăng mạ mà không trừng trị?
Nên chăng trừng trị thân phụ Simen”
Nhưng nếu như trong đoạn độc thoại này, Rodrigue cho ta thấy những sự do dự, hoài nghi của mình, thì ở hồi thứ III, sai khi hoàn thành nghĩa vụ đối với danh dự, gặp lại Chimène, Rodrigue đã không còn bộc lộ một chút hoài nghỉ nào nữa vì chàng tin là mình đã chọn một quyết định đúng đắn:
Băn khoăn giữa hai con đường - hoặc làm cho em thù oán,hoặc chịu đựng điều ô nhục,
“Anh đã nghĩ rằng lưỡi qươm của mình quá vội vàng Anh đã tự kết tội mình quá nóng nảy;
Và sắc đẹp của em hẳn đã nắm phần thắng,
Nếu như đứng trước dung nhan quyến rũ của em anh đã không nghĩ rằng
Một người mất danh dự thì không còn xứng đáng với em Rằng mặc dầu anh đã chiếm được một phần tâm hồn em Người đã yêu anh khi anh cao thượng, sẽ giết anh khi anh hèn mạt;
Rằng nghe theo tiếng gọi của tình yêu đối với em
Là tự làm cho mình không xứng đáng và là phỉ báng sự lựa chọn của em.”
(Hồi III, lớp 4)
Cũng cái logic đó quyết định thái độ của Simen:
“Anh đã làm bổn phận của một đấng trượng phu Nhưng khi làm như vậy, anh đã chỉ cho em bổn phận của mình
Và cái bốn phận ghê tởm đó, cái bổn phận giết chết lòng em đó
Buộc bản thân em phải làm hại anh
Mặc dầu tình yêu của em bào chữa cho anh thế nào đi nữa,
Thì em cũng phải tỏ ra có một tâm hồn cao thượng như anh
Anh đã tỏ ra xứng đáng với em, khi làm cho em bất bình,
Em cũng phải tỏ ra xứng đáng với anh khi đòi anh phải chết. ”
Những quan niệm trên đây về danh dự và nghĩa vụ tạo nên một khối mâu thuẫn không thể giải quyết được của vở kịch, mối mâu thuẫn không thể giải quyết được của vở kịch; mỗi một bên đều muốn
tỏ ra xứng đáng với bên kia, và đó là một trở ngại to lớn không thể vượt qua được để đi tới tình yêu.
Như vậy là ở đây ý chí, ý thức về bổn phận đã thắng dục vọng,
đó là điều phù hợp với quan niệm triết học và đạo đức cơ bản của Corneille. Nhưng theo Corneille, danh dự gia đình không nhất thiết là một nguyên tắc hợp lý, một uy quyền tối cao buộc người ta phải hi sinh tình cảm cá nhân một cách không đắn đo. Vì rằng điểm xuất phát làm cốt cho hành động không phải là sự va chạm của những nguyên tắc công dân cao cả nào đó, mà chỉ là lòng tự ái của một triều thần kiêu ngạo ( Don Gormas) bị xúc phạm khi nhà vua coi trọng Don Diègue hơn hắn ta. Vậy là sự lộng hành của cá nhân, dục vọng nhỏ nhặt của cá nhân đã tạo nên xung đột bi kịch, phá hoại hạnh phúc của đôi lứa thanh niên. Chính vì vậy mà Corneille không thể nào đưa hành động kịch đến chỗ buộc các nhân vật phải hi sinh tình yêu và hạnh phúc. Một sự hi sinh nhưứ vậy sẽ quá tàn nhẫn và không phù hợp với lí trí: Corneille tìm sự giải quyết về mặt tâm lí cũng như về mặt chủ đề bằng cách dựa vào một nguyên tắc cao hơn
cá nhân - nguyên tắc cao cả với Tổ quốc; bên cạnh nguyên tắc này thì tình yêu cũng như danh dự gia tộc đều trở nên mờ nhạt. Đó là chiến công ái quốc của Rôdrigue; chàng đã can đảm cầm đầu một đội dũng sĩ ít người chống lại một đội quân Moor rất lớn.
Bước ngoặt này của hành động kịch đưa chúng ta trở lại với người anh hùng dân gian trong anh hùng ca Tây Ban Nha; còn trong toàn bộ quá trình của hành động thì người cứu tinh của Tây Ban Nha, dày dặn trong chiến chinh, mối sợ hãi của người Moor đã hoàn toàn
bị lu mờ bởi hình tượng của anh chàng tình nhân nồng nhiệt, người hiệp sĩ quý tộc trẻ tuổi hi sinh tình yêu để làm tròn nghĩa vụ.
Khác với nghĩa vụ phong kiến có tính chất cá nhân, nghĩa vụ yêu nước đó đưa vào kịch một kết thúc hạnh phúc, theo quyết định của nhà vua Chimène từ bỏ ý định báo thù và phải ưng thuận lấy kẻ cứu nước làm chồng, xem đó là một phần thưởng cho người anh hùng cứu nước. Kết thúc của vở Le Cid đã được suy nghĩ một cách sâu sắc, hợp với quy luật, sự phát triển về sau của sự sáng tác và thế giới quan của Corneille đã khẳng định điều đó
2.4.2.2. Xây dựng tình cảnh kịch trong tác phẩm Le Cid
Tình cảnh kịch là cơ sở để xung đột kịch xuất hiện, bộc phát và phát triển, là điều kiện khách quan để nhân vật kịch thực hiện những hành động riêng, để những tính cách hoàn thành tự mình biểu hiện
ra, là cơ sở của tình tiết kịch. Tình cảnh kịch bao gồm hoàn cảnh cụ thể của hoạt động nhân vật, sự kiện đột phát và quan hệ nhân vật riêng biệt.
Le Cid được xây dựng trong tình cảnh chứa đầy sự mâu thuẫn, xung đột. Đó là một cuộc đấu tranh đấu nội tâm giữa bên “tình” bên
“hiếu”. Corneille xây dựng tình cảnh kịch đặt nhân vật phải giải quyết các cuộc đấu tranh đó như thế nào. Chọn tình yêu của
Chimène để quên đi mối nhục của cha hay là chọn lấy danh dự của cha mà hi sinh tình yêu.
Việc để Rodrigue đánh quân Moor là tình cảnh giải mở xung đột kịch. Không những nó góp sức giải quyết một mâu thuẫn nan giải, làm cho phần gỡ nút được ổn thỏa, mà còn nâng cao thêm một mức
tư tưởng của vở kịch làm cho nó dễ thuyết phục hơn.
Tác phẩm của Corneille, mọi yếu tố từ hành động, hoàn cảnh, hoàn cảnh lịch sử cho đến tính cách đều tập trung làm nổi bật lên ý chí anh hùng, dấu hiệu của nhân cách cao thượng.