Biểu đồ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử MoMo

Một phần của tài liệu đồ án thương mại quốc tế giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên thành phố hồ chí minh (Trang 129 - 147)

của sinh viên tại TP.HCM

Số phiếu bầu

(Nguồn 1)

Dựa trên khảo sát 90 sinh viên tại TP.HCM, nghiên cứu này hé mở những yếu tố then chốt tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo.

Giá cả là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo, chiếm 50% số phiếu bầu. Mức phí giao dịch và các dịch vụ khác của MoMo

có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng của người dùng. Ảnh hưởng xã hội là yếu tố quan trọng thứ hai, chiếm 27.8% số phiếu bầu. Việc người thân, bạn bè sử dụng MoMo cũng khuyến khích người dùng sử dụng ví điện tử này. Hỗ trợ chính phủ

và là yếu tố quan trọng thứ ba, chiếm 11.1% số phiếu bầu. Chính sách khuyến khích

sử dụng ví điện tử của chính phủ cũng góp phần thúc đẩy người dùng sử dụng MoMo. Điều này cho thấy người dùng đánh giá cao sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng sử dụng của MoMo. Niềm tin là yếu tố quan trọng thứ tư, chiếm 7.8% số phiếu bầu. Người dùng cần tin tưởng vào tính bảo mật và an toàn của MoMo để sử dụng ví điện tử này. Hiệu quả mong đợi đúng thứ năm với 5.5% số phiếu bầu và ý định mua sắm là yếu tố quan trọng thứ sáu, chiếm 3.3% số phiếu bầu. Người dùng có ý định mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn thường xuyên sẽ có xu hướng sử dụng

ví điện tử MoMo.

Kết luận:

 Giá cả là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo. Các yếu tố khác như ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ chính phủ, niềm tin, hiệu quả mong đợi và ý định mua sắm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dùng sử dụng MoMo cần tiếp tục nâng cao hiệu quả mong đợi của ví điện tử bằng cách cải thiện tốc độ giao dịch, tăng cường tính bảo mật và an toàn, và cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích.

MoMo cũng cần chú trọng đến các yếu tố khác như ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ chính

phủ, niềm tin, giá cả và ý định mua sắm để thu hút thêm người dùng.

Ngoài ra, MoMo có thể:

 Tăng cường các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút người dùng mới.

 Hợp tác với các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ để mở rộng mạng lưới thanh toán.

 Tăng cường quảng bá thương hiệu và nâng cao nhận thức của người dùng về MoMo.

 Thực hiện các nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn nhu cầu của người dùng và đưa

ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Hình 2: Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại

Tp.HCM.

(Nguồn 2)

Mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích hồi quy cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại Tp.HCM: Ảnh hưởng xã hội (β = 0.299): Yếu tố này có tác động mạnh mẽ nhất, cho thấy sinh viên có xu

hướng sử dụng MoMo khi được bạn bè, gia đình và người xung quanh sử dụng. Hiệu

quả mong đợi (β = 0.289): Sinh viên sử dụng MoMo khi họ tin tưởng vào lợi ích và

tiện ích mà ví điện tử này mang lại. Hỗ trợ chính phủ (β = 0.285): Chính sách hỗ

trợ từ chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng MoMo. Tin cậy

cảm nhận (β = 0.113): Mức độ tin tưởng vào MoMo về bảo mật và an toàn thông tin

ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của sinh viên. Điều kiện thuận lợi (loại bỏ): Yếu

tố này không có tác động đáng kể trong mô hình này.

Kết quả nghiên cứu đề xuất: MoMo cần nâng cao nhận thức của sinh viên về lợi

ích và tiện ích của ví điện tử. Tăng cường chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho sinh viên để thu hút và giữ chân khách hàng. Hợp tác với trường đại học và tổ chức giáo dục để nâng cao hiểu biết về MoMo, thúc đẩy sử dụng ví điện tử trong thanh toán học phí và các dịch vụ khác. Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của người dùng là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, MoMo cần tiếp tục phát triển các tính năng mới và tiện lợi hơn để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Mở rộng mạng lưới thanh toán và hợp tác với nhiều đối tác hơn để tăng cường tiện ích cho người dùng. Tăng cường hoạt động truyền thông và quảng bá để nâng cao nhận thức về thương hiệu MoMo.

Mô hình nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho MoMo trong việc phát triển chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng là sinh viên tại Tp.HCM. Việc tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng chính như hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ chính phủ và tin cậy cảm nhận sẽ giúp MoMo nâng cao tỷ lệ sử dụng ví điện tử trong nhóm khách hàng tiềm năng này.

Hình 3. Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại

Tp.HCM.

(Nguồn 3)

Mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại Tp.HCM:

1. Ý định mua sắm trực tiếp (β = 0.866): Yếu tố này có tác động mạnh mẽ nhất, cho

thấy sinh viên có xu hướng sử dụng MoMo khi họ có ý định mua sắm trực tuyến.

2. Niềm tin (β = 0.862): Mức độ tin tưởng vào MoMo về bảo mật và an toàn thông tin

ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng của sinh viên.

3. Giá cả (β = 0.855): Mức phí giao dịch và ưu đãi của MoMo so với các phương thức

thanh toán khác là yếu tố quan trọng thu hút sinh viên sử dụng.

4. Rủi ro nhận thức (β = 0.813): Mức độ lo ngại về rủi ro khi sử dụng MoMo (như bị

lừa đảo, mất tiền) ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của sinh viên.

5. Chuẩn mực chủ quan (β = 0.752): Ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và những người

xung quanh cũng tác động đến việc sinh viên sử dụng MoMo.

6. Nhận thức sự hữu ích (β = 0.750): Sinh viên sử dụng MoMo khi họ tin rằng ví điện

tử này mang lại lợi ích và tiện ích cho họ.

7. Nhận thức dễ sử dụng (β = 0.715): Giao diện đơn giản và dễ sử dụng là yếu tố quan

trọng thu hút sinh viên sử dụng MoMo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: MoMo cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức

của sinh viên về lợi ích và tiện ích của ví điện tử, đặc biệt là trong việc thanh toán trực tuyến. Tăng cường các biện pháp bảo mật và an toàn thông tin để xây dựng niềm tin cho người dùng. Cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn để thu hút sinh viên sử dụng MoMo. Tăng cường các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức về thương hiệu MoMo và giải tỏa lo ngại về rủi ro khi sử dụng ví điện tử.

Ngoài ra, MoMo cần:

- Tiếp tục phát triển các tính năng mới và tiện lợi hơn để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

- Mở rộng mạng lưới thanh toán và hợp tác với nhiều đối tác hơn để tăng cường tiện ích cho người dùng.

- Tăng cường các hoạt động cộng đồng để tạo dựng hình ảnh thân thiện và gần gũi với sinh viên.

Kết luận:

Mô hình nghiên cứu cung cấp những thông tin hữu ích cho MoMo trong việc phát triển chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng là sinh viên tại Tp.HCM. Việc tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng chính như ý định mua sắm trực tiếp, niềm tin, giá cả, rủi ro nhận thức, chuẩn mực chủ quan, nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng

sẽ giúp MoMo nâng cao tỷ lệ sử dụng ví điện tử trong nhóm khách hàng tiềm năng này.

Nguồn thông tin:

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử momo của sinh viên tại Tp.HCM

5. Công Vũ Hà Mi và Nguyễn Hùng cường (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ví điện tử của người tiêu dùng trẻ Thành phố Hà Nội, CVv497S1952022083.pdf (dlu.edu.vn), truy cập ngày 27/03/2024.

6. Hà Hải Đăng và Phùng Thanh Bình (2019), TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI

RO ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ, 379296.pdf (ktpt.edu.vn), truy cập ngày 27/03/2024

Phiếu này dùng để xác định nguyên nhân của vấn đề nhóm đang nghiên cứu.

Lớp: 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm:02

Đề tài nhóm tạm

thời

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên TP.HCM

Tên nguyên nhân được chọn:

・ Nguyên nhân 1: Ảnh hưởng xã hội

・ Nguyên nhân 2: Hữu ích mong đợi

・ Nguyên nhân 3: Cảm nhận rủi ro

・Nguyên nhân 4 :Ý định mua hàng

Minh họa:

Thông qua khảo sát “các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng ví thanh toán điện tử Momo tại địa bàn TP HCM” ta thu được các nguyên nhân của các tác giả Nguyễn Kim Hạnh và Võ Văn Đậu (2021), Công Vũ Hà My và Nguyễn Hùng Cường (2022).Sau khi thực hiện cuộc khảo sát, nhóm đã tìm ra được 4 nguyên nhân tác

[5G-1] Các nguyên nhân của vấn đề

Yếu tố ảnh huỏng đến ý định sử dụng

ví điện tử MoMo Ảnh hưởng xã hội

Cảm nhận rủi ro

Ý định mua hàng Hữu ích mong

đợi

động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử

MoMo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Tác giả tổng hợp

YẾU TỐ 1: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Theo G.N.Fishbein (1987), ảnh hưởng xã hội là ảnh hưởng của người này đến hành

vi của người khác, ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người chỉ dẫn , định hướng cho hành vi của một người khác. Do đó, ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra sự thay đổi về hành vi dựa vào những áp lực chi phối trong một bối cảnh nhất định. Bắt chước là quá trình căn bản của đời sống xã hội. Nó không phải là sự sao chép đơn giản, mà là sự sản xuất độc đáo, bao gồm cả sự sáng tạo. Bắt chước là phát triển các khuôn mẫu ứng xử cho phép chủ thể hành động hiệu quả và hài lòng (Tarde, 1903).

Khái niệm lây truyền xã hội được Le bon đưa ra lần đầu tiên khi ông nghiên cứu về

đám đông. Theo Le bon, sự lây truyền xã hội là cơ sở để hình thành đám đông khi

mà những cảm xúc và những ý kiến trao đổi với nhau được nhân lên và củng cố. Lây truyền xã hội quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử mang tính chi phối được truyền từ người này sang người khác.

Trong cuộc sống có nhiều dẫn chứng về sự ảnh hưởng xã hội qua bắt chước và lây

truyền xã hội. Chẳng hạn, một học sinh thay đổi hành vi của mình theo hành vi của các học sinh khác trong lớp. Một cổ động viên của một đội bóng đá tự nguyện mặc quần áo của các cầu thủ đội bóng. Hiện tượng mốt trong ăn mặc, kiểu tóc của thanh niên là một dẫn chứng thuyết phục cho sự bắt chước và ảnh hưởng xã hội… Tại sao

con người phải làm theo hoặc cố gắng làm theo những người khác? Tại sao con người phải bắt chước người khác về cách thức suy nghĩ và hành vi ứng xử? Một trong những lý do mà cá nhân tuân thủ, làm theo cách thức ứng xử của các thành viên khác trong nhóm là để được các thành viên trong nhóm chấp nhận. Một học sinh thay đổi hành vi của mình theo hành vi của các học sinh khác trong lớp để được các thành viên trong lớp chấp nhận, để học sinh này không bị lớp cô lập. Một cổ động viên của một đội bóng đá tự nguyện mặc quần áo của các cầu thủ đội bóng để cá nhân này cảm thấy mình là một phần của nhóm cổ động viên và của đội bóng, để được họ chấp nhận. Thanh thiếu niên hiện nay chạy theo mốt về ăn mặc, kiểu tóc của các diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc là để họ được cộng đồng thanh thiếu niên thừa nhận,

để họ ra ngoài xã hội không bị lạc lõng, bị cô lập và để dễ hòa đồng với bạn và cộng đồng hơn.

=> Trong số khách hàng được khảo sát thì các ý kiến, nhận xét từ yếu tố xã hội như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên,… của khách hàng tác động khá lớn đến tâm lý và ảnh hưởng đến quyết định họ có sử dụng dịch vụ ví điện tử MoMo hay không. Nắm bắt được điều này bộ phận phát triển ứng dụng MoMo

có thể xây dựng nên những kế hoạch truyền thông để tác động vào các nhóm này từ đó gián tiếp thu hút khách hàng mục tiêu sử dụng dịch vụ của mình. Bên cạnh đó cần phải gia tăng lợi ích của “người giới thiệu” ứng dụng MoMo đến các đối tượng khác, có những chương trình ưu đãi nhằm tri ân những khách hàng.

YẾU TỐ 2: TÍNH HỮU ÍCH

Theo David (1989), sự hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể

sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình. Người sử dụng ví điện tử nhận thấy việc

sử dụng ví điện tử mang lại cho họ nhiều lợi ích, giá trị, họ sẽ có xu hướng chọn lựa

nó làm công cụ thanh toán. Mối quan hệ tích cực này cũng được chứng minh bởi: Nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ. Trong nghiên cứu này sự hữu ích chính là những giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử.

Cũng theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ. Tính hữu ích được cảm nhận là một yếu tố mạnh nhất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi trong mô hình TAM (Karim và cộng sự, 2020; David và cộng sự, 1989). Trong thị trường ví điện tử hiện nay với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh ví điện tử, hữu ích mà khách hàng cảm nhận được càng cao thì sẽ càng thu hút được khách hàng sử dụng hơn. Bởi khách hàng là những người có quyền lựa chọn sản phẩm dịch vụ mà mình mong muốn.

Theo Junadi (2015), việc thanh toán thuận tiện hơn khi sử dụng ví điện tử Momo và cũng cho rằng sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán rất dễ dàng và cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người thân, gia đình và bạn bè họ cũng sử dụng ví điện tử Momo. Tác giả cũng kết luận rằng sử dụng ví điện tử để thanh toán thuận tiện hơn so với tiền mặt. Theo Trivedi(2016), sử dụng ví điện tử Momo có thể tiết kiệm thời gian cho người sử dụng và tăng hiệu suất công việc khi sử dụng ví điện tử Momo. Sử dụng ví điện tử sẽ

dễ dàng thanh toán và sử dụng những tính năng hữu ích và dịch vụ phù hợp, có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ với mức chi phí thấp hơn so với sử dụng tiền mặt.

Theo Venkatesh và cộng sự(2003), sử dụng ví điện tử giúp giao dịch nhanh hơn. Thực tế chứng minh, việc thanh toán bằng các phương tiện điện tử sẽ nhanh chóng,

tiện lợi và giảm nhiều công sức cũng như mức độ rủi ro khi cầm tiền mặt. Cùng một thời gian, trong khi thanh toán tiền mặt mất từ vài phút thì thanh toán bằng ví điện tử chỉ mất vài giây, đây là điểm khác biệt lớn so với thanh toán kiểu truyền thống hay còn gọi là thanh toán bằng tiền mặt. Thực tế cho thấy nhận thức về tính hữu ích ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.

=> Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về mối quan

hệ giữa tính hữu ích và quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nhưng nhìn chung, theo các nghiên cứu về tính hữu ích thì tính hữu ích sẽ tác động đến

ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nên các tổ chức, doanh nghiệp cần đưa ra thêm nhiều tiện ích như các voucher giảm giá,đưa ra nhiều dịch vụ và cải thiện ứng dụng không bị lag hay bị sập do có quá nhiều người truy cập cùng

1 lúc,... giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và linh hoạt, thuận tiện khi sử dụng

ví điện tử linh hoạt khi thanh toán qua mạng Internet cụ thể là ví điện tử

Momo.

YẾU TỐ 3: CẢM NHẬN RỦI RO

Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và được nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là : “ khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”.

Bauer (1960) cho rằng, nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và những hậu quả liên quan đến hành động của người tiêu dùng. Theo lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), nhận thức rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của người tiêu dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định hành vi của họ. Ngược lại, nếu nhận thức rủi ro liên quan đến các giao dịch trực tuyến được giảm và người tiêu dùng có thể kiểm soát hành vi hơn trong môi trường trực tuyến, họ sẵn

Một phần của tài liệu đồ án thương mại quốc tế giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên thành phố hồ chí minh (Trang 129 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w