Dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả của chiến lược đầu tư thuận xu thế tại thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 35)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chiến lược đầu tư thuận xu thế tại sàn HOSE là không hiệu quả, phương pháp mua cổ phiếu đang có lợi nhuận cao và bán khống cổ phiếu đang có lợi nhuận thấp hoặc đang thua lỗ trong quá khứ là không khả thi.

Suất sinh lợi thu được của các chiến lược này là không đáng kể và giá trị thống kê không đạt mức ý nghĩa mong muốn. Trong hầu hết các chiến lược thì suất sinh lợi nắm giữ của danh mục các cổ phiếu thắng và cổ phiếu thua hầu như không có sự khác biệt lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến chiến lược mua đứt bán đoạn của lý thuyết thuận xu thế không áp dụng được tại Việt Nam. Để lý giải cho kết quả thực nghiệm này tác giả đã đi sâu phân tích 1 chiến lược cụ thể để kiểm tra nguyên nhân tại sao không có chênh lệch lớn giữa suất sinh lợi của nhóm thắng và thua.

Phần này chọn phân tích chiến lược 3x3: hình thành danh mục dựa vào suất sinh lợi trung bình theo tháng của 3 tháng trước và nắm giữ trong 3 tháng tiếp theo.

Để chứng minh phương pháp xử lý dữ liệu ở bước hình thành danh mục thắng thua là chính xác, hình 4.1 trình bày suất sinh lợi hình thành danh mục trung bình theo

tháng của nhóm thắng và nhóm thua của toàn bộ 79 mẫu trong thời đoạn từ 2005 đến 2011, F-W kí hiệu nhóm thắng, F-L kí hiệu nhóm thua. Theo hình ta thấy phương pháp phân chia danh mục thắng thua dựa vào suất sinh lợi hình thành trung bình 3 tháng là chính xác, rõ ràng suất sinh lợi hình thành danh mục thắng lớn khác biệt hơn danh mục thua.

GVHD: TS.Dương Như Hùng SVTH: Ngô Nguyễn Thái Hoàng

22

Hình 4.1- Suất sinh lợi hình thành của danh mục thắng và thua (3x3)

Để tìm hiểu liệu yếu tố thị trường có ảnh hưởng lên suất sinh lợi của các cổ phiếu thắng thua hay không, hình 4.2 trình bày suất sinh lợi nắm giữ theo tháng của danh

mục thắng và thua so với chỉ số VN-Index trong suốt thời đoạn từ 2005 đến 2011, trong đó chỉ số VN-Index được quy đổi thang đo cho phù hợp với thang đo suất

Hình 4.2- Suất sinh lợi nắm giữ của danh mục thắng và thua (3x3) và chỉ số VN-Index

sinh lợi theo tháng, H-W kí hiệu suất sinh lợi nắm giữ danh mục thắng, H-L kí hiệu suất nắm giữ danh mục thua và VNINDEX kí hiệu chỉ số VN-Index. Theo đó ta thấy có sự tương quan giữa suất sinh lợi các danh mục với chỉ số VN-Index của toàn bộ thị trường: suất sinh lợi tăng giảm nhịp nhàng theo xu hướng tăng giảm của

GVHD: TS.Dương Như Hùng SVTH: Ngô Nguyễn Thái Hoàng

23 toàn bộ thị trường, khi thị trường tăng giảm điểm thì giá các cổ phiếu thắng thua cũng có xu hướng tăng giảm theo, và điểm đáng lưu ý là tỉ suất sinh lợi của danh mục các cổ phiếu đang thắng và đang thua là sắp xỉ bằng nhau.

Như vậy qua kết quả phân tích chi tiết phưong pháp thực hiện và so sánh tỉ suất sinh lợi của các danh mục so với chỉ số VN-Index trong toàn bộ thời đoạn lấy mẫu từ 2005 đến 2011 ta có thể kết luận:

 Phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả thống kê là tương đối chính xác.

 Lý giải nguyên nhân vì sao suất sinh lợi danh mục thắng và thua không có sự khác biệt lớn là do tỉ suất sinh lợi các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam hầu như tăng giảm theo xu hướng tăng giảm của toàn bộ thị trường. Do vậy cả cổ phiếu đang thắng lẫn đang thua đều tăng giảm giá thị trường theo nhịp điệu chung của toàn thị trường.

Tuy chiến lượt mua cổ phiếu thắng và bán khống cổ phiếu thua không hiệu quả tại thị trường Việt Nam nhưng nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ chỉ các cổ phiếu thắng hoặc thua riêng rẻ vẫn có thể thu được suất sinh lợi.

Để có thể kết luận tính thuận xu thế hay nghịch xu thế của suất sinh lợi của các danh mục tác giả tiến hành so sánh suất sinh lợi nắm giữ với suất sinh lợi hình thành của các danh mục thắng thua, các hình 4.3 và 4.4 sẽ trình bày suất sinh lợi hình thành và suất sinh lợi nắm giữ trung bình theo thắng của danh mục nhóm thắng và thua của toàn bộ 79 mẫu trong suất thời đoạn 2005 đến 2011, F-W kí hiệu cho suất sinh lợi hình thành, H-W kí hiệu cho suất sinh lợi nắm giữ của nhóm thắng, F- L kí hiệu cho suất sinh lợi hình thành, H-L kí hiệu cho suất sinh lợi nắm giữ của nhóm thua.

Từ hình 4.3 ta dễ dàng nhận thấy suất sinh lợi nắm giữ luôn có xu hướng nhỏ hơn suất sinh lợi hình thành. Điều đó có nghĩa là nếu mua và nắm giữ các cổ phiếu đang có suất sinh lợi cao sẽ có nguy cơ thua lỗ nặng. Như vậy có tính nghịch xu thế về suất sinh lợi của các cổ phiếu đang thắng.

GVHD: TS.Dương Như Hùng SVTH: Ngô Nguyễn Thái Hoàng

24

Hình 4.3- Suất sinh lợi hình thành và nắm giữ của danh mục thắng (3x3)

Từ hình 4.4 ta dễ dàng nhận thấy suất sinh lợi nắm giữ luôn có xu hướng cao hơn

suất sinh lợi hình thành các cổ phiếu, nếu mua và nắm giữ các cổ phiếu đang thua sẽ đem về lợi nhuận đáng kể. Như vậy có tính nghịch xu thế về suất sinh lợi ở các cổ phiếu đang thua.

Hình 4.4- Suất sinh lợi hình thành và nắm giữ của danh mục thua (3x3)

Như vậy ở chiến lược 3x3 ta thấy suất sinh lợi của các danh mục nhóm thắng và

thua có tính nghịch xu thế. Để chứng minh quy luật này không chỉ đúng với chiến lược 3x3 mà còn đúng với các chiến lược khác, hình 4.5 và 4.6 sẽ trình bày suất sinh lợi nắm giữ so sánh với suất sinh lợi hình thành của danh mục nhóm thắng và

GVHD: TS.Dương Như Hùng SVTH: Ngô Nguyễn Thái Hoàng

25 thua của toàn bộ 16 chiến lược phân tích. Theo đó toàn bộ 16 chiến lược đều có tính nghịch xu thế giống với kết quả phân tích chi tiết chiến lược 3x3.

Hình 4.5- Suất sinh lợi hình thành và nắm giữ danh mục thắng của các chiến lƣợc

Hình 4.6- Suất sinh lợi hình thành và nắm giữ danh mục thua của các chiến lƣợc

Tóm lại, kết quả phân tích so sánh xuất sinh lợi hình thành và nắm giữ của 2 danh mục thắng và thua còn cho ta nhận định: Có tính nghịch xu thế trong đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam: các cổ phiếu đang có suất sinh lời cao trong quá khứ sẽ không tiếp tục sinh lợi nữa mà ngược lại có thể bị thua lỗ, các cổ phiếu thua lỗ trong quá khứ sẽ có khả năng sinh lời cao trong tương lai. Phụ lục 5 sẽ trình bày chi tiết suất sinh lợi hình thành và nắm giữ của danh mục thắng và thua của tất cả 16 chiến lược.

GVHD: TS.Dương Như Hùng SVTH: Ngô Nguyễn Thái Hoàng

26

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả của chiến lược đầu tư thuận xu thế tại thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)