CÁC BIỂU MẪU MINH CHỨNG

Một phần của tài liệu đồ án thương mại quốc tế giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 39)

.

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

1) Tên đầy đủ: Nguyễn

Hải An 2) Tên đầy đủ: Phạm

Vân Anh 3) Tên đầy đủ: Phạm Ái

Vy 4) Tên đầy đủ: Tẩy Thị

Minh Tâm

SĐT:  0938976331

Email:

haiannguyen23102003@

gmail.com

SĐT:  0989221070 Email:

phamvananh13102003

@gmail.com

SĐT: 0367312312 Email:

vypham.151003@gmail

.com

SĐT: 0385873116 Email:

taytam2k3@gmail.com

5) Tên đầy đủ: Đặng

Thị Thu Thủy 6) Tên đầy đủ:Huỳnh

Đăng Khoa 7) Tên đầy đủ:Trịnh

Thị Minh Huyền 8) Tên đầy đủ:

SĐT: 0353107645

Email:

dangthithuthuy204200

3@gmail.com

SĐT: 0909363815 Email:

hkhoa28@gmail.com

SĐT: :0971173145 Email:

minhhuyen571@gm

i.com

Tổ chức nhóm (8 - 10 thành viên)

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Quy trình thực hiện: Nhóm trưởng dẫn dắt hoạt động này

1. Hãy suy nghĩ về chủ đề lớp.

2. Viết tên các thành viên trong đội

3. Mỗi đội chọn 1 vấn đề để đề xuất cho nhóm. Các đội không chọn trùng vấn đề với nhau.

Chủ đề lớp: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đội 1:

Thành viên:Phạm Vân Anh

Thành viên:Phạm Ái Vy

Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện

tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đội 2:

Thành viên: Nguyễn Hải An Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy trình xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên Legend Đội 3:

Thành viên:Huỳnh Đăng Khoa

Thành viên: Trịnh Thị Minh Huyền

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên TP.HCM

Đội 4:

Thành viên:Tẩy Thị Minh Tâm

Thành viên:Đặng Thị Thu Thủy

Tìm giải pháp nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại TP HCM [1G-1] Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp

Lớp: 21DKQA3 Tên thành viên: ĐỘI 1 – PHẠM VÂN ANH Số thứ tự nhóm: 02

PHẠM ÁI VY

Chủ đề lớp:

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Vấn đề đội đã chọn:

Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn thông tin:

(10) Theo tomorrowmarketers (2021): toàn cảnh ngành ví điện tử (E-wallet) tại Việ Nam 2021 https://blog.tomorrowmarketers.org/toan-canh-nganh-vi-dien-tu-e-

wallet-viet-nam-2021/ ,truy cập ngày 05/03/2024

(11) Theo LIEN VIET TECHNOLOGY:Xã hội “Không tiền mặt”-Xu hướng thanh toán mới trong thanh toán điện tử : https://content.atomi.com.vn/xa-hoi-khong- tien-mat-xu-huong-moi-trong-thanh-toan-dien-tu/ , truy cập ngày 6/3/2024

(12) Theo tạp chí Thông tin và Truyền thông: Công nghệ và xu hướng phát triển của ví điện tử tại Việt Namhttps://ictvietnam.vn/cong-nghe-va-xu-huong-phat-trien-

cua-vi-dien-tu-tai-viet-nam-va-tren-the-gioi-21679.html , truy cập ngày 05/03/2024

(13) Theo Konvoi.vn: Thị trường ví điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020: T hị trường ví điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020 - Trang chủ (konvoi.vn) , truy cập

ngày 6/3/2024

Minh họa:

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Hình 1: Tỷ lệ người dùng ví điện tử mà người dùng biết đến ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh

và Hà Nội (Nguồn 1)

Hình 2: Hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn đều có ví điện tử riêng (Nguồn2)

Hình 3: Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022 (Nguồn 3)

Hình 4:Thị trường ví điện tử đang dần chiếm vị thế ở Việt Nam (Nguồn 4)

Mô tả:

Hình 1: Tỷ lệ người dùng ví điện tử mà người dùng biết đến theo nơi sinh sống

Theo khảo sát Tại Việt Nam, ít nhất 50% số gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử vào năm 2020. Tại TP.HCM sinh viên có tỷ lệ sử dụng ví điện tử cao khi mua sắm trực tuyến, chiếm hơn 80%. Các ví điện tử phổ biến nhất là MoMo, ZaloPay, ShopeePay và ViettelPay.Vì vậy việc sử dụng thanh toán điện tử đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Tuy nhiên tỷ lệ người sử dụng ví điện tử phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như thành phố hồ Chí Minh, còn đối với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc sử dụng ví điện tử gặp khó khăn hơn. Vì thế mà một bộ phận người dùng Việt vẫn chưa bắt kịp những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu nên việc thanh toán bằng ví điện tử vẫn chưa được phổ biến đặc biệt ở những nơi này.

Năm 2021, Việt Nam cũng đang năm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động ở châu Á với 29,1%. Tính đến cuối quý I năm 2020, Việt Nam có

13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt và sử dụng, tổng số dư vị khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng, và có tới 225 triệu giao dịch được thực hiện (Ngân hàng Nhà nước,

2020) . Điều này thể hiện sự thay đổi trong thói quen thanh toán của người dân, từ thanh toán truyền thống bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử tiện lợi, nhanh chóng

và an toàn hơn.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, mức độ gia nhập thị trường ví điện tử còn khá thấp. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện Việt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ mới có 13 triệu tài khoản ví điện tử. Thêm vào đó, tỷ lệ những người chưa biết đến ví điện tử còn khá nhiều (59%) nhưng sau khi đã sử dụng thì tỷ lệ tiếp tục sử dụng cao– tỷ lệ chuyên đổi 77% (theo Statista, 2020). Đây cũng chính là lí do khiến nhiều công ty đang bắt đầu tham gia vào thị trường ví điện tử

=> Như vậy tỷ lệ người dùng ví thanh toán điện đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản cần được giải quyết như đưa ra những giải pháp đồng bộ

từ phía các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử và người dân.Các sàn thương mại điện tử nên tích hợp nhiều ví thanh toán điện tử khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng.

Hình 2: Hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn đều có ví điện tử riêng

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2019 đạt hơn 10 tỉ USD thì năm 2020 con số này là 11,8 tỉ USD, tăng trưởng 18% so với năm trước.Điều này sẽ tác động vào thị trường ví điện tử, các sàn thương mại điện tử ngày càng hợp tác liên kết với các ví điện tử để có thể phục vụ cá nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, giao dịch bằng tiền mặt tạm thời bị gián đoạn tạo cơ

hội cho mua sắm online và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Hình thức mua sắm – thanh toán này đang góp phần giúp nhà bán hàng kết nối thường xuyên với khách hàng, đảm bảo an toàn khi giao dịch và duy trì doanh số đều đặn để vượt qua mùa dịch khó khăn.

Báo cáo của Decision Lab quý 3/2021, thanh toán điện tử đã gia tăng mức độ biến với 70% khách hàng trực tuyến đã sử dụng Internet Banking thay cho COD( Cash on Delivery). Tỉ lệ người mua hàng trực tuyến ưu tiên sử dụng ví điện tử cũng tăng từ 18% (2019) lên 23% (2020), đặc biệt lên tới 59% (2021). Theo Statista, dự kiến, tổng giá trị giao dịch trong mảng thanh toán điện tử đạt $14.375M vào năm 2021. Như các

số liệu thống kê ta có thể thấy rằng ví điện tử ngày càng được ưa chuộng ở sàn thương mại điện tử lớn, sự phổ biến của nó qua từng năm ngày càng tăng vọt.

Việc các trang thương mại điện tử liên kết với ví điện tử riêng không phải là chuyện hiếm ở Việt Nam.

Shopee áp dụng nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn cho người dùng khi thực hiện thanh toán qua ví AirPay, một dịch vụ nằm trong nền tảng số của SEA. AirPay nhận giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ năm 2015. Sendo có

ví SenPay. Một dịch vụ thương mại điện tử đã dừng hoạt động là Adayroi trước đó cũng có một ví điện tử riêng trong hệ sinh thái là VinID. Nếu nói đến các sàn TMĐT lớn, Tiki có lẽ là cái tên duy nhất chưa có ví điện tử riêng, song hiện tại họ hợp tác với Momo.

Hiện các ví điện tử đang hoạt động đều cung cấp đầy đủ các tiện ích cơ bản như thanh toán điện thoại, điện, nước, Internet, thanh toán, thanh toán các khoản vay, phí bảo hiểm, phí dịch vụ chung cư, dịch vụ công, học phí, mua vé (tàu xe, máy bay)… Ngoài việc xây dựng cho mình các trò chơi, chương trình ưu đãi riêng, các ví còn liên kết với các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Zalopay…

để gia tăng trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng. Ví điện tử nào có nhiều tiện ích, phù hợp với tập khách hàng của mình sẽ có được lợi thế trong cuộc đua thu hút khách hàng.

Cụ thể, MoMo đang kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng trong nước và quốc tế lớn nhất tại Việt Nam để thuận tiện trong việc thanh toán ở sàn thương mại điện tử, cùng với hệ thống điểm nạp/rút phủ khắp toàn quốc, nổi bật là Circle K, Ministop, FPT Shop... giúp việc nạp và rút tiền trở nên đơn giản, nhanh chóng.

Các trang thương mại điện tử đều muốn có nền tảng thanh toán điện tử cho riêng mình không chỉ vì muốn hoàn thiện trải nghiệm mua sắm cho người dùng mà còn về một số lợi ích như tối ưu chi phí bán hàng nếu khách hàng thanh toán trước đó thay

vì tthanh toán bằng tiền mặt. Việc thanh toán điện tử cũng giúp các trang thương mại điện tử giảm chi phí luân chuyển dòng tiền thông qua các đơn vị người bán, người mua, và đơn vị bên thứ ba.

=>Như vậy cho thấy rằng sau đại dịch Covid-19 các sàn thương mại điện tử đang

và sẽ sở hữu nền tảng ví điện tử là xu hướng để có thể giúp cho người tiêu dùng thuận tiện trong việc thanh toán tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra còn có thể giúp cho các trang thương mại điện tử giảm được các chi phí bán hàng nếu khách hàng hủy đơn đặt hàng,giao hàng không thành công nếu người dùng thánh toán trước đó.

Hình 3: Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022

MoMo cũng là đơn vị thanh toán điện tử dẫn đầu về mức độ phổ biến trên mạng xã hội trong tất cả những bản tin ngành Fintech được Reputa công bố hàng tháng vào năm ngoái. Điều này cho thấy MoMo thật sự nghiêm túc trong việc truyền thông trên mạng xã hội.

Năm 2021, các công ty fintech tại các thị trường mới nổi đã thu hút được nhiều khoản đầu tư lớn để mở rộng danh mục sản phẩm và thâm nhập vào các thị trường mới. Dự báo, nhu cầu thanh toán số ngày càng cao trên các cửa hàng trực tuyến và cả tại các cửa hàng truyền thống trong nước, các nhà cung cấp ví điện tử đang tung ra nhiều dịch vụ để chiếm thêm thị phần.

Trao đổi với hãng tin Bloomberg, nhiều người dân nông thôn ở Việt Nam phải đi xa tới 40 km để thanh toán hóa đơn, khiến dịch vụ thanh toán của MoMo ngày càng trở nên hấp dẫn trong các cộng đồng nông dân. Trên thực tế, có khoảng 40% người dùng sống bên ngoài các thành phố lớn của Việt Nam, chẳng hạn như TP. Hồ Chí Minh và

Hà Nội. Việc 40% người dùng MoMo sống bên ngoài các thành phố lớn là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự thành công của ứng dụng trong việc tiếp cận thị trường nông thôn. Đây là một thị trường tiềm năng với nhu cầu thanh toán di động cao.

Tuy nhiên, MoMo cũng cần phải đối mặt với một số thách thức để duy trì tốc độ tăng trưởng và giữ vững vị thế dẫn đầu trong thị trường ví điện tử Việt Nam.Theo hãng nghiên cứu thị trường Analytics Insight, xu hướng công nghệ trên ví điện tử sẽ

có sự thay đổi mạnh mẽ, tích hợp các công nghệ mới nổi như:

 Xác thực sinh trắc học: Xác thực sinh trắc học liên quan đến việc quét vân tay, nhận dạng khuôn mặt,... . Điều này có thể làm tăng tính an toàn cho ví điện tử.

 Tăng cường ứng dụng mã QR: Các khoản thanh toán được thực hiện bằng mã QR sẽ tăng lên, giúp giao dịch dễ dàng hơn và không có lỗi.

 Thanh toán kích hoạt bằng giọng nói: Số lượng thanh toán kích hoạt bằng giọng nói

sẽ tăng lên khi tích hợp với AI của điện thoại để có các cơ sở xác thực tốt hơn.

=> Có thể thấy ví điện tử MoMo đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên các

sàn thương mại điện tử. Việc tích hợp MoMo giúp mang lại nhiều lợi ích cho cả

người bán và người mua. Tuy nhiên, MoMo cũng cần tiếp tục cải thiện tính năng

và nâng cao độ bảo mật để cạnh tranh với các ví điện tử khác và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.MoMo cần triển khai thêm các chương trình marketing và khuyến mãi cũng như để thu hút người dùng sử dụng ví điện tử thanh toán khi mua hàng

Hình 4:Thị trường ví điện tử đang dần chiếm vị thế ở Việt Nam

Hiện nay, có trên 20 ứng dụng ví điện tử đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 ông lớn là Ví Momo, Viettelpay, Zalopay và Airpay, chiếm hơn 90% lượng thảo luận.

Dịch COVID-19 được xem là cú hích làm thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người; trong đó, dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến là một trong những xu hướng nổi trội. Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, thương mại điện tử chiếm 74% lượng người mua sắm trên các kênh trực tuyến năm 2020, tăng 22% so với năm 2019.Sự phủ sóng của ví điện tử ngày càng nhiều là điều không thể phủ nhận

 Tiện lợi trong các hoạt động thanh toán: Sử dụng ví điện tử để thanh toán được trên nhiều kênh khác nhau, tiện lợi trong quá trình mua sắm trực tuyến, không phải di chuyển là điểm mạnh ghi điểm lớn nhất với người dùng ví điện tử.

 Nhiều khuyến mãi hấp dẫn: các hoạt động hiện tại thu hút người dùng mới quan tâm thảo luận và bày tỏ muốn sử dụng. ShopeePay là minh chứng rõ nhất khi luôn tung ra các voucher, deal giảm giá.

 “Chiết khấu cao” và “phụ phí thấp”: người dùng ví điện tử tỏ ra hài lòng khi sử dụng trong các hoạt động thanh toán, chuyển khoản với mức phụ phí thấp hoặc miễn phí

và mức chiết khấu cao cho các hoạt động nạp tiền điện thoại, mua thẻ cào.

=>Như vậy ta có thể thấy, hình thức thanh toán qua ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến và được đông đảo người dùng lựa chọn vì sự nhanh chóng, độ tiện lợi và cách thức dễ thực hiện. Bên cạnh đó ví điện tử còn đem đến những trải nghiệm tối ưu hơn cho người sử dụng. Nền tảng ví điện tử luôn đa dạng các tính

năng giao dịch để có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu. Mặc dù các ví điện tử

sẽ có những phản hồi không tốt như giao dịch bị treo do lỗi hệ thống hay rủi ro đánh cắp thông tin( kẻ xấu yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP gửi qua số điện thoại) nhưng những nền tảng này luôn cố gắng khắc phục những trường hợp không tốt ảnh hưởng đến khách hàng.

Kết luận:

Ví điện tử là phương thức thanh toán phổ biến và tiện lợi được sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Việc sử dụng ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các rủi ro tiềm ẩn như bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản. Cần nâng cao nhận thức và đồng thời phát triển hệ thống ví thanh toán điện tử để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng. Nhìn chung, nếu các nhà cung cấp ứng dụng hạn chế được tối đa những rủi ro của ví điện tử sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng công cụ thanh toán di động của người tiêu dùng từ những khoản phí nhỏ lẻ mà dịch vụ ngân hàng không đáp ứng được một cách linh hoạt. Bên cạnh đó người sử dụng ví điện tử cũng nên biết cách sử dụng công cụ thanh toán này sao cho an toàn. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử chắc chắn rằng ví điện tử sẽ trở thành nền tảng ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi của nó. Có thể thấy rằng nhóm sử dụng ví điện tử Gen Z. Qua các thông tin được tìm hiểu trên thì đội 1 quyết định đề xuất đề tài này làm đề tài nhóm “Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng

trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.”

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :

Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện

tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Một phần của tài liệu đồ án thương mại quốc tế giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w