Đảng với công cuộc đổi mới trong nước

Một phần của tài liệu báo cáo phân tích và thiết kế phần mềm xây dựng phầm mềm ứng dụng quản lý cửa hàng (Trang 29 - 33)

Chương 3. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

3.1. Đảng với công cuộc đổi mới trong nước

Năm 1954, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng dân tộc dân chủ, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là cả nước có chiến tranh, mô hình kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ trong cả nước, đất nước thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, những hạn chế của mô hình đó dần dần được bộc lộ, Đảng

và nhà nước ta đã đề ra chủ trương, biện pháp để khắc phục như nghị quyết Trung ương sáu cho sản xuất bung ra, chỉ thị 100 của Trung ương Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp,… Những giải pháp đó tuy

có tác dụng tích cực nhất định, nhưng vẫn không giải quyết được tình hình. Đất nước đã rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng. Vào lúc đó, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đang rơi vào khủng hoảng kinh tế – chính trị. Trong bối cảnh lịch sử đó, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới, chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung sang nền kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đường lối đổi mới của Đảng ta đề ra tại Đại hội lần thứ VI đánh dấu một bước chuyển biến có tính cách mạng trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Đổi mới, theo quan điểm của đảng ta, không phải là thay đổi mục tiêu xã hội, mà trên cơ sở chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ điều kiện của đất nước và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ bài học thực tiễn

để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Đường lối đổi mới của Đảng được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), Đảng ta đã nêu ra mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta với sáu dặc trưng cơ bản:

– “ Do nhân dân lao động làm chủ.

– Có một nền kinh tế phát triên cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. (Tiểu Luận: Vai trò lãnh đạo của đảng đối với sự nghiệp cách mạng)

– Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. – Con người được giải phóng khỏi áp bức, bốc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

– Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp

đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

– Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.

Đường lối đổi mới của Đảng bắt nguồn từ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những tìm sáng tạo của quần chúng, từ những bài học kinh nghiệm vận dụng chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đó là

cơ sở để Đảng ta định ra đổi mới một cách đúng đắn.

Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta

Công cuộc đổi mới ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh; văn hóa, xã hội có nhiều tiến

bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; tình hình chính trị – xã hội về cơ bản ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng, hội nhập kinh

tế quốc tế tiến hành chủ động và đạt kết quả. Đường lối đó dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảng lối đổi mới của đảng ta luôn luôn giữ vững mục tiêu

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề có tính chiến lược trong

suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đó là con đường vừa đảm bảo giải phóng dân tộc, vừ giải phóng con người khỏi áp bức bốc lột, bất công.

Thứ hai, đường lối đổi mới của Đảng ta luôn luôn xuất phát từ dân,

dựa vào dân , phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Tại đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ich của nhân dân”. Chính đường lối đó đã phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân, lực lượng quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng do đảng lãnh đạo.

Thứ ba, đường lối đổi mới của Đảng ta luôn luôn dự trên cơ sở giữ

vững độc lập tự chủ, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đường lối đó hoàn toàn phù hợp với đất nước trong thời đại ngày nay, nó cho phép kết hợp được sức mạnh của toàn dân và sức mạnh của thời đại trong công cuộc đổi mới.

Thứ tư, đường lối đổi mới của Đảng ta luôn luôn đảm bảo đổi mới

một cách toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội. Điều đó đã phản ánh một cách đúng đắn mối quan hệ giữa các mặt đời sống và xã hội trong quá trình đổi mới; nó đảm bảo công cuộc đổi mới giành được thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Thứ năm, trên cơ sở xác định đúng mục đích mục tiêu, đường lối

đổi mới của đảng luôn luôn có chú ý lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp. Đảng luôn luôn chúng lại hai khuynh hướng: khuynh hướng bảo thủ, trì truệ, chậm đổi mới và khuynh hướng nóng vội, đốt cháy giai

đoạn. Đây là sự thể hiện tài tình việc kết hợp giữa bản lĩnh chính trị và nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của đảng ta.

Đó là những nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho Đảng ta xây dựng Đảng mới một cách đúng đắn, đảm bảo công cuộc đổi mới đi đến thành công.

Một phần của tài liệu báo cáo phân tích và thiết kế phần mềm xây dựng phầm mềm ứng dụng quản lý cửa hàng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)