Xử lý nước thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô” (Trang 36 - 43)

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.3. Xử lý nước thải

1.3.1. Xử lý sơ bộ nước thải từ khu vực nhà vệ sinh

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh tại các khu vực nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà bảo vệ được đưa đi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại là xử

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

lý cơ học kết hợp xử lý sinh học. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Hình 13. Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn

- Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65-70% và theo BOD5 là 60-65%. Nước thải sau đó tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu gom và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án.

Bảng 8. Thông số kỹ thuật bể tự hoại

Vị trí Chiều dài Chiều rộng Chiều sâu Số lượng bể Tổng thể

tích

Nhà xưởng 2m 5m 2m 01 20 m3

Nhà văn phòng 2m 5m 2m 01 20 m3

Nhà bảo vệ 2m 2m 1m 01 4 m3

Bể tự hoại được xây bằng gạch chỉ đặc vữa xi măng mác 75# vữa trát bể dùng vữa xi

măng mác 50# thành trong đáy, tấm đan, giằng dầm bổ BTCT

1.3.2. Xử lý sơ bộ nước thải từ khu vực nhà bếp

Nước thải nhà ăn đi qua bể tách mỡ để tách dầu mỡ trước khi dẫn về bể sinh học. Công ty đã xây dựng 01 bể tách dầu mỡ dung tích 20 m3 để xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ từ nhà bếp. Bể tách dầu mỡ được xây dựng bằng BTCT, có nắp đậy. Cấu tạo bể gồm 3 vùng: vùng dầu nổi, vùng tách và vùng chứa cặn. Trong bể, sạn, cát thô được tách bằng phương pháp lắng. Dầu, mỡ nổi lên trên. Rác thô được vệ sinh hàng ngày, dầu mỡ, cát sạn được làm vệ sinh theo chu kỳ để đảm bảo các thành phần ô nhiễm theo nước thải ra ngoài. Tất cả các thao tác trên được thực hiện theo phương pháp thủ công.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

Định kỳ 1 tuần/lần, nhân viên dự án hớt các váng dầu mỡ động thực vật nổi lên trên để thu gom xử lý như chất thải sinh hoạt. Rác thải bị ngăn lại trên song chắn rác được thu gom theo chất thải rắn sinh hoạt. Cấu tạo bể tách dầu mỡ được thể hiện trong hình sau:

Hình 14. Bể tách dầu mỡ

1.3.3. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 15 m3/ngày đêm

- Toàn bộ nước thải phát sinh từ các quá trình trên, sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được đưa tới hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 15 m3/ngày đêm. Trong trường hợp đơn vị đến thuê nhà xưởng phát sinh thêm lượng nước thải sinh hoạt đảm bảo công suất xử lý của trạm xử lý sẽ ký hợp đồng đấu nối xử lý với công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng nước thải phát sinh vượt quá công suất của trạm xử lý thì đơn vị thuê nhà xưởng sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt riêng.

- Công suất: 15 m3/ngày đêm - Hóa chất sử dụng: NaClO (sử dụng 0,2L/tháng), bùn vi sinh.

- Chế độ vận hành: Liên tục - Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) - Đơn vị thi công: Công ty Cổ phần Perso

- Công nghệ xử lý: Công nghệ được lựa chọn để xử lý nước thải là công nghệ A-O

(sinh học hiếu khí – (Anoxic) – hiếu khí (Oxic) kết hợp với hóa lý. Các thành phần chất hữu cơ, nito, photpho sẽ được xử lý bằng công nghệ sinh học. Nước thải sau quá trình xử lý sinh học sẽ được làm sạch bằng hệ thống cụm xử lý lắng lọc trước khi khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận. Sơ đồ quy trình xử lý như sau:

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

Hình 15. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải - Thuyết minh quy trình xử lý

+ Bể điều hòa: Bể điều hòa có chức năng điều tiết lưu lượng xử lý và ổn định nồng độ

các chất ô nhiễm, ngoài ra trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống cấp khí đáy bể hoạt động gián đoạn để tránh quá trình phát sinh mùi và xử lý sơ bộ, ngoài ra, trong bể còn bố trí 02 bơm nước thải đặt chìm hoạt động luân phiên.

+ Bể kỵ khí: Sau khi qua bể điều hòa nước thải được bơm sang bể kỵ khí. Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa

Nước thải sinh hoạt Bể điều hòa

Bể kỵ khí – ANAEROBIC

Bể xử lý sinh học AERATION

Bể lắng sinh học

Bể sau xử lý (Bể khử trùng)

Nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B)

Bể chứa bùn

Hóa chất Máy thổi khí

Hệ thống xử lý nước thải CCN

Gia Vân

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn làm các hạt bùn cặn nổi lên và xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.

+ Bể Aeroten: Đây là bể xử lý chính, sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất thải. Trong bể này, các vi sinh vật (còn gọi là bùn hoạt tính) tồn tại ở dạng lơ lửng sẽ

hấp thụ oxy và chất hữu cơ (chất ô nhiễm) và sử dụng chất dinh dưỡng là Nito và photpho để tổng hợp tế bào mới, giải phóng năng lượng và CO2, H2O. Ngoài quá trình tổng hợp tế bào mới, tồn tại phản ứng phân hủy nội sinh (các tế bào vi sinh vật già sẽ tự phân hủy) làm giảm số lượng bùn hoạt tính. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp tế bào vẫn chiếm ưu thế do thiết kế và vận hành ở chế độ phù hợp vì vậy só lượng tế bào mới tạo thành nhiều hơn tế bào bị phân hủy tạo thành bùn dư.

Không khí được cấp liên tục để duy trì nồng độ oxy cho vi sinh vật phát triển. Bố trí hai bơm nước hoạt động luân phiên bơm nước tuần hoàn tại bể điều hòa tối ưu hóa cho quá trình xử lý N và P trong nước thải.

+ Bể lắng: Hỗn hợp bùn hoạt tính/nước trong bể Aeroten tự chảy về bể lăng qua hệ

thống phân phối. Do có tỷ trọng lớn nên bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong được thu qua máng thu nước tới thiết bị xử lý tiếp theo.

+ Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua bể lắng, tiếp tục tự chảy vào công trình cuối cùng, tiếp xúc chlorine. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi trong nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận.

+ Bể chứa bùn: Chứa bùn thải sau xử lý của hệ thống. Sau thời gian phân hủy và giảm

thể tích bùn được hút đi xử lý bởi các đơn vị môi trường đô thị. Phần nước bùn chảy tràn lên trên quay ngược lại bể điều hòa để xử lý.

- Thông số kỹ thuật của cụm bể tại trạm XLNT:

Thông số kỹ thuật của các bể trong trạm XLNT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 9. Thông số kỹ thuật các bể XLNT

TT Thông số Đơn vị Gía trị Ghi chú

1 Lưu lượng cả hệ thống, W m3/ngày đêm 15

m3/h 0,63

m3/phút 0,01 2 Bể điều hòa nước thải

Thời gian lưu h 20

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

(Bao gồm cả thời gian sửa chữa khi có sự

cố)

Thể tích m3 12,6 Chọn thể tích =

16,2 m3

Kích thước bể

Chiều cao chứa nước m 2,5

Chiều cao bảo vệ m 0,2

Chiều cao tổng m 2,7

Diện tích bể m2 3.0 x 2 = 4.5

3 Bể kỵ khí ANAEROBIC

Thời gian lưu h 7 Thời gian lưu

từ 6-9h

Thể tích m3 5,6

Kích thước bể

Chiều cao chứa nước m 2,5

Chiều cao bảo vệ m 0,2

Chiều cao tổng m 2,7

Diện tích bể m2 1.37 x 1.5 = 2.0

4 Bể thiếu khí AERATION

Thông số tính toán

Thời gian lưu bùn Ngày 12 5-15 ngày

Tỷ số F/M Kg/kg ngày 0,4 0.2 – 0.6

Tải trọng thể tích, Y KgBOD5/m3

ngày 0,8 0.8 – 1.92

Nồng độ MLSS, X mg/L 6000

Vì có đệm MBBR nên nồng độ bùn

hoạt tính cao hơn

Hệ số phân hủy nội bào, Kd Ngày-l 0,06

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

Tỷ số thể tích trên lưu lượng

giờ W/Q h 3-5

Tỷ số tuần hoàn bùn hoạt

tính Qth/Q h 0,25-1

BOD5:BOD20 0,68

Thông số đầu vào

BOD5 mg/L 250

Hiệu quả xử lý % 85

BOD5 ra mg/L 50

Tính BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra

SSra mg/L 50

BOD5 chứa trong cặn lơ

lửng ở đầu ra mg/L 30

Giả sử 60% là cặn có thể phân hủy sinh học Vậy lượng oxy cần thiết là mg/L 42,6

BOD5 của chất rắn lơ lửng

đầu ra mg/L 34

BOD5ht = BOD5ra – BOD5

của chất rắn lơ lửng đầu ra mg/L 16

Đệm MBBR sử dụng m3 20,54

Chiều cao chứa nước m 2,7

Chiều cao bảo vệ m 0,2

Diện tích bể m2 29,6

Kích thước ngăn 1

Chiều dài m 1.5

Chiều rộng m 1.375

Chiều cao, H m 2.7

Kích thước ngăn 2

Chiều dài m 3.0

Chiều rộng m 1.5

Chiều cao, H m 2.7

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô”

Kích thước ngăn 3

Chiều dài m 3.0

Chiều rộng m 1.5

Chiều cao, H m 2.7

5 Bể lắng sinh học

Thời gian lưu h 2.5

Thể tích m3 4.5

Chiều cao m 2.7

Diện tích bể m2 1.375x1.2=2.9

6 Bể khử sau xử lý (Bể khử trùng)

Thời gian lưu h >0.5

Thể tích m3 8

Chiều cao chứa nước m 2.7

Chiều cao bảo vệ m 0.2

Diện tích bể m2 3.0 x 1.0 = 3

7 Bể chứa bùn

Thể tích m3 5,4

Thời gian lưu h 24

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện, thiết bị phụ trợ ô tô” (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)