Chương 3. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
3.2 Đánh giá đúng thực trạng đất nước, nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng trong hoạch định đường lối đổi mới
3.2.1 Đánh giá đúng thực trạng đất nước.
Lênin đã tưng nói: “Mục đích của con người là do thế giới quan sinh ra, lấy thế giới khách quan làm tiền đề”. Vì vậy, những người cộng sản khi hoạch định đường lối phải hết sức khách quan trong đánh giá tình hình, phải tính đến mọi lực lượng, mọi giai cấp và tính đến cả kinh nghiệm các phong trào cách mạng. Theo người: “Đối với một chính đảng
vô sản, không có sai lầm nào nguy hiểm hơn là định sách lược của mình theo ý muốn chủ quan… Định ra sách lược vô sản trên cơ sở đó có nghĩa
là làm cho sách lược bị thất bại”. Nhất quán với tư tưởng đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “khi đặt kế hoạch phải nhìn từ xa. Có nhìn từ xa mới quyết định đúng đắn thời kỳ nào phải làm công việc là chính. Phải thấy
rộng. Có thấy thấy rộng mới sắp đặt các nghành hoạt động một cách
cân đối” vì vậy: chúng ta phải nâng sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mac – lênin để dùng lập trường quan điểm, phương pháp Mác – Lênin mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm ở nước ta.
Như vậy, lý luận Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đánh giá đúng thực trạng đất nước khi hoạch định đường lối. Tuy nhiên, đó là công việc khó khăn và
vô cùng phức tạp. Lúc tình hình phát triển bình thường, việc đánh giá đúng thực trạng đất nước đã là khó, khi tình thế thế giới có những biến
đổi nhanh chóng và phức tạp, công việc đó lại càng khó khăn hơn. Thực
tế cho thấy, không phải Đảng nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng
có những nhận định, đánh giá đúng đắn về thực trạng đất nước. Nhận định, đánh giá đúng sẽ đề ra được những chủ trương, phương hướng hành động đúng, cách mạng sẽ giành thắng lợi. Ngược lại, nhận định, đánh giá sai sẽ không thể có được chủ trương, phương hướng hành động đúng, khi đó cách mạng sẽ không sao tránh khỏi những khó khăn tổn thất, thậm chí thất bại.
Nhìn lại lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa trước đây chúng ta thấy rằng, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hầu như các nước nào cũng phạm phải sai lầm chủ quan, duy ý chí, muốn đi theo đường thẳng, đi nhanh, không tính toán đầy đủ đến những điều kiện thực tế và quy luật khách quan. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội ngày càng trầm trọng, bắt đầu từ cuối những năm70 của thế kỷ XX.
Điều đáng chú ý là mặc dù khủng hoảng kinh tế – xã hội đã từng xảy ra và kéo dài trong nhiều năm, diển biến hết sức phức tạp, nhưng bản thân của Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa thời đó vẫn không có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Khủng hoảng vẫn chỉ được coi như bệnh kinh niên, là bạn đường của chủ nghĩa tư bản; còn chủ nghĩa xã hội với bản chất ưu Việt của nó thì không thể có khủng hoảng. Chính lối tư duy bảo thủ, giáo điều đó đã kiềm hãm mọi nổ lực sáng tạo, triệt tiêu nhiều động lực phát triển và vì thế, các Đảng Cộng sản đã không có những chủ trương, biện pháp để ứng phó kịp thời với tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội. Phải đến những năm nữa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, khi mà khủng hoảng kinh tế – xã hội đã phát triển tiến mức trầm trọng, có nguy cơ đe dọa sự sống còn của các Đảng
Cộng sản và của chủ nghĩa xã hội, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa mới thừa nhận có khủng hoảng.
Phát hiện ra khủng hoảng và thừa nhận có khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa tuy muộn nhưng dẫu sao cũng là một dấu tích cực của Đảng Cộng sản khi đánh giá về thực trạng của đất nước. Song, điều quan trọng có ý nghĩa chính là thái độ, bản lĩnh của Đảng Cộng sản khi nhìn nhận, đánh giá về khủng hoảng như thế nào, phương pháp xử lí, và khắc phục ra sao. Lênin đã từng nói: “thái độ của một chính Đảng trước những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất
và chắc chắn nhất để xem xét đảng ấy có nghiêm túc hay không và có thực sự làm tròn nghĩa vụ của mình đối với giai cấp mình đối với quần chúng lao động không. Công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những sai lầm , phân tích hoàn cảnh
đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sữa chữa sai lầm
ấy, đó là dấu hiệu một Đảng nghiêm túc, đó là Đảng làm tròn những nhiệm vụ mình”.
Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mac – lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đồng thời trước những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, dân tộc và đất nước, Đại hội lần thứ VI đã khẳng định: “Thái độ của đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng
sự thật, nói rõ sự thật. Với quan điểm đó, Đại hội cho rằng, 5 năm qua (1981 – 1986) là đoạn đường đầy thử thách đối với cách mạng nước ta. Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội V của đảng đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại, đạt được những thành tựu trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đã dành được những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh – chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Những
thắng lợi và thành tựu đó đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.
Cùng với việc đánh giá đúng mức những thành tựu và thắng lợi dã đạt được, Đại hội đã chú trọng kiểm điểm những mặt yếu kém trên tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế – xã hội. Mặc dù lúc đó có cụm từ “khủng hoảng kinh tế – xã hội” chưa được dùng trong văn kiện, nhưng đại hội đã phân tích chỉ rõ những biểu hiện của tình trạng đó: sản xuất tăng trưởng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, năng xuất lao động giảm và chất lượng sản phẩm kém; phân phối lưu thông luôn trong tình trạng rối ren, căng thẳng lạm phát tăng, bội chi ngân sách lớn; nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng; đời sống của nhân dân rất khó khăn; hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển…
Thực trạng kinh tế – xã hội nói trên đã từng diển ra trong nhiều năm, Đảng ta cũng nhiều lần kiểm điểm, đánh giá tìm nguyên nhân. Nhưng khác với các đại hội trước, Đại hội VI không đi sâu trình bày, phân tích những nguyên nhân khách quan, cho dù đó là những khó khăn rất lớn như Đại hội khẳng định mà “điều quan trong là phân tích sâu sắc những nguyên nhân chủ quan, nêu rõ những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và nhà nước”. Đồng thời khi phân tích những sai lầm khuyết điểm, Đảng ta đã không đơn giản một chiều, mà phân tích
cụ thể, xác định mức độ, tính chất và chỉ ra đúng nguồn gốc nảy sinh sai lầm, khuyết điểm.
Theo tinh thần đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã thẳng thắn chỉ
ra những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đó là: sai lầm trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu bước đi; trong bố trí cơ cấu kinh tế; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lí kinh tế; sai lầm trong việc giải quyết vấn đề phân phối lưu thông; còn buông lỏng chuyên chính vô sản. Những sai lầm
khuyết điểm đó liên quan chặt chẽ, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Đó
là những sai lầm đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Về tính chất, mức độ và khuynh hướng tư tưởng của những sai lầm, đại hội cho rằng, đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan;
là khuynh hướng buông lỏng trong kinh tế – xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối nguyên tắc của Đảng. Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa “hữu” khuynh.
Đại hội chỉ rõ: “Những sai lầm và khuyết điểm trong kinh tế, xã hội , bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và hội đồng Bộ trưởng đã nghiêm túc tự phê bình về những khuyết điểm đó của mình.
Việc tự phê bình với một thái độ nghiêm túc ở Đại hội VI thực sự là một mẫu mực của tính đảng, việc quán triệt tinh thần đổi mới trước hết
ở bộ phận lãnh đạo câo nhất của đảng, mở ra một thời kỳ đổi mới mạnh
mẽ từ đó về sau.
Từ sự phân tích khách quan, khoa học thực tiễn cahs mạng nước
ta sau 10 năm quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đã rút ra bốn bài học lớn: Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thắt chặt mối quan hệ của đảng với quần chúng; hai là, đảng phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan ; ba là, phải xây dựng đảng ngang tầm với thời đại; bốn
là, xây dựng đảng ngang tầm với chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Những câu chữ nêu trên thực ra không mới, nhưng bên trong lại chứa đựng một tinh thần rất mới. Nó làm cho mọi người như bình tỉnh trước tình hình thực tế đất nước. Vì thế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta đã tiếp nhận những bài học đó với sự đồng tình, nhất trí cao. Đó là một thành công lớn, thể hiện bản lĩnh, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao cả của Đảng ta trước vận mệnh của đất nước, tiền đồ của dân tộc, tương lai và hạnh phúc của nhân dân.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phân tích sâu sắc những bài học của thời kỳ 1976 – 1985, đồng thời với sự đổi mới về tư duy lí luận, Đại hội lần thứ VI đã xác định: nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế – xã hội, tiếp tục xây những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Ổn định tình hình kinh tế – xã hội chủ nghĩa là phải ổn định cả sản xuất và phân phối lưu thông; ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự kỹ cương và thực hiện công bằng xã hội. Ổn định không tách rời và đối lập với phát triển trong quá trình vận động và tiến lên; ởn định là để phát triển và có phát triển mới ổn định được.
Từ nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát Đại hội đã xcs định những mục tiêu cụ thể về kinh tế – xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một mối quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh.
Như vậy, cùng với những thành công trong đánh giá thực trang đất nước, việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu trong những năm còn lại của chăng đường đầu tiên ở Đại hội VI cũng đã phản ánh đúng đắn những nhu cầu đòi hỏi bức xúc của xã hội Việt Nam. Vì thế, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI chúng ta đã giành được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, đặc biệt, trên lĩnh vực sản xuất lương thực. Tiếp đó trong 5 năm 1991 – 1995, chúng ta lại hoàn thành
và hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu. Với những thành tựu đạt được sau 10 năm đổi mới, đặc biệt nững thành tựu lớn của kế hoạch năm năm 1991 – 1995, đất nước ta đã râ khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là chúng ta đạt được những thành tựu đó trong bối cảnh lịch sử chuyển biến không bình thường, có những thời điểm khó khăn không thể vượt qua, song nhờ có đường lối đổi mới đúng, bước đị và cách làm phù hợp, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó khăn thử thách và giành được những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới.
3.2.2 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng trong hoạch định đường lối đổi mới.
Nghiên cứu thành công của Đảng cộng sản Việt Nam trong đánh giá thực trạng đất nước, xác định nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, chúng
ta có thể rút ra một số vấn đề sau đây:
– Đánh giá tình hình nói chung và thực trạng của đất nước nói riêng, đề ra nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu cho mỗi thời kỳ lịch sử là một công việc thường xuyên nhưng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, đó là công việc khó khăn và rất
phức tạp, nhất là việc nhận định, đánh giá đó lại diển ra vào thời điểm lịch sử có tính chất bước ngoặt.
– Muốn đánh giá đúng thực trạng đất nước, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu sát hợp, vấn đề có nguyên tắc là phải dựa chắc trên nền tảng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng đất nước với một quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển; đồng thời phải nêu cao tinh thần thực sự cầu thị, ý thức trách nhiệm lớn lao trước vận mệnh đất nước, tiền đồ của dân tộc, tương lai và hạnh phúc của nhân dân.
– Trong bối cảnh hiện nay, những quan điểm, phương pháp đánh giá thực trạng đất nước, đề ra nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn có giá trị lớn cần phát huy.