4.2.1 Giải pháp cho Chính phủ và các tô chức tin dung
Dé đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về ví điện tử, sự tham gia và hỗ trợ từ các cơ quan điều hành là vô cùng quan trọng. Các quyết định và hướng dẫn từ những người đứng đầu trong lĩnh vực này sẽ định hình cách thức hoạt động và phát triển của thị trường. Sự tích cực và quyết liệt của các nhà quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và củng có hệ thống ví điện tử. Ngoài ra, chính quyền cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra chính sách ưu đãi hấp dẫn để thúc đây sự sử dụng ví điện tử.
O Hành động của các cơ quan chuyên trách, doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản
lý các mồ hình ví điện tử
Trước tiên, thị trường Việt Nam cần nghiên cứu và áp dụng các mô hình, thành tựu và kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực thanh toán vào hoạt động thương mại điện tử và
thanh toán không dùng tiền mặt tại lãnh thô Việt Nam. Điều này sẽ khuyến khích doanh
nghiệp nâng cấp và phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, đồng thời thúc đây sự sử dụng thanh toán điện tử trong lĩnh vực chính phủ và dịch vụ hành chính công, đảm bảo an ninh
và an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán.
Phát triển hệ sinh thái thanh toán số nhằm cải thiện chất lượng cũng như tăng độ
nhận dạng trong đời sống, dần dần đi vào thói quen sinh hoạt của người dân. Ví điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái thanh toán sô. Sự phố biến của ví điện tử khuyến khớch cỏc doanh nghiệp ủntech và ngõn hàng tạo ra cỏc dịch vụ thanh toỏn mới, từ đó thúc đây sự đôi mới và sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán. Mở đầu cho phong trào nâng cấp hệ sinh thái này là VNPAY, khi đã tích hợp thành công cùng các nền tảng thanh toán online của các NHTM lớn như VCB Digibank, BIDV SmartBankmg, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BaoViet Smart, AB Ditizen, VietABank EzMobile, Eximbank EDigi, SaigonBank Smart Banking, app HDBank, [VB Mobile Bankimg....
Cung cấp ưu đãi và hỗ trợ khách hàng nhằm tạo động lực sử dụng ví điện tử. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi đặc biệt sẽ hỗ trợ người dùng trong việc chuyển đổi và tạo lòng tin đối với việc sử dụng ví điện tử.
H Bộ luật của Việt Nam cần cập nhập xu hướng của tội phạm công nghệ cao hiện nay
Hiện nay cần tạo ra một khung pháp lý cho việc cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng thông qua phương tiện điện tử, nhằm tối ưu hóa quy trình và nghiệp vụ,
35
đồng thời tiết kiệm chỉ phí và thời gian cho khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cần hướng đến tạo ra cơ chế và chính sách thuận lợi, nhằm
xây dựng và phát triển hệ sinh thái thanh toán số, từ đó thúc đây đổi mới và sáng tạo,
cũng như tăng cường hợp tác giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp, công ty Fintech. Hơn nữa, sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngân hàng số, xác thực khách hàng điện tử - e€KYC, cho vay theo phương thức điện tử, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Xem xét các phương án đưa ra các yêu cầu về quản trị rủi ro công nghệ thông tin, dữ liệu cũng như đảm bảo an toàn trong dịch vụ thuê ngoài, quyền riêng
tư, bảo vệ an toàn dữ liệu. Song song với đó, cũng cần sự chung tay của nhiều đơn vị khác như Bộ Công an, các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường xử lý triệt để tội phạm mạng hiện nay, đảm bảo an nĩnh, an toàn trong hoạt động thanh toán, xây dựng các chương trình giáo dục tài chính. Đặc biệt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia chuyên sâu, phân tích, khai thác dữ liệu sử dụng các công nghệ mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kết hợp kiểm tra và đánh giá định kỳ quy
trỉnh và hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc can thiệp trái phép từ các bên thứ ba. Điều này đảm bảo bảo mật thông tin và ngăn chặn việc đánh cắp thông tin trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Đồng thời, cần tăng cường hệ thông đảm bảo an toàn và bảo mật, cùng với việc áp dụng các giải pháp xác thực khách hàng cho các giao dịch thanh toán điện tử.
Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước, bộ Công an và Cục Quản Lý Thị Trường cần chú
ý cung cấp thông tin cập nhật về các hình thức lừa đảo liên quan đến thanh toán điện tử cho khách hàng và người sử dụng. Đồng thời, cần cung cấp các cảnh báo và hướng dẫn đề giúp khách hàng và người sử dụng đề phòng các nguy cơ lừa đảo. Khách hàng cần được khuyến cáo tăng cường tính bảo mật thông tin trong quá trình thanh toán để giảm thiêu rủi
ro liên quan đến hoạt động thanh toán điện tử.
Các tô chức, doanh nghiệp và cơ quan đứng đầu các ứng dụng ví điện tử cũng cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán áp dụng các công nghệ mới và hiện đại vào sản phâm và dịch vụ thanh toán, đảm bảo tính tiện ích,
an toàn, bảo mật và với chi phi hợp lý nhất.
Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần thường xuyên phố biến thông tin về các chiêu trò lừa đảo đến khách hàng và người tiêu dùng, đồng thời đưa
36
ra các cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tránh lừa đảo. Cần phố biến những cách thanh toán hạn chế rủi ro lừa đảo nhất và tăng cường cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo. 4.2.2 Giải pháp cho người dùng
Người sử dụng thanh toán điện tử là đối tượng trực tiếp thực hiện và sử dụng dịch
vụ thanh toán ví điện tử. Vì vậy, tính an toàn trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất lớn vào chính người sử dụng. Do đó, khánh hàng của ví điện tử cũng cần tự cảnh giác và nhận thức vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ tài khoản thanh toán và thông tin ca nhân.
Thứ nhất, khi sử dụng các phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán điện tử, người dân nên cài đặt các chương trình diệt virus, bảo mật và tránh nhấp vào các đường link không
TỐ nguồn gốc.
Thứ hai, không nên sử dụng mạng công cộng đề tiến hành thanh toán và nếu không thê tránh được, nên sử dụng mạng ảo (VPN) đề mã hóa thông tin truy cập và giảm thiểu rủi ro đánh cắp thông tin.
Thứ ba, người dùng không nên tiết lộ thông tin tài khoản cho người lạ và đặt bảo mật cao cho tài khoản. Tránh những mật khâu dễ đoán như : 12346, ngày tháng năm sinh, tên bản thân. Đây đều là những bảo mật dễ dò khiến cho tài khoản bị xâm nhập một cách
dễ dàng.
Thứ tư, khách hàng sử dụng ví điện tử nên cai dat/dang ki dich vu tin nhắn thông báo số dự và nên kiêm tra số dư tài khoản của mình thường xuyên.
Thứ năm, người dùng nên chia sẻ những thông tin hữu ích về thanh toán điện tử cho những người khác đề tạo sự phô biến, thúc đây số lượng người dùng ví điện tử.
37