Phương pháp, hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo án hoạt động học chủ đề bản thân 5-6 tuổi (Trang 33 - 44)

khối.

- Trẻ nhận dạng được các khối qua đồ vật đồ chơi.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định của trẻ

- Trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt, so sánh khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

- Phát triển khả năng nói mạch lạc, đủ câu cho trẻ.

3. Thái độ

Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể

bán hàng

- nhạc cho trẻ chơi trò chơi

- Mỗi trẻ 1 bức tranh

* Nhận biết khối cầu:

- Đây là khối gì ?

- Tại sao con biết đây là khối cầu ?

- Ai có nhận xét gì về khối cầu ?

-Cô đố các bạn khối cầu có lăn được không?

- Để biết khối cầu có lăn được hay không bây giờ các bạn hãy lấy khối cầu trong rổ của mình ra lăn thử xem.

- Vì đường bao quanh của khối cầu là đường cong, không có gấp khúc nên chúng lăn được mọi phía.

- Vậy khối cầu có đặt chồng lên nhau được không?

- Để biết khối cầu có đặt chồng lên nhau được hay không bây giờ cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối cầu của mình đặt chồng lên khối cầu của bạn thử xem nha.

- Khối cầu không được do các đường bao quanh khối cầu là đường cong, không có mặt phẳng nên chúng không đặt chồng lên nhau được.

* Nhận biết khối trụ : - Trẻ nhận xét về khối trụ

- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nơi nào có các vật giống khối trụ.

- Cô đố các bạn khối trụ có

lăn được không?

- Để biết khối trụ có lăn được hay không bây giờ các bạn hãy lấy khối trụ trong rổ của mình ra lăn thử xem.

- Vì đường bao quanh của khối trụ có 2 mặt phẳng nên khối trụ chỉ lăn được 2 phía (lăn về trước, lăn về sau), không lăn được mọi phía như khối cầu.

- Vậy khối trụ có đặt chồng lên nhau được không?

- Để biết khối trụ có đặt chồng lên nhau được hay không bây giờ cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối trụ trong rổ của mình ra chồng lên khối trụ của bạn thử xem nha.

- Khối trụ đặt chồng lên nhau được do các đường bao quanh của khối trụ có 2 mặt phẳng.

- Khối cầu và khối trụ có gì giống nhau?( đều là khối và lăn được)

- Điểm khác:

+ Khối cầu tròn lăn được về mọi phía

+ Khối trụ dài, không lăn được về mọi phía, có 2 mặt là hình tròn

* Nhận biết khối vuông

- Cô còn có khối gì đây ? - Khối vuông có đặc điểm

gì ?

- Khối vuông có bao nhiêu mặt ?

- Cô cùng trẻ đếm các mặt của khối vuông

- Cho trẻ lăn khối vuông, khi lăn khối vuông các con thấy thế nào?

- Khối vuông không lăn được nhưng có thể trượt được

- Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau chồng khối vuông

- Trong lớp có những đồ chơi nào có dạng khối vuông ?

* Nhận biết khối chữ nhật:

- Tại sao con biết đây là khối chữ nhật ?

- Ai có nhận xét gì về khối chữ nhật ?

- Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt ?

- Cô cho cá nhân trẻ đếm các mặt của khối

- Các mặt của khối như thế nào ?

- Khi lăn khối chữ nhật các con thấy thế nào?

- Khối chữ nhật không lăn được nhưng cũng có thể trượt được và lật được

- Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau chồng khối chữ nhật

* So sánh: Khối vuông,

khối chữ nhật.

- Điểm giống và khác của 2 khối. ( cho trẻ nêu nhận xét )

- Điểm giống: Đều có 6 mặt,các mặt của khối vuông và khối chữ nhật đều là mặt phẳng; đều không lăn

được ,nhưng lật được , trượt được và đều xếp chồng được lên nhau

- Điểm khác:

+ Khối vuông có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông.

+ Khối chữ nhật cũng có 6 mặt, các mặt là hình chữ nhật

* Củng cố, luyện tập

* Trò chơi 1:“ Đội nào nhanh nhất”

- Cô nêu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi : Cô chia cả lớp thành 2 tổ, cô cho trẻ bật qua vòng lên tìm các khối theo yêu cầu của cô, trong thời gian 3 phút tổ nào tìm được nhiều khối là tổ thắng cuộc

- Cho trẻ chơi.

- Cô nhận xét 2 đội chơi, khen trẻ

+ Trò chơi: "Ai tinh mắt".

- Cách chơi: Cô có 1 bức tranh trong đó có các hình có dạng khối cầu và khối

trụ, khối vuông, khối chữ nhật, trẻ đếm các khối và điền số lượn tương ứng

3 Kết thúc:

Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

Đánh giá/ Nhận xét

Chỉnh sửa

Thứ ba ngày 15/10/2024

Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành

Làm quen chữ viết:

Làm quen chữ : a, ă, â

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được chữ cái a, ă, â

- Biết đặc điểm của chữ cái

a, ă, â

- Biết luật chơi T/c

1. Đồ dùng của cô:

- Tranh có từ chứa chữ cái a, ă, â: “bạn gái” “đôi tất”,

“Cặp tóc” .

- Thẻ chữ cái a, ă, â, các từ có chứa chữ cái a, ă, â treo xung

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát và vận động

bài “ Nhà của tôi”

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

Cho trẻ làm quen chữ cái

“a”

- Cô giới thiệu bức tranh

“Bạn gái”

2. Kỹ năng

-Biết phát âm đúng âm chữ cái a, ă, â

- Biết nhận xét , so sánh điểm giống và khác nhau gữa chữ cái a, ă, â

- Biết chơi T/c

3. Thái độ

Trẻ hứng thú học tập

* NDTH:

- TCVĐ - GDAN

quanh lớp

2. Đồ dùng của trẻ

Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có các thẻ chữ cái a, ă, â,

- Cô cho trẻ đọc từ “bạn gái”

- Cô chỉ vào chữ cái a hỏi trẻ xem có bạn nào biết đó là chữ cái gì không?

- Cô giới thiệu chữ “a” và thay bằng thẻ chữ to cho cả lớp quan sát.

+ Cô phát âm mẫu 3 lần.

+ Cả lớp phát âm 3 lần.

+ Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.

- Cho trẻ quan sát nhận xét chữ a in thường: chữ a gồm 1 nét cong tròn khép kín và một nét sổ thẳng ở bên phải

- Cô giới thiệu chữ “a” viết thường, “a”viết hoa, “a”in hoa…cả lớp phát âm.

Cô cho cả lớp phát âm “a” , cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm , cô sửa sai cho trẻ khi trẻ phát âm

* Làm quen chữ cái “ă”

- Cô treo tranh “Cặp tóc”.

- Cho trẻ đọc từ “cặp tóc”, cô giới thiệu chữ cái “ă”

- Cho trẻ phát âm “ă”, cho cả lớp phát âm ,tổ, nhóm, cá nhân phát âm ,cô sửa sai cho trẻ

- Cô phân tích đặc điểm của chữ cái ă

* Làm quen chữ cái “â”

Cô giới thiệu tranh “Đôi tất”

và cho trẻ đọc từ “Đôi tất”

- Cô phát âm “â” cho trẻ nghe

- Cho tổ nhóm phát âm “â”

- Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm chữ cỏi ô õ ằ

- Cho trẻ nhận xét ,so sánh điểm giống và khác nhau giữa chữ cái a, ă, â

- Cô nhận xét lại chữ cái a, ă, â giống nhau đều có nét cong tròn kép kín và nét sổ thẳng ở bên phải . Khác nhau : Chữ cái a không có dấu còn chữ cái â có dấu â, chữ cái ă có dấu ă

* Củng cố

- Tìm chữ cái a, ă, â có trong từ dưới tranh treo xung quanh lớp

- Cho trẻ chơi T/c “ thi ai chọn nhanh”. Cô phổ biến luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi

- Cho trẻ tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô

3. Kết thúc

- Cô nhận xét và kết thúc giờ học

Đánh giá/ Nhận xét

Chỉnh sửa

Thứ tư ngày 16/10/2024

Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành

Âm nhạc:

NDTT: Nghe hát: "

Mẹ hiền yêu dấu"

NDKH: vận động min họa: Khuôn mặt cười

TCÂN: hãy làm theo tôi

(MT94)

1.Kiến thức:

- Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài nghe hát

- Trẻ biết vận động minh họa theo lời bài hát

“Khuân mặt cười”.

- Trẻ biết tên và biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Hãy làm theo tôi”.

2. Kỹ năng :

- Trẻ biết tên bài hát và chú ý lắng nghe trọn vẹn bài hát

- Trẻ nói lên cảm xúc của mình khi nghe bài hát,

1. Đồ dùng của cô

- nhạc bài hát: " Mẹ hiền yêu dấu",

“Khuân mặt cười”, Video biểu diễn bài hát:"" Mẹ hiền yêu dấu"”,

“Dân vũ rửa tay”.

- Sa bàn

. 2, Đồ dùng

của trẻ :

- Những bức tranh chân dung khuân mặt cười của trẻ

1.Ổn định tổ chức :

- Cho trẻ ngồi quanh cô và xem tranh khuân mặt cười hà hỏi trẻ:

+ Những bức tranh trên gợi cho các con nhớ tới bài hát gì cô đã dạy các con?

- Cho trẻ hát các câu hát: “À ha ha ha”, “Ô hô hô hô”, “Ì hi hi hi” theo trạng thái khuân măt từng bức tranh.

2. Phương pháp, hình

thức tổ chức

: * Hoạt động 1: Vận động minh họa bài: “Khuân mặt cười” nhạc nước ngoài (Nội dung kết hợp)

- Lần 1: Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài:

“Khuân mặt cười”

- Lần 2: Trẻ hát và vận động theo nhạc đội hình vòng tròn.

- Lần 3: Mời nhóm trẻ vận

hưởng ứng cảm xúc cùng cô.

- Trẻ hát và vận động minh họa thể hiện sắc thái tình cảm các khuân mặt cười

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí me của mình

động minh họa, cả lớp hát hưởng ứng theo bạn.

- Lần 4: Cho trẻ tạo thành 3 nhóm vận động minh họa nối tiếp khuân mặt cười theo lời bài hát

. + Nhóm 1: Hát câu “À ha ha ha”

+ Nhóm 2: Hát câu “Ô hô hô hô” + Nhóm 3: Hát câu “Ì hi hi hi” *

*NGhe hát bài “Me hien yeu dau” Nhạc sĩ: Bùi Đình Thảo

- Cô giới thiệu bài hát “Mẹ hiền yêu dấu" nhạc nước ngoài

- Lần 1: Cô hát kết hợp mịnh họa (Trẻ ngôi hình vòng cung) + Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?

- Lần 2: cho trẻ nghe giai điệu bài hát (Nhạc không lời) - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

(Giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng)

- Lần 3: Cô biểu diễn bài hát và mời tre lên tham gia. Cô hát kết hợp với đạo cụ:

Trang phục

Hoạt động 3:Trò chơi âm

nhạc “Hãy làm theo tôi”

. - Cô làm động tác rửa tay và hỏi trẻ động tác đó có trong trò chơi nào mà các con đã được chơi?

- Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi,

luật chơi: Khi nhạc nhanh, chúng mình làm động tác nhanh Khi nhạc chậm - chúng mình làm động tác chậm , Khi nhạc dừng lại - chúng mình dừng lại nhé.

Bạn nào chơi chưa đúng theo nhạc sẽ phải lắng tai nghe nhạc và làm cho đúng nhé.

- Tổ chức cho trẻ chơi: cô cho trẻ chơi 1 – 2 lần.

3. Kết thúc:

Cô nhận xét- tuyên dương.

Đánh giá/ Nhận xét

Chỉnh sửa

Thứ năm ngày 17/10/2024

Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành

Vận động:

TCVĐ: Đập và bắt bóng tại chỗ

1.Kiến thức:

- Trẻ biết dùng lực của cánh tay đập

- Sân tập sạch sẽ bằng

phẳng.

- Quần áo đầu

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài hát “Quả bóng”

TC:Ai nhanh hơn bóng xuống

đất và bắt được bóng tại chỗ.

- Trẻ biết quan sát bóng và bắt trúng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn cho trẻ qua hoạt động, trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt

động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.

- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo.

tóc trẻ gọn gàng.

- 4- 5 quả bóng nhựa.

- Nhạc bài tập thể dục.

- Các con vừa hát bài hát gì vậy?

- Bài hát nói về quả gì?

- Quả bóng có hình gì?

- Quả bóng có chơi được không?

- Vậy hôm nay chúng mình cùng nhau đến với bài tập “ Đập và bắt bóng tại chỗ”

Một phần của tài liệu Giáo án hoạt động học chủ đề bản thân 5-6 tuổi (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w