Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC-NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN XÃ HOÀI SƠN, (Trang 21 - 25)

Bảng 3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động

môi trường theo các giai đoạn của dự án

Giai đoạn của dự án Hạng mục công trình Các hoạt động

Giai đoạn thi công xây dựng

- San nền;

- Hệ thống giao thông - Hệ thống cấp nước - PCCC;

- Hệ thống thoát nước mưa;

- Hệ thống thu gom nước thải;

- Hệ thống cấp điện và chiếu sáng;

- Cây xanh.

- Đền bù, giải phóng mặt bằng;

- Phát quang, phá dỡ các công trình hiện trạng;

- San nền;

- Vận chuyển chất thải từ quá trình GPMB;

- Xây dựng các hạng mục HTKT: Hệ thống giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, cấp nước;

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

- Vận chuyển vật tư thiết bị thi công;

- Sinh hoạt của công nhân;

- Sửa chữa máy móc thiết bị trên công trường.

Giai đoạn vận hành

- Nhà dân, công trình công cộng;

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải;

- Hệ thống đường giao thông.

- Hoạt động của các cư dân sống trong khu tái định cư;

- Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt và CTNH;

- Vận hành, duy tu hệ thống cống thoát nước mưa, thoát nước thải;

- Hoạt động của các phương tiện GTVT (Ô tô, xe máy);

- Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường.

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1. Khí thải

Giai đoạn thi công xây dựng:

- Nguồn phát sinh: Hoạt động tháo dỡ công trình hiện trạng; đào đắp, san lấp mặt bằng; vận chuyển đất đắp, nguyên vật liệu; hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công.

- Tính chất: Bụi, CO, NOx, SO2, VOC.

- Bụi do đào đắp, san lấp mặt bằng thường có kích thước lớn nên không phát tán ra xa khỏi khu vực thi công và chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường.

Tùy từng mức độ ô nhiễm bụi và thời gian tiếp xúc của người lao động mà có thể gây ra các bệnh khác nhau như bệnh bụi phổi, bệnh qua đường hô hấp, các bệnh ngoài da và các bệnh về đường tiêu hóa.

- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển đất đào đắp san gạt mặt bằng và vận chuyển bùn thải trong quá trình san nền ra ngoài dự án

- Các thiết bị thi công và phương tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu có sản phẩm cháy chứa các chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người như khói, CO2, CO,

SO2, NOx, VOC… khi có gió thổi hoặc có phương tiện vận tải đi qua, bụi đất, đá, cát bị cuốn theo, phát tán gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Tuy nhiên, với thải lượng các chất ô nhiễm này nhỏ và tại khu vực dự án có không gian rộng, thoáng đãng nên khả năng pha loãng các chất ô nhiễm này tốt. Do vậy, tác động của khói thải từ nguồn này đến môi trường không khí khu vực ở mức độ nhỏ, ảnh hưởng đến con người và hệ thực vật tại khu vực không đáng kể.

- Đây là nguồn gây ô nhiễm khí thải chủ yếu trong giai đoạn san lấp phục vụ thi công xây dựng dự án. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải thì tác động ảnh hưởng ô nhiễm do khí thải giao thông vận chuyển là hoàn toàn không đáng kể trên khu vực dự án và vùng lân cận.

Giai đoạn vận hành:

- Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải...;

- Khí thải do đốt nhiên liệu như than, củi, dầu, gas tại các hộ gia đình trong khu dân cư.

- Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt phân hủy - Đối với bụi và khí thải giao thông

- Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải. Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: xe máy và xe ô tô. Các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực.

- Tuy nhiên, các tuyến đường trong khu vực dự án được bê tông hóa, không gian rộng, thông thoáng và xung quanh khu dân cư có trồng nhiều loại cây xanh, nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể.

- Đối với khí thải từ hoạt động nấu nướng của người dân - Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện nay người dân phần lớn sẽ sử dụng chủ yếu gas hay điện nên khí thải thải ra với nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực.

- Mùi hôi từ điểm tập kết rác

5.3.2. Nước thải

Giai đoạn thi công xây dựng dự án

- Trong giai đoạn xây dựng, nước thải phát sinh từ các nguồn sau:

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân + Nước thải thi công

+ Nước mưa chảy tràn.

+ Nước thải sinh hoạt - Số lượng công nhân thi công thường xuyên có mặt trên công trường là 25 người.

Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 45 lít/người/ca, với hệ số không điều hoà là 2,5 mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 36 lít/người/ca (tương đương khoảng 80% nước cấp). Vậy, tổng lưu lượng nước thải của 25 công nhân là 0,89 m3/ngày.

Giai đoạn vận hành

- Xác suất xảy ra tác động tuy mức độ ô nhiễm lớn, nhưng lượng nước thải không nhiều và ô nhiễm do lượng nước thải sinh hoạt có thể được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án kết hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu hợp lý. Mặt khác, đơn vị thi công sẽ sử dụng một số lao động ở địa phương nên lượng nước thải sinh hoạt trên sẽ giảm đáng kể.

- Nước thải xây dựng:

Nước thải từ quá trình trộn và rửa thiết bị trộn bêtông, thiết bị xây dựng, làm mát

thiết bị, … có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng, dầu mỡ,…

- Nước mưa chảy tràn:

Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn theo đất, dầu mỡ rơi vãi, rác từ mặt bằng của khu vực dự án đổ vào sông hiện trạng gây ô nhiễm môi trường nước mặt (làm tăng độ đục, ô nhiễm dầu mỡ,...), ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước của khu vực. Nguồn gây tác động này chỉ xảy ra khi xuất hiện các trận mưa có cường độ mưa lớn, kéo dài. Đối với những cơn mưa nhỏ thì nguồn gây tác động này đến môi trường nước mặt tại khu vực không đáng kể.

5.3.3. Chất thải rắn

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xât dựng từ các nguồn sau:

- Chất thải xây dựng.

- Chất thải sinh hoạt của công nhân.

- Chất thải nguy hại.

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc thiết bị như gạch vỡ, đá, xi măng, sắt thép, giấy, bao xi măng, xà bần, gỗ copha phế thải… Đa số các loại chất thải này đều được phân loại và tái sử dụng. Nếu không quản lý phù hợp sẽ làm cản trở công nhân lao động, dễ dẫn đến tai nạn, đặc biệt khả năng gây cháy là có thể xảy ra.

5.3.4. Chất thải nguy hại

Trong quá trình xây dựng có một số chất thải nguy hại như: các loại bao bì, thùng đựng các hóa chất, phụ gia cho ngành xây dựng, dầu mỡ thải, … với khối lượng khoảng 80 Kg/tháng.

Bảng 4. tổng hợp chất thải rắn

STT Tên chất thải Trạng thái

tồn tại

Số lượng trung bình (kg/tháng)

Mã CTNH

1 Bao bì mềm thải (chứa hóa

chất xây dựng) Rắn 30 18 01 03

2 Lon sơn, vật dụng dính

sơn Rắn 15 16 01 09

STT Tên chất thải Trạng thái

tồn tại

Số lượng trung bình (kg/tháng)

Mã CTNH

3 Các loại vật dụng nhiễm dầu thải như giẻ lau, bao tay

Rắn 15 18 02 01

4 Dầu mở thải Lỏng 20 16 01 08

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC-NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN XÃ HOÀI SƠN, (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)