Giải pháp về chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu báo cáo đồ án liên ngành xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm ít calo cho công ty tnhh calocare (Trang 75 - 79)

3. Một số giải pháp và kiến nghị cho chiến lược kinh doanh sản phẩm ít calo

3.2. Giải pháp về chiến lược kinh doanh

Đa dạng hóa sản phẩm ít calo:

Đa dạng hóa chủng loại của sản phẩm ít calo là một công tác quan trọng đối với sản phẩm của công ty. Những chủng loại đơn điệu thì mặc dù sản phẩm có chất lượng cao nhưng cũng sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ. Khi bị các Công ty khác cạnh tranh và đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập sẽ chiếm mất thị trường.

Đa dạng hoá sản phẩm là nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất sự đa dạng về nhu cầu, sở thích của nhiều khách hàng. Mỗi một một sản phẩm sẽ được từng thị trường ưa chuộng vì thế công ty không ngừng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới để có sản phẩm tốt vừa đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, vừa đa dạng về chủng loại để có điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm ở cả trong nước và ngoài nước.

Các sản phẩm ít calo hiện tại của Calocare có thể được phân làm 2 nhóm: Granola, biscotti và trà. Đây là sản phẩm mới tung ra thị trường nên sản lượng không cao lắm, tuy nhiên giá trị lớn, lợi nhuận cao. Với loại này, sản phẩm của Công ty có lợi thế về chất lượng, ít bị cạnh tranh. Công ty nên tập trung nguồn lực cho nhóm sản phẩm loại này vì hiện nay đa phần nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm loại này đều phải nhập khẩu.

Thực hiện chính sách giá hợp lý:

Chiến lược giá là một trong các nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng hoá bán ra. CaloCare không thể quy định phương pháp định giá

một cách cứng nhắc mà phải linh động , uyển chuyển sao cho vừa đảm bảo bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra, vừa phù hợp với giá mặt bằng chung của thị trường mà vẫn duy trì được thị phần sẵn có do tạo tâm lý được giảm giá cho những khách hàng quen thuộc. Hiện nay Công ty phân chia các khách hàng thành từng nhóm khác nhau, với mỗi nhóm, chính sách giá sẽ có những thay đổi phù hợp. Ngoài ra tùy theo tình hình cạnh tranh mà Công ty phải có chiến lược giảm giá từng thời điểm và đôi khi mặt hàng nào đó lãi cao phải “gánh” chi phí cho các mặt hàng lãi thấp.

Các giải pháp nhằm để giảm giá sản phẩm :

 Nghiên cứu khả năng sử dụng các loại nguyên vật liệu rẻ hơn, tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn, nhà cung cấp có giá tốt hơn

 Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, giảm thiểu số lần đổi mặt hàng, tăng số lượng sản xuất trong một đơn đặt hàng nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân lực... trong giai đoạn chuẩn bị hoặc kết thúc một lô hàng

 Giảm số lượng tồn kho các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

 Áp dụng những phương pháp khác nhau để cắt giảm các chi phí về nhân công.

 Tổ chức tốt công tác Marketing: Marketing bao gồm những nội dung cơ bản là: nghiên cứu thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chính sách phân phối và các hỗ trợ kỹ thuật, trong đó kỹ thuật hỗ trợ Marketing bao gồm: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…

Đề xuất một số giải pháp như sau:

 Nghiên cứu để tạo thiết kế độc đáo, khả năng ứng dụng rộng rãi cho sản phẩm mà sản phẩm của các Công ty khác không sánh kịp (có đăng ký bản quyền để bảo vệ công nghệ sản phẩm).

 Liên tục cải tiến công nghệ và năng lực sản xuất, đáp ứng mọi kết quả nghiên cứu được về sản phẩm, đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm hoàn hảo

 Có thông tin phù hợp về yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty, về những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, về tình hình đón nhận của thị trường đối với các sản phẩm hiện có trên thị trường

 Nên quảng cáo đa dạng trên các nền tảng khác nhau. Nội dung quảng cáo cần xúc tích, ấn tượng.

 Công tác nghiên cứu và phát triển:

Công tác nghiên cứu và phát triển là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu của Công ty đối với từng đơn vị kinh doanh chiến lược mà bộ phận nghiên cứu và phát triển có kế hoạch hành động khác nhau, nhưng nhìn chung phải thực hiện các vấn đề sau:

 Tạo ra một quá trình làm việc có quy mô, quy chuẩn: Bộ phận nghiên cứu

và phát triển cần phải tạo ra một quá trình làm việc có quy mô, quy chuẩn, nhằm tạo được sự ổn định và cải tiến trong chất lượng sản phẩm

 Áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: Bộ phận nghiên cứu và phát triển cần phải theo dõi xu hướng phát triển và sự tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới để nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu mới giúp tạo ra tính năng mới ưu việt hơn cho sản phẩm

 Liên tục cải tiến chất lượng: CaloCare phải liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, vì cải tiến chất lượng sản phẩm không chỉ làm giảm thiểu những bất

ổn về chất lượng mà còn làm giảm những chi phí sản xuất

 Đào tạo nguồn nhân lực: Trong một doanh nghiệp, vai trò của nhân lực và vấn đề tổ chức nhân sự là hết sức quan trọng đối với khả năng thực hiện thành công các chiến lược mà Công ty đề ra

+ Cơ chế tuyển dụng của Công ty phải đưa ra những tiêu chí cụ thể

để có thể tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cao, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận chức năng. Đối với những nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty, nhằm đáp ứng được nhu cầu liên tục đổi mới và tổ chức đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu công việc.

+ Công ty cần có chính sách khuyến khích đội ngũ chuyên môn có ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực mình phụ trách và có sự liên hệ với các phòng ban khác để tạo được một không khí cạnh tranh lành mạnh, thi đua cùng hoàn thành các chỉ tiêu bộ phận và có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chiến lược chức năng

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân trong nhà máy nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.

+ Ngoài mức hệ số lương theo quy định của nhà nước và theo doanh

số của công ty thì Công ty nên có thêm quy định về chế độ khen thưởng hợp lý và cụ thể như là thương doanh số, thưởng năng suất,... Bên cạnh đó, nên khoán lương theo lợi nhuận thay vì doanh thu để khuyến khích tinh thần lao động, sáng tạo và trách nhiệm của người lao động

 Nâng cao năng lực sản xuất : Hiện tại dây chuyền sản xuất của CaloCare đã hoàn toàn tự động hóa trên 80%. Tuy nhiên vẫn cần phải có một kế hoạch sản xuất hợp lý để giảm chi phí sản xuất ở mức cao nhất.

+ Tính toán số lượng tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho chương trình sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn

+ Quy trình sản xuất được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước... nhất là khi giao ca

+ Gia tăng tỷ lệ chính phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động

+ Cần có chính sách khuyến khích công nhân trong việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và cập nhật các thông tin về công nghệ mới nhất.

Một phần của tài liệu báo cáo đồ án liên ngành xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm ít calo cho công ty tnhh calocare (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)