Tải trọng tính toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Địa kỹ thuật xây dựng: Phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong thi công hố đào bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 40 - 50)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN

2.5 Áp dụng tính bài toán tường vây theo phương pháp giải tích

2.5.2 Tải trọng tính toán

Như đã trình bày ở phần đầu, tường vây được tính toán với áp lực đất tĩnh. Gồm áp lực ngang thường xuyên pt do trọng lượng đất và áp lực ngang thay đổi ph do hoạt tải q trên mặt đất gây ra.

Theo tài liệu “Thiết kế và thi công hố móng sâu” của PGS.TS. Nguyễn Bá Kế, nhà XBXD, Hà Nội – 2002, có biểu thức xác định áp lực đất tĩnh như sau:

po = (∑yjhj + q) Ko (2.21) trong đó: hj là độ dày tầng đất thứ j ở trên vị trí tính toán; yj là dung trọng của tầng đất thứ j; Ko là hệ số áp lực tĩnh tại vị trí tính toán (xem trích dẫn ở cuối), q là tải trọng phân bố đều trên mặt đất.

Công thức (2.21) có thể viết lại như sau:

po = pt + ph

pt = Ko∑yjhj (2.22)

ph = Koq (2.23) Ở công thức (2.21) xác lập cho trường hợp tác dụng đồng thời của tải ngang thường xuyên pt và tải ngang thay đổi ph . Điều nầy rất có thể bị bỏ qua trường hợp nguy hiểm cho tường vây khi số tầng hầm lớn hơn 1. Hoạt tải q trên mặt đất có thể có mặt suốt quá trình thi công tất cả các tầng hầm và có thể kéo dài về sau nữa, song cũng có thể vắng mặt khi thi công một vài tầng hầm nào đó. Trường hợp thiếu hoạt này rất có thể gây nên nguy hiểm cho tường vây. Khi công trình có nhiều tầng hầm ta xét riêng hai thành phần tải trọng này khi tính toán tường vây, rồi tìm các tổ hợp bất lợi cho tường vây.

a. Áp lực ngang thường xuyên – ptt và ptd

Từ đỉnh đến đáy tường vây, áp lực ngang tĩnh pt tác dụng vào tường vây chia thành 2 đoạn với 2 quy luật tác dụng khác nhau. Ở phần tường vây trên đáy đào có áp lực phân bố bậc nhất trên mỗi tầng đất là ptt. Ở phần tường vây dưới đáy đào có áp lực phân bố đều ptd. Phần tường vây từ đáy đào đến đáy tường vây chỉ chịu áp lực ngang tĩnh phân bố đều do trọng lượng khối đất ở bên ngoài hố đào từ đáy hố đào trở lên.

Còn áp lực ngang do trọng lượng khối đất từ đáy đào trở xuống, ở mặt trong và ngoài tường vây, chúng ta cân bằng không gây ra nội lực và biến dạng cho tường vây. Từ các công thức (2.21) và (2.22) ở trên ta có các biểu thức xác định áp lực ngang tĩnh tác động vào tường vây như sau:

Áp lực ngang ptt từ đỉnh tường vây (hoặc từ mặt đất trước khi đào) đến đáy đào là:

ptt = Ko∑yjhj , với ∑hj ≤ Zđ (2.5.2a) Áp lực ngang ptd tác động vào tường vây từ đáy đào trở xuống là:

ptd = Ko∑yjhj , với ∑hj ≤ Zđ (2.5.2b) trong đó: Zđ là chiều sâu từ đỉnh tường vây (hoặc từ mặt đất trước khi đào) tới đáy đào;

Ko , hj , yj như đã nêu ở công thức (2.21).

b. Áp lực ngang do hoạt tải phân bố đều trên mặt đất – ph

Áp lực ngang ph có tính chất của hoạt tải, là tải phân bố đều trên tường vây, phụ thuộc vào hệ số Ko và giá trị của hoạt tải phân bố trên mặt đất q, xác định theo công thức (2.23) ỡ trên.

c. Xác định hệ số áp lực tĩnh Ko

Hệ số Ko phụ thuộc vào loại đất và trạng thái cố kết của nó, xác định bằng thí nghiệm.

Hệ số Ko đã được các nhà chuyên môn trên thế giới nghiên cứu và đã có kết quả về nó với các loại đất. Trong tài liệu “Thiết kế và thi công hố móng sâu” (tác giả PGS.TS.

Nguyễn Bá kế, nhà XBXD, Hà Nội – 2002) ở trang 36 và 37 có cho hệ số Ko từ bảng 2.2 đến bảng 2.4. Trong sách “Cơ học đất – tập 2” (tác giả R.WILLTLOW (bản dịch tiếng Việt, người dịch: Nguyễn Uyên và Trịnh Văn Cương, người hiệu đính: GS Vũ Công Ngữ) nhà XBGD – 1999) ở trang 24 cũng cho hệ số Ko ở bảng 8-1.

Khi không có thí nghiệm có thể vận dụng và phối hợp các số liệu cho trong 4 bảng đã nêu trên để có hệ số Ko.

2.5.2. Tính nội lực theo các giai đoạn thi công đào đất

Xét trường hợp công trình có 4 tầng hầm, thi công bằng phương pháp TOPDOWN hoặc SEMI – TOPDOWN. Việc tính toán nội lực tường vây được tiến hành theo các giai đoạn đào đất, cụ thể như sau:

a. Giai đoạn thi công đào đất thứ nhất Các trường hợp tính nội lực và chuyển vị

Giai đoạn đào đất đầu tiên này, người ta thường đào tới độ sâu Z1 đủ để ghép ván khuân cột chống thi công sàn tầng 1. Theo trình bày ở trên ta có các sơ đồ xác định nội lực của tường vây với 2 trường hợp tải trọng như sau:

+ Trường hợp 1 chịu tải ngang thường xuyên ptt1 và ptd1 , có sơ đồ hình 1.a.

+ Trường hợp 2 chịu tải ngang ph do hoạt tải trên mặt đất, có sơ đồ hình 1.b.

Các ptt1 , ptd1 và ph xác định theo các công thức (2.5.2a), (2.5.2b) và (2.23), trong đó Zđ

= Z1 ; Hệ số Cz của các gối đàn hồi xác định theo công thức (2.20).

Hình 2.6. Sơ đồ tính TV giai đoạn một

a. Sơ đồ chịu tải ngang thường xuyên.

b. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi.

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm cho mỗi vị trí khảo sát của tường vây ở giai đoạn đào đất thứ nhất là tổng các kết quả tính toán của 2 sơ đồ a và b ở hình 2.6.

b. Giai đoạn thi công đào đất thứ hai

Các trường hợp tính nội lực và chuyển vị

Khi sàn BTCT tầng 1 đủ điều kiện để đào đất giai đoạn hai, tiếp tục đào đất từ độ sâu Z1 đến độ sâu Z2 . Ở giai đoạn này, như đã trình bày ở mục 1 và 2 tường vây được tính với các trường hợp tải trọng sau:

+ Trường hợp 1 chịu tải ngang thường xuyên sinh ra ở giai đoạn đào đất thứ hai (tải bổ sung), gồm ptt2 , ptd2 và các lực Pt2i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z1 đến Z2 ở giai đoạn một nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn hai, có sơ đồ hình 2.7a.

Pt2i = Rt1i , trong đó Rt1i là các phản lực ở giai đoạn một trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z1 đến Z2; ptt2 và ptd2 xác định từ mặt đất đã đào (độ sâu Z1) trở xuống, theo công thức (2.5.2a) và (2.5.2b), ở đây Zđ = Z2 – Z1;

+ Trường hợp 2 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ nhất đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn hai. Khi đào đất giai đoạn hai tường vây chịu thêm các lực bổ sung Ph2i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z1 đến Z2 có ở giai đoạn một nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn hai, có sơ đồ hình 2.7b; Ph2i = Rh1i , trong đó Rh1i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z1

đến Z2 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ nhất;

+ Trường hợp 3 chịu tải ngang ph do hoạt tải trên mặt đất chỉ tác dụng ở giai đoạn đào đất thứ hai, có sơ đồ hình 2.7c. Tải ph đã xác định ở giai đoạn một; Hệ số Cz

của các gối đàn hồi xác định theo công thức (2.20).

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm của tường vây ở giai đoạn đào đất thứ hai là các giá trị lớn nhất cho mỗi vị trí khảo sát của các tổ hợp sau:

+ TỔ HỢP 1: Là tổng kết quả tính toán của 4 sơ đồ a, b ở hình 2.6 và a, b ở hình 2.7;

+ TỔ HỢP 2: Là tổng kết quả tính toán của 3 sơ đồ a ở hình 2.6 và a, c ở hình 2.7.

Hình 2.7. Sơ đồ tính TV giai đoạn hai

a. Sơ đồ chịu tải ngang thường xuyên bổ sung ở giai đoạn hai.

b. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ hai khi ph có từ GĐ một.

c. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi chỉ có ở GĐ hai.

c. Giai đoạn thi công đào đất thứ ba Các trường hợp tính nội lực và chuyển vị

Khi sàn BTCT tầng hầm 1 đủ điều kiện để đào đất giai đoạn ba, tiếp tục đào đất từ độ sâu Z2 đến độ sâu Z3. Ở giai đoạn này, như đã trình bày ở mục 1 và 2 tường vây được tính với các trường hợp tải trọng sau:

+ Trường hợp 1 chịu tải ngang thường xuyên sinh ra ở giai đoạn đào đất thứ ba (tải bổ sung), gồm ptt3 , ptd3 và các lực Pt3i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3 ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn ba, có sơ đồ hình 2.8.a.

Pt3i = Rt1i + Rt2i , trong đó Rt1i và Rt2i là các phản lực ở giai đoạn một và giai đoạn hai trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3; ptt3 và ptd3 xác định từ mặt đất đã đào (độ sâu Z2) trở xuống, theo công thức (3a) và (3b), ở đây Zđ = Z3 – Z2;

+ Trường hợp 2 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ nhất đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn ba. Khi đào đất giai đoạn ba tường vây chịu thêm các lực bổ sung Ph3i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn ba, có sơ đồ

hình 2.8b; Ph3i = Rh1i + Rh2i , trong đó Rh1i và Rh2i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ nhất và thứ hai;

+ Trường hợp 3 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ hai đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn ba. Khi đào đất giai đoạn ba tường vây chịu thêm các lực bổ sungPh03itại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn ba, có sơ đồ hình 3.c; Ph03i= Rh02i, trong đó Rh02icác phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z2 đến Z3 do

ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ hai (giai đoạn một không có hoạt tải trên mặt đất);

+ Trường hợp 4 chịu tải ngang ph do hoạt tải trên mặt đất chỉ tác dụng ở giai đoạn đào đất thứ ba, có sơ đồ hình 2.8d; Tải ph đã xác định ở giai đoạn một; Hệ số Cz của các gối đàn hồi xác định theo công thức (2.20).

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm của tường vây ở giai đoạn đào đất thứ ba là các giá trị lớn nhất cho mỗi vị trí khảo sát của các tổ hợp sau:

- Tổ hợp 1: Là tổng kết quả tính của 6 sơ đồ: a và b ở hình 2.6, a và b ở hình 2.7, a và b ở hình 2.8;

- Tổ hợp 2: Là tổng kết quả tính toán của 5 sơ đồ: a ở hình 2.6, a và c ở hình 2.7, a và c ở hình 2.8;

- Tổ hợp 3: Là tổng kết quả tính toán của 4 sơ đồ: a ở hình 2.6, a ở hình 2.7, a và d ở hình 2.8.

Hình 2.8. Sơ đồ tính tường vây giai đoạn ba.

a. Sơ đồ chịu tải ngang thường xuyên bổ sung ở giai đoạn ba.

b. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ ba khi ph có từ GĐ một.

c. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ ba khi ph có từ GĐ hai.

d. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi chỉ có ở GĐ ba.

d. Giai đoạn thi công đào đất thứ tư Các trường hợp tính nội lực và chuyển vị

Khi sàn BTCT tầng hầm 2 đủ điều kiện để đào đất giai đoạn bốn, tiếp tục đào đất từ độ sâu Z3 đến độ sâu Z4. Ở giai đoạn này, như đã trình bày ở mục 1 và 2 tường vây được tính với các trường hợp tải trọng sau:

+ Trường hợp 1 chịu tải ngang thường xuyên sinh ra ở giai đoạn đào đất thứ tư (tải bổ sung), gồm ptt4 , ptd4 và các lực Pt4i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn bốn, có sơ đồ hình 4.a.

Pt4i = Rt1i + Rt2i + Rt3i , trong đó Rt1i , Rt2i và Rt3i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 ở các giai đoạn một, hai và ba; ptt4 và ptd4 xác định từ mặt đất đã đào (độ sâu Z3) trở xuống, theo công thức (2.5.2a) và (2.5.2b), ở đây Zđ = Z4 – Z3;

+ Trường hợp 2 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ nhất đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn bốn. Khi đào đất giai đoạn bốn tường vây chịu thêm các lực bổ sung Ph4i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn bốn, có sơ đồ hình 2.9b; Ph4i = Rh1i + Rh2i + Rh3i , trong đó Rh1i , Rh2i và Rh3i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ nhất, thứ hai và thứ ba;

+ Trường hợp 3 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ hai đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn bốn. Khi đào đất giai đoạn bốn tường vây chịu thêm các lực bổ sungPh04itại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn bốn, có sơ đồ hình 2.9c; Ph04i= Rh02i+ Rh03i, trong đó Rh02iRh03ilà các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ hai và thứ ba (giai đoạn một không có hoạt tải trên mặt đất);

+ Trường hợp 4 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ ba đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn bốn. Khi đào đất giai đoạn bốn tường vây chịu thêm các lực bổ sungPh(4i1)tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn bốn, có sơ đồ hình 2.9c; Ph(4i1) = Rh(13i), trong đó Rh(13i)là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z3 đến Z4 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ ba (giai đoạn một và hai không có hoạt tải trên mặt đất).

+ Trường hợp 5 chịu tải ngang ph do hoạt tải trên mặt đất chỉ tác dụng ở giai đoạn đào đất thứ tư, có sơ đồ hình 2.9d; Tải ph đã xác định ở giai đoạn một; Hệ số Cz

của các gối đàn hồi xác định theo công thức (2.20).

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm của tường vây ở giai đoạn đào đất thứ tư là các giá trị lớn nhất cho mỗi vị trí khảo sát của các tổ hợp sau:

- Tổ hợp 1: Là tổng kết quả tính toán của 8 sơ đồ: a và b ở hình 2.6, a và b hình 2.7, a và b hình 2.8, a và b hình 2.9;

- Tổ hợp 2: Là tổng kết quả tính toán của 7 sơ đồ: a ở hình 2.6, a và c hình 2.7, a và c hình 2.8, a và c hình 2.9;

- Tổ hợp 3: Là tổng kết quả tính toán của 6 sơ đồ: a ở hình 2.6, a hình 2.7, a và d hình 2.8, a và d hình 2.9;

- Tổ hợp 4: Là tổng kết quả tính toán của 5 sơ đồ: a ở hình 2.6, a hình 2.7, a hình 2.8, a và e hình 2.9.

Hình 2.9. Sơ đồ tính tường vây giai đoạn bốn

a. Sơ đồ chịu tải ngang thường xuyên bổ sung ở giai đoạn bốn.

b. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ bốn khi ph có từ GĐ một.

c. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ bốn khi ph có từ GĐ hai.

d. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi bổ sung ở GĐ bốn khi ph có từ GĐ ba.

e. Sơ đồ chịu tải ngang thay đổi chỉ có ở GĐ bốn.

e. Giai đoạn thi công đào đất thứ năm Các trường hợp tính nội lực và chuyển vị

Khi sàn BTCT tầng hầm 3 đủ điều kiện để đào đất giai đoạn năm, tiếp tục đào đất từ độ sâu Z4 đến độ sâu Z5. Ở giai đoạn này, như đã trình bày ở mục 1 và 2 tường vây được tính với các trường hợp tải trọng sau:

+ Trường hợp 1 chịu tải ngang thường xuyên sinh ra ở giai đoạn đào đất thứ năm (tải bổ sung), gồm ptt5 , ptd5 và các lực Pt5i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5

ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn năm, có sơ đồ hình 5.a.

Pt5i = Rt1i + Rt2i + Rt3i + Rt4i , trong đó Rt1i , Rt2i , Rt3i và Rt4i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 của các giai đoạn một đến giai đoạn bốn.

ptt5 và ptd5 xác định từ mặt đất đã đào (độ sâu Z4) trở xuống, theo công thức (2.5.2a) và (2.5.2b), ở đây Zđ = Z5 – Z4;

+ Trường hợp 2 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ nhất đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn năm. Khi đào đất giai đoạn năm tường vây chịu thêm các lực bổ sung Ph5i tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn năm, có sơ đồ hình 2.10b; Ph5i = Rh1i + Rh2i + Rh3i + Rh4i , trong đó Rh1i , Rh2i , Rh3i và Rh4i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư;

+ Trường hợp 3 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ hai đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn năm. Khi đào đất giai đoạn năm tường vây chịu thêm các lựcPh05itại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5

có ở các giai đoạn trước, các gối này bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn năm, có sơ

đồ hình 2.10.c; Ph05i= Rh02i+ Rh03i+ Rh04i, trong đó Rh02i , Rh03iRh04i là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ hai, thứ ba và thứ tư (giai đoạn một không có hoạt tải trên mặt đất)

+ Trường hợp 4 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ ba đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn năm. Khi đào đất giai đoạn năm tường vây chịu thêm các lực bổ sungPh(5i1)tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn năm, có sơ đồ hình 2.10.d;Ph(5i1) = Rh(13i)+ Rh(14i), trong đó Rh(13i) và Rh(14i) là các phản lực trong các gối

đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ ba và thứ tư (giai đoạn một và hai không có hoạt tải trên mặt đất);

+ Trường hợp 5 chịu tải ngang do hoạt tải trên mặt đất tác dụng liên tục từ đầu giai đoạn đào đất thứ bốn đến sau khi hoàn thành đào đất giai đoạn năm. Khi đào đất giai đoạn năm tường vây chịu thêm các lực bổ sungPh(5i2)tại các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 có ở các giai đoạn trước nay bị dỡ bỏ do việc đào đất ở giai đoạn năm, có sơ đồ hình 2.10e;Ph(5i2) = Rh(24i), trong đó Rh(24i) là các phản lực trong các gối đàn hồi i từ độ sâu Z4 đến Z5 do ph gây ra ở giai đoạn đào đất thứ tư (giai đoạn ba về trước không có hoạt tải trên mặt đất);

+ Trường hợp 6 chịu tải ngang ph do hoạt tải trên mặt đất chỉ tác dụng ở giai đoạn đào đất thứ năm, có sơ đồ hình 2.10g; Tải ph đã xác định ở giai đoạn một; Hệ số Cz của các gối đàn hồi xác định theo công thức (2.20).

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm

Nội lực và chuyển vị nguy hiểm của tường vây ở giai đoạn đào đất thứ năm là các giá trị lớn nhất cho mỗi vị trí khảo sát của các tổ hợp sau:

- TỔ HỢP 1: Là tổng kết quả tính toán của 10 sơ đồ: a và b ở hình 2.6, a và b hình 2.7, a và b hình 2.8, a và b hình 2.9, a và b hình 2.10;

- TỔ HỢP 2: Là tổng kết quả tính toán của 9 sơ đồ: a ở hình 2.6, a và c hình 2.7, a và c hình 2.8, a và c hình 2.9, a và c hình 2.10;

- TỔ HỢP 3: Là tổng kết quả tính toán của 8 sơ đồ: a ở hình 2.6, a hình 2.7, a và d hình 2.8, a và d hình 2.9, a và d hình 2.10;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Địa kỹ thuật xây dựng: Phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong thi công hố đào bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)