Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa nước. Tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Nhiều nghiên cứu nhận định rằng chất lượng protein của ngô không cao vì hàm lượng 2 axit amin lysine và tryptophan thấp. Từ đó các nhà khoa học nghiên cứu tạo giống ngô có hàm lượng protein cao hơn. Một biện pháp khắc phục là ăn ngô kết hợp với các loại đậu đỗ hoặc các nguồn dinh dưỡng có nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Phương thức sử dụng ngô làm thực phẩm cho người rất đa dạng phụ thuộc vào vùng địa lý và tập quán. Phần đông người Mỹ La Tinh ăn ngô dưới dạng bánh bột ngô, ở dạng khô như tortilla của Mexico, aripa của Colombia và Venezuela…Ở Châu Phi người ta cũng ăn dưới dạng bánh khô như aishmerraha của Ai Cập hoặc ướt như ogi của Nigeria…Ở Đông Âu người ta sử dụng ngô làm lương thực dưới dạng bánh đúc. Một số nước Châu Á ăn ngô dưới dạng bánh hoặc bánh đúc như
mèn mén của dân tộc vùng cao Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều cách sử dụng ngô giống nhau trên thế giới như ngô luộc, ngô rang, bỏng ngô…
Bảng 2.2. Thành phần hóa học chính gần đúng của hạt ngô (%)
Thành phần hóa học Vỏ hạt Nội nhũ Mầm
Protein 3.7 8 18.4
Chất cơ thô 1 0.8 33.2
Chất béo 86.7 2.7 8.8
Tro 0.8 0.3 10.5
Tinh bột 7.3 87.6 8.3
Đường 0.34 0.62 10.8
(Nguồn Watson, 1987; Ngô – Nguồn dinh dưỡng của loài người, FAO, 1995)
2.2.2. Ngô làm thức ăn chăn nuôi
Ngô là cây lương thực dùng cho chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay. Hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, điều này phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài việc cung cấp thức ăn tinh, ngô còn là cung cấp thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Các nước phát triển có tỷ lệ dùng ngô làm thức ăn cho chăn nuôi trên 70%. Một số nước: Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Ý 93%, Croatia 95%, Latvia 97%. Trung Quốc 76%, Malaysia 91%, Thái Lan 96%...
Bảng 2.3. Thành phần hóa học (%) của cây ngô xanh thân, lá và cây ủ chua
Thành phần Thân Lá Cây không
bắp
Cây ủ chua
Lá bi bắp xanh
Độ ẩm 73.6 68.9 77.3 - 63.5
Protein thô (N x 625) 1.3 3.2 1.3 1.65 1.8
Lipit thô 0.4 0.7 0.4 0.84 0.4
Các chiết xuất không đạm 14.5 15.4 13.6 8.86 20.9
Xenlulo 9.1 8.6 6.0 5.39 11.9
Tro 1.1 3.2 1.4 1.80 1.5
(Nguồn Slusanschi, 1957)
2.2.3. Ngô làm thực phẩm
Những năm gần đây, cây ngô còn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp như ở Thái Lan và Đài Loan, các loại ngô nếp và ngô đường còn dùng làm quả ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, người ta còn hay dùng ngô rau xào với thịt, nấu súp…Ở Mỹ La Tinh và Châu Phi còn dùng ngô dưới dạng huyền phù làm thức uống hàng ngày trong gia đình.
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của cây ngô ngọt phân tích từ 100 g hạt
Năng lượng 90 Kcl, 360 Kj
Hydrat cacbon 19 g
Đường 3.2 g
Chất xơ 2.7 g
Chất béo 1.2 g
Protein 3.2 g
Vitamin A tương đương 10 àg Thiamin (Vit. B1) 0.2 mg
Niacin (Vit. B3) 1.7 mg Folate (Vit. B9) 46 àg
Vitamin C 0.7 mg
Sắt 0.5 mg
Magnesium 37 mg
Potassium 270 mg
(Nguồn: USDA Nutrient database/http://en.wikipedia.org/wiki/Maize.)
2.2.4. Ngô cung cấp nguyên liệu công nghiệp
Ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo…Người ta sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của ngành công nhiệp lương thực, thực phẩm công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.
2.2.5. Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu
Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 80 – 90 triệu tấn bằng 11.5% tổng sản lượng ngô với giá bình quân là 100 USD/tấn. Đó là một nguồn lợi lớn các nước xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, Argentina, Nam Phi, Rumania, Hunggary. Các nước nhập chính Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Malaysia, Ai Cập …
Bảng 2.5. Dự báo nhu câu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng 1997 (triệu tấn) 2020 (triệu tấn) % thay đổi
Thế giới 586 852 45
Các nước đang phát triển 295 508 72
Đông Á 136 252 85
Nam Á 14 19 36
Cận Sahara Châu Phi 29 52 79
Mỹ La Tinh 75 118 57
Tây và Bắc Phi 18 28 56
(Nguồn IFPRI, 2003)