Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Feed One” (Trang 51 - 54)

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.4. Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục

Dự án sử dụng 02 lò hơi đốt trấu với tổng công suất 18 tấn/h. Lưu lượng phát thải theo tính toán khoảng 35.000 m3/giờ (tối đa 48.000 m3/giờ theo công suất lọc bụi). Do đó dự án không thuộc đối tƣợng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động liên tục theo quy định tại khoản 3 và 5 Điều 98 nghị định 08/0222/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022.

2.5. Biện pháp xử lý bụi, khí thải khác

a. Giảm thiểu bụi, khí thải, mùi hôi từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu của Dự án

Bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu được xem là dạng ô nhiễm phân tán dọc theo tuyến đường vận chuyển. Để ngăn ngừa và hạn chế khả năng phát tán bụi vào trong môi trường không khí, Chủ dự án yêu cầu chủ phương tiện thực hiện các biện pháp sau:

- Kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo xe hoạt động trong tình trạng tốt, hạn chế phát sinh bụi và khí thải; đảm bảo an toàn về môi trường trong quá trình vận chuyển.

- Xe chở đúng tải trọng và tốc độ tránh gây ảnh hưởng trong lúc vận chuyển.

- Bê tông hoá đường giao thông nội bộ.

- Trồng cây xanh góp phần hạn chế bụi, tiếng ồn.

b. Giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển, lưu chứa tro trấu

- Kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo xe hoạt động trong tình trạng tốt, hạn chế phát sinh bụi và khí thải; đảm bảo an toàn về môi trường trong quá trình vận chuyển.

- Xe chở đúng tải trọng và tốc độ tránh gây ảnh hưởng trong lúc vận chuyển.

- Ƣu tiên mua trấu từ các nhà máy xay xát gần khu vực Dự án nhằm hạn chế ảnh hưởng do hoạt động vận chuyển tro, trấu.

- Lắp đặt hệ thống vít tải liệu để tải trấu vào lò đốt nhằm hạn chế bụi từ quá trình lưu chứa vận chuyển trấu.

- Bố trí khu vực kho chứa tro trấu hợp lý (gần khu vực lò hơi) nhằm hạn chế phát sinh bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển lưu chứa tro trấu.

c. Biện pháp thông thoáng nhà xưởng sản xuất

Một số biện pháp thông thoáng nhà xưởng cụ thể như sau:

- Thông thoáng tự nhiên:

Thông thoáng tự nhiên cho nhà xưởng sản xuất bằng cách bố trí cửa trời một cách hợp lý giúp cho không khí lưu thông tuần hoàn tốt nhất.

- Thông thoáng cưỡng bức

Trong quá trình hoạt động, chủ đầu tƣ cũng có thể sử dụng một số biện pháp thông thoáng khác nhƣ thông gió cƣỡng bức sử dụng quạt vuông công nghiệp:

+ Phương pháp này sử dụng quạt vuông công nghiệp có lưu lượng lớn đặt trên tường xây hoặc vách tôn để hút nhiệt nóng ra ngoài

+ Sử dụng quạt này lắp ở phía đối diện để cấp khí tươi vào nhà xưởng hoặc phía đối diện, đặt những cửa gió có lưới lọc bụi hoặc tấm lọc công nghệ để lấy gió bên ngoài vào

+ Khi quạt hút gió hoạt động thì sẽ tạo ra sự chênh áp bên trong xưởng, gió tươi bên ngoài sẽ tự động tràn vào để thay thế lượng khí thải hút ra tạo ra một vòng luân chuyển không khí trong nhà xưởng nhằm làm thông thoáng cho nhà xưởng.

d. Giảm thiểu mùi hôi từ sản xuất - Nguồn phát sinh:

+ Các nguyên liệu bản thân đã có mùi đặc trƣng hoặc phát sinh mùi do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong quá trình vận chuyển.

+ Dự án có sử dụng nguyên liệu bột cá. Bột cá là thành phần quan trọng và có vai trò thiết yếu đối với vật nuôi nói chung và vật nuôi thủy sản nói riêng. Bột cá cũng là nguồn phát sinh mùi hôi trong kho chứa nguyên liệu. Bột cá sử dụng dạng bột khô, hoàn toàn không trộn nước, được chứa trong các bao tải. Qua khảo sát thực tế, các bao bột cá này được lưu trữ chung với các loại nguyên liệu khác và mùi phát sinh từ loại nguyên liệu này rất ít.

+ Mùi từ quá trình sản xuất: trong quá trình sản xuất, mùi phụ phẩm hoặc mùi hữu cơ phát sinh trong công đoạn sấy.

- Biện pháp:

Do nhà máy dùng bột đạm đã tinh chế và đậu nành khô để cung cấp đạm cho sản phẩm, vì vậy không làm phát sinh mùi hôi. Ngoài ra, mùi còn phát sinh từ sản phẩm, đây là mùi thơm nhẹ, dễ chịu đặc trƣng của thức ăn chăn nuôi, không độc nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của công nhân lao động.

Tuy nhiên để hạn chế tối đa mùi hôi ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh, chủ dự án vẫn sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu mùi nhƣ sau:

- Nhà xưởng được xây dựng đạt yêu cầu kỹ thuật về nhà xưởng công nghiệp, có diện tích cửa trời lớn để tận dụng thông gió tự nhiên, lắp đặt hệ thống thông gió theo yêu cầu vệ sinh công nghiệp

- Thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa trời giúp không khí trong nhà xưởng đƣợc trao đổi liên tục

- Vệ sinh nhà xưởng định kỳ, vệ sinh máy móc thiết bị thường xuyên.

- Khuôn viên nhà máy đã đƣợc bố trí nhiều mảng xanh, trồng cây xanh.

Cây xanh góp phần điều hòa không khí, cải thiện điều kiện vi khí hậu trong công ty.

e. Mùi từ hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực chứa rác thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh:

Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của dự án sẽ phát sinh mùi do phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước thải. Do trong nước thải chế biến thức ăn

thủy sản chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh ra các gây mùi nhƣ H2S, NH3, Metyl Mercaptan…Mức độ gây mùi phụ thuộc vào công tác vận hành hệ thống.

Nếu công tác vận hành không tốt để xảy ra sự cố liên tục thì mùi sẽ phát sinh liên tục, do nước thải có chứa nhiều đạm nên mức độ phân hủy gây mùi cao.

- Biện pháp:

+ Thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ thống phân phối khí và sục khí ở các bể điều hòa, bể sinh học để duy trì điều kiện hiếu khí, giảm thiểu việc phát sinh các khí gây mùi H2S, NH3…;

+ Sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi tại bể chứa bùn để vừa hạn chế phát sinh mùi hôi vừa hạn chế ruồi, muỗi tập trung;

+ Kiểm tra chế độ bơm nước thải tại các bể chứa, bể tiếp nhận, để đảm bảo thời gian lưu nước của các bể, tránh xảy ra tình trạng phân hủy kị khí ở các bể;

+ Đường ống thu gom nước thải về trạm xử lý phải được xây dựng kín, trạm xử lý nước thải xây dựng cuối hướng gió. Bùn thải phát sinh sau hệ thống xử lý phải đƣợc thu gom và đƣa đi xử lý theo đúng quy định;

+ Rác thải sinh hoạt phải đƣợc thu gom hàng ngày để tránh phát sinh mùi hôi, các thùng chứa rác phải có nắp đậy để hạn chế mùi hôi phát tán vào môi trường không khí. Hàng tuần các thùng chứa rác được công nhân vệ sinh sạch sẽ.

+ Ngoài ra, mùi hôi phát sinh chủ yếu từ nhà chứa rác nên trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thu gom rác thải như: khẩu trang, găng tay, mắt kính…. Biện pháp khắc phục bao gồm: quản lý, bố trí, phân loại từng loại rác thải cho hợp lý; xây dựng, lắp đặt hệ thống thông gió cho khu vực tập kết rác; thực hiện vận chuyển thải bỏ rác thường xuyên.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Feed One” (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)