a. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải
- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;
- Công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải phải có trình độ chuyên môn và đƣợc đào tạo nắm vững kỹ thuật vận hành.
- Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp; các thiết bị quan trọng phải có dự trù để thay thế khi có sự cố.
- Thường xuyên theo dõi giám sát hệ thống xử lý nước thải, kịp thời báo cáo lên Công ty các vấn đề phát sinh trong hệ thống nhƣ: hƣ hỏng máy móc, vận hành không đúng quy định,… từ đó có các giải pháp khắc phục hợp lý.
- Các thiết bị phục vụ hoạt động của trạm xử lý cần có thiết bị dự phòng để khi xảy ra sự cố có thể khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
Các giải pháp ứng phó với sự cố: Sự cố xảy ra đối với HTXLNT có thể
bắt nguồn từ các hạng mục công trình trong HTXLNT của dự án gặp sự cố, không xử lý nước thải đạt yêu cầu chất lượng. Để khắc phục sự cố xảy ra đối với HTXLNT, trước hết bộ phận quản lý HTXLNT sẽ rà soát để xác định sự cố xảy ra do nguyên nhân nào. Từ đó, ứng với từng trường hợp cụ thể, các biện pháp xử lý nhƣ sau:
+ Tạm thời ngƣng hoạt động của trạm xử lý.
+ Xem xét nguyên nhân xảy ra sự cố, từ đó phối hợp với các đơn vị chức năng sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra.
+ Công ty tiến hành đầu tu hệ thống xử lý nước thải công suất 70 m3/ngày nhằm lưu chứa nước thải khi hệ thống xảy ra sự cố. Thời gian đáp ứng lưu chứa nước thải phát sinh khi hệ thống ngưng hoạt động là 3 ngày.
+ Trong trường hợp sự cố thiết bị, đối với những thiết bị có thiết bị dự phòng thì sử dụng thiết bị dự phòng thay thế để đảm bảo sự hoạt động của hệ thống không bị gián đoạn. Đối với những thiết bị không có thiết bị dự phòng phải kiểm tra nguyên nhân và khắc phục kịp thời để đƣa hệ thống trở lại hoạt động sớm nhất khi có sự cố xảy ra.
+ Sau khi sự cố đƣợc khắc phục tiến hành vận hành cho trạm xử lý hoạt động trở lại và lấy mẫu nước thải kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả xử lý của hệ thống sau khi khắc phục sự cố.
b. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải lò hơi
Để phòng ngừa sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải, chủ đầu tƣ sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Đầu tƣ thiết kế lắp đặt HTXLKT phù hợp với quy trình sản xuất tại dự
án.
- Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý sẽ đƣợc kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất có thể. Có thiết bị quan trọng dự trù thay thế khi xảy ra sự cố.
- Tuyển dụng cán bộ vận hành hệ thống xử lý có chuyên môn và kinh nghiệm nhằm theo dõi trong suốt quá trình vận hành của HTXL để tránh những sự cố về chất lƣợng khí thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn.
- Kết hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường nhằm theo dõi và khắc phục khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý khí thải.
- Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải (sự cố máy móc thiết bị, sự cố bể túi vải…) hoặc sự cố hệ thống xử lý không đạt hiệu quả, chất lƣợng khí phát thải vƣợt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B thì tiến hành ngƣng ngay hoạt động đốt lò phát sinh ô nhiễm, gặp sự cố. Cam kết không xả khí thải không đạt quy chuẩn yêu cầu ra môi trường.
Đây là biện pháp đƣợc áp dụng cho nhiều dự án để phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý khí thải trong nhà máy, các biện pháp mang tính kỹ thuật, phù hợp với khả năng của nhà máy và có hiệu quả cao trong việc kiểm soát, phòng ngừa sự cố trong nhà máy.
c. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với sự cố rò rỉ, tràn dầu
Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa khả năng dẫn đến sự cố rò rỉ, tràn dầu, cũng nhƣ khắc phục và giảm thiểu nhỏ nhất các tác động khi sự cố xảy ra, các biện pháp chính mà dự án đề ra là:
- Lắp đặt các biển báo và đèn tín hiệu trên các luồng tàu tại khu vực bến để giảm khả năng xảy ra tai nạn đường thủy dẫn đến sự cố tràn dầu;
- Đầu tư trang bị sẵn một số phương tiện ứng phó sự cố tràn dầu như: tấm thấm dầu loang, tàu thuyền xử lý dầu loang, các hóa chất cần thiết hấp thụ, tẩy dầu, dụng cụ thu gom, bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên,…
- Hàng năm, cần tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù hợp với hoàn cảnh thực tế;
- Khi xảy ra sự cố tràn dầu: Thông báo ngay đến các cơ quan chức năng của tỉnh về vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, quy mô cũng nhƣ nguyên nhân xảy ra và
triển khai công tác ứng phó sự cố.
d. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác
Sự cố cháy nổ
- Liên hệ phòng cảnh sát PCCC để lập hệ thống PCCC đảm bảo đủ tiêu chuẩn hiện hành và đƣợc cơ quan PCCC cấp: “Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy”. Đồng thời trang bị thêm các thiết bị nhƣ: bình chữa cháy bọt CO2, máy bơm dự phòng và đường ống, vòi phun nước tự động vách tường, thùng nước, cát và thang xẻng dao búa,….
- Mặt bằng hệ thống phải đảm bảo thẩm mỹ công nghiệp, an toàn cháy nổ (có lối thoát hiểm và sơ đồ vị trí lối thoát hiểm). Khi xảy ra sự cố có thể dễ dàng ra khỏi khu vực và đi vào để khắc phục sự cố.
- Gian chứa dây chuyền, phòng điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi, không gian thoáng đãng có thể đƣa xe vào ra để vận chuyển di dời thiết bị khi cần thiết hoặc các xe phòng cháy chữa cháy có thể vào ra.
- Gian kho chứa trấu rời, lò hơi, phòng điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi, không gian thoáng đãng có thể đƣa xe vào ra để vận chuyển di dời thiết bị khi cần thiết hoặc các xe phòng cháy chữa cháy có thể vào ra.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp: các cửa ra vào đủ lớn, mở ra bên ngoài, có trang bị các lam thông gió gian máy, chiều cao đủ lớn thoáng đãng. Trong phòng máy có đầy đủ các bảng, nội qui, qui định, các dụng cụ vận hành sửa chữa, bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc,....
- Tất cả các thiết bị và kết cấu chống cháy tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Các ống cáp điện phải đƣợc bố trí để không bị ngập trong chất lỏng dễ cháy;
- Kiểm tra, bảo trì, bảo hành các máy móc thiết bị định kỳ;
- Cấm công nhân hút thuốc hoặc sử dụng các thiết bị phát lửa trong khu vực dễ gây cháy nổ;
- Thường xuyên kiểm tra các thùng chứa nhiên liệu, hóa chất tránh sự rò rỉ.
- Chủ Đầu tƣ đã trang bị bình chữa cháy cầm tay:
+ Bình chữa cháy MT5: 22 bình bố trí dọc theo vách tường nhà xưởng;
01 bình tại nhà văn phòng; 01 bình tại nhà ăn.
+ Bình chữa cháy dạng bột ABC 8kg: 22 bình, bố trí dọc theo vách nhà xưởng; 01 bình tại nhà văn phòng; 01 bình tại nhà ăn.
- Bố trí đường ống dẫn nước chống cháy theo mạng lưới vòng tại tất cả các khu vực chính, đặt các họng cứu hỏa tại các điểm gần các khu chức năng thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Quy định nơi đƣợc phép hút thuốc lá tại những khu vực riêng và lắp đặt các dụng cụ điện an toàn tại khu vực này.
- Khi có sự cố cháy nổ sẽ gọi điện tới đội cứu hỏa 114 và cấp cứu 115 để đƣợc giúp đỡ.
- Nguồn nước cấp cho hoạt động PCCC của dự án được lấy từ sông Cái Nhỏ thông qua trạm bơm PCCC. Nước chữa cháy sau đó sẽ được bơm đi tới các thiết bị chữa cháy nhờ cụm bơm chữa cháy, gồm có:
+ 01 máy bơm điện: lưu lượng Q = 300m3/h, cột áp H = 90m;
+ 01 máy bơm diesel: lưu lượng Q = 300m3/h, cột áp H = 90m;
- Khi có sự có cháy nổ xảy ra chủ dự án sẽ tiến hành ngắt nguồn điện, di chuyển tài sản và dùng các bình chữa cháy xách tay chữa cháy đợi đội cứu hỏa tới. Chủ dự án sẽ tuân thủ theo nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của luật Phòng cháy và chữa chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- Khi có sự cố chảy nổ xảy ra, cần thực hiện theo đúng quy định của cơ quan PCCC, cụ thể như sau: Người phát hiện thấy cháy phải thông báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy; Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy; Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy, tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan; Khi có cháy, mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
Sự cố tai nạn lao động
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc công nhân mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc; đối với những công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn, rung cao thì cần trang bị thêm dụng cụ cách âm;
- Qui định hạn chế tốc độ của các phương tiện vận chuyển trong khu vực
dự án để tránh gây tai nạn;
- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân theo qui định của nhà nước như quần, áo, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, nút bịt tai;
- Mở các lớp tập huấn cho công nhân về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Có chương trình kiểm tra và giám định sức khoẻ định kỳ cho công nhân;
- Hệ thống điện được đặt trên cao và kiểm tra thường xuyên, công nhân phụ trách điện đƣợc trang bị quần áo, găng tay, giày,… không dẫn điện và các dụng cụ sử dụng an toàn điện nhƣ dây bảo hiểm, thang, kềm cách điện, mũ an toàn;
Phòng ngừa sự cố lò hơi
Các sự cố lò hơi thường xảy ra trong quá trình hoạt động của lò hơi, nguyên nhân thường do kỹ thuật vận hành lò hơi. Vì vậy Chủ dự án cần có biện pháp để phòng ngừa sự cố nhƣ sau:
- Bố trí công nhân vận hành lò hơi có chuyên môn cao.
- Thường xuyên kiểm tra định kì, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lò hơi.
- Tưới nước đường nội bộ xung quanh khu vực lò hơi vào mùa khô.
- Tổ chức các lớp an toàn lao động cho cán bộ, công nhân làm việc tại dự án.
- Mọi sự cố xảy ra và cách xử lý sự cố phải đƣợc ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca, báo cho cán bộ quản lý lò hơi, giám đốc phân xưởng.
- Lý lịch vận hành lò hơi phải đƣợc ghi chép rõ ràng, đầy đủ.
Phòng ngừa sự cố từ kho chứa trấu
Đối với bụi trấu và tro trấu, một số giải pháp sẽ đƣợc Chủ dự án áp dụng từ quá trình thiết kế xây dựng nhà máy cũng nhƣ khi nhà máy đi vào hoạt động để có thể giảm thiểu tối đa các tác động, cụ thể nhƣ sau:
- Xây dựng kho chứa trấu có diện tích 480m2 có sức chứa từ 120 - 150 tấn để trữ lƣợng trấu sử dụng cho nhà máy.
- Nhà chứa nhiên liệu và khu vực bố trí lò hơi đƣợc thiết kế thành khối thông với nhau, có mái che, tường bao quanh, thông gió trên mái. Việc thiết kế sẽ vừa thuận tiện cho việc cung cấp nhiên liệu, vừa thuận tiện cho việc lấy trấu
ra khỏi lò và nhất là có thể tránh đƣợc phát tán bụi tro trấu ra khu vực xung quanh.
- Khu vực nhà chứa trấu và lò hơi đƣợc bố trí ở vị trí riêng biệt, cách xa các hạng mục khác trong nhà máy.
- Công nhân thường xuyên thu gom tro trấu này vào silo 12 tấn và bán cho các đơn vị thu mua khi có nhu cầu.
- Phương tiện vận chuyển trấu và tro trấu phải được che chắn trong quá trình vận chuyển.
- Quét dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực lò hơi, khu vực chứa nguyên liệu sau mỗi ngày làm việc.
- Tro trấu sau khi ra khỏi lò hơi được phun nước để làm giảm hơi nóng và dập bụi, sau đó công nhân sẽ dùng biện pháp thủ công (dùng xẻng) xúc vào bao tải buộc kín miệng rồi đƣa vào kho chứa tro trấu.
Sự cố ngập úng, sạt lở
Dự án sẽ tiến hành xây dựng bờ kè bê tông cốt thép kiên cố dọc theo bờ sông Cái Nhỏ. Thiết kế kè tường cọc bê tông cốt thép với cọc vuông BTCT D300mm, khoảng cách 1,5m/cọc. Đập đầu cọc thi công phần cốt thép, cốt pha bản đế chân kè và thi công thành kè bằng bê tông cốt thép đá 1×2 mác 200.