Thực trạng xử lý vi phạm quyền hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1. Thực trạng thực hiện việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

2.1.2. Thực trạng xử lý vi phạm quyền hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Thời gian gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp: dân sự, hình sự và hành chính.

 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp dân sự

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa thông qua biện

pháp này trong những năm gần đây đã gặp phải nhiều thách thức. Các vụ tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp thường được giải quyết bằng biện pháp dân sự tại Tòa án nhưng thường không đạt được kết quả như kỳ vọng.

Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp nói chung, và đặc biệt là đối với quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, là một thách thức phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Các vụ việc liên quan đến các bên thứ ba và có yếu tố quốc tế thường dẫn đến quá trình cung cấp tài liệu và chứng cứ giữa các bên kéo dài, làm chậm quá trình giải quyết. Các trường hợp như vậy thường phải đi qua nhiều vòng xét xử, qua nhiều cấp độ khác nhau, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các bên liên quan cũng như cho hệ thống pháp luật quốc gia. Việc này gây bất lợi cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp vì quyền của họ thường bị hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc giải quyết không đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác quyền sở hữu của các chủ thể này.

Theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn

bị cho phiên tòa sơ thẩm của vụ án dân sự là bốn tháng kể từ khi Tòa án tiếp nhận vụ

án. Trong trường hợp các vụ án có đặc tính phức tạp hoặc gặp phải các trở ngại khách quan, thời hạn chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm có thể được kéo dài, nhưng không vượt quá hai tháng. Việc các bên tranh chấp ít lựa chọn sử dụng Tòa án làm phương thức giải quyết là do đặc điểm của tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp là kéo dài nên việc tuân thủ thời hạn quyết như quy định của pháp luật là một thử thách lớn đối với Tòa án.

Trong khi xử lý vụ án, Tòa án thường phải tham khảo ý kiến từ các cơ quan chuyên môn về SHTT và các cá nhân, tổ chức có liên quan để đưa ra quyết định về hành vi vi phạm. Điều này làm cho Tòa án trở nên bị phụ thuộc và gặp khó khăn trong việc đưa ra phán quyết. Do đó, Tòa án thường không đủ khả năng tự mình đánh giá hành vi xâm phạm mà cần dựa vào kết quả từ các cơ quan liên quan về SHTT.

Xác định mức độ tổn thất do việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với nhãn hiệu, là một thử thách đáng kể. Theo quy định của tố tụng dân sự, nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất thực tế từ hành vi vi phạm của bị đơn. Tuy nhiên, chủ sở hữu thường gặp khó khăn khi cung cấp các minh chứng để chứng minh cho tổn thất thực tế đã xảy ra do hành vi xâm phạm. Điều này dẫn đến yêu cầu bồi thường thường không được Tòa án chấp nhận hoàn toàn. Thêm vào đó, thời gian chờ đợi khi kiện ra Tòa án thường dài, từ sáu tháng đến một năm, trong khi kết quả lại không được bảo đảm, làm nhiều nguyên đơn cảm thấy nản lòng.

Ví dụ 1: “Trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty TNHH

M (nguyên đơn) và Công ty F (bị đơn), nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu “MEKONG hình” và yêu cầu đổi tên thương mại của bị đơn vì cho rằng tên thương mại của bị đơn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. Ngoài ra, nguyên đơn còn yêu cầu bị đơn bồi thường chi phí thuê giám định sở hữu công nghiệp và chi phí thuê luật sư tư vấn pháp lý. Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1471/2019/KDTM-ST ngày 22/10/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền

thi hành án và quyền kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 12/2022/KDTM-PT ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử: Không chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH M, Giữ nguyên bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu và bồi thường chi phí; Nguyên đơn phải chịu án phí phúc thẩm.”44

Tòa án trong vụ án này đã phải trưng cầu ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ để kết luận về hành vi xâm phạm, cho thấy sự phụ thuộc vào cơ quan chức năng trong việc đưa ra phán quyết. Điều này phản ánh tình trạng khó khăn và bị động của Tòa án trong việc đưa ra kết quả về các vụ án liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Ví dụ 2: “Trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty TNHH

Thương mại và Sản xuất Đ (Công ty Đ) là nguyên đơn, và Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (Công ty A Việt Nam) là bị đơn. Nguyên đơn tuyên bố bị đơn đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng cách sử dụng nhãn hiệu gần giống với nhãn hiệu của mình trên các sản phẩm và dịch vụ. Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 658/2018/KDTM-ST ngày 24 tháng 5 năm 2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử: 1. Đình chỉ yêu cầu giải quyết: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ yêu cầu tuyên hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 221067 đối với Cục S; 2. Chấp nhận yêu cầu một phần của nguyên đơn: Buộc Công ty A Việt Nam: Dừng việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” trên các sản phẩm và trang web của họ. Xóa bỏ nhãn hiệu “Asanzo, hình” trên các sản phẩm đang lưu hành.

Thanh toán bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng cho Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ, và nếu không thanh toán, sẽ phải trả thêm tiền lãi; 3. Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai: Công ty A Việt Nam phải xin lỗi công khai trên 03 số liên tiếp của Báo Thanh niên và cam kết dừng việc vi phạm; 4. Đình chỉ yêu cầu giải quyết: Công ty A Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại đối với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ; 5. Không chấp nhận yêu cầu phản tố: Công ty A Việt Nam yêu cầu Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ xin lỗi, cải chính trên báo chí không được chấp nhận.

44 Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2022/KDTM-PT

Tại bản án phúc thẩm số 01/2019/KDTM-PT ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử: Tòa án đã ra phán quyết như sau: 1. Đình chỉ yêu cầu giải quyết: Tòa án đã đình chỉ yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ đối với Cục S về việc tuyên hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 221067; 2. Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn: Công ty A Việt Nam buộc phải: - Chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” trên các sản phẩm và trang web. - Xóa bỏ nhãn hiệu “Asanzo, hình” trên toàn bộ các sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. - Thanh toán cho Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ số tiền bồi thường thiệt hại là 100.000.000 đồng. Thời hạn thanh toán là ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu không thanh toán đầy đủ, Công ty A Việt Nam sẽ phải trả thêm tiền lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tương ứng với thời gian chậm trả; 3. Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai: Công ty A Việt Nam phải xin lỗi công khai trên 03 số liên tiếp của Báo Thanh niên và cam kết dừng việc vi phạm; 4. Đình chỉ yêu cầu giải quyết: Tòa án cũng đã đình chỉ yêu cầu giải quyết của Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại đối với Công ty TNHH Thương mai và sản xuất Đ; 5. Không chấp nhận yêu cầu phản tố: Tòa án từ chối yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam về việc yêu cầu Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ xin lỗi, cải chính trên báo chí; 6. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ phải chịu các khoản án phí kinh doanh thương mại được quy định; 7. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Cả hai bên phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm và được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp.”45

 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp hành chính

Theo báo cáo Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (2019-2023) năm 202346

45 Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2019/KDTM-PT

46 Bộ Khoa học và Công nghệ (2023), Báo cáo số 1380/BC-BKHCN Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (2019-2023) năm 2023

“Năm 2023, đối với lĩnh vực SHTT, lực lượng chức năng của các bộ, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TANDTC, VKSNDTC, BỘ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ KH&CN) đã xử lý, giải quyết 644 vụ xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính và khởi tố, kiểm sát điều tra, xét xử 271 vụ với 396 bị can, tổng số tiền phạt trên 8.1 tỷ đồng. Các lực lượng bảo vệ quyền SHTT đã tịch thu, yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy hàng chục ngàn tang vật vi phạm; yêu cầu thay đổi nhiều tên doanh nghiệp, thay đổi thông tin tên miền, trả lại tên miền...

Bộ Công Thương: Năm 2023, Cơ quan QLTT các địa phương và trung ương đã tiến hành xử lý 9.246 vụ việc về các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng hoá vi phạm SHTT. Tổng số tiền phạt là 92.529.142.000 đồng. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm được toàn lực lượng thu giữ trong năm đạt 118.278.556.000 đồng, cao gấp 1,2 lần kết quả năm 2022. Trong đó, các vụ việc về xâm phạm quyền SHTT là 545 vụ, số tiền xử phạt là 7.257.766.000 đồng với hàng hoá vi phạm có tổng trị giá là 6.550.678.000 đồng.

Về số vụ xử lý vi phạm hành chính, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là hai đơn vị có số vụ việc cao nhất với số vụ việc xử lý lần lượt là 1.708 vụ, chiếm 18,4% và 1.622 vụ, chiếm 17,5% tổng số vụ việc xử lý của toàn lực lượng. Một số địa bàn có số vụ xử lý thấp năm 2022 như Đắk Nông, Bình Định trong năm 2023 đã có những chuyển biến rõ rệt khi có số vụ xử lý cao gấp 4 lần số vụ việc xử lý cùng kỳ năm trước.

Về hành vi vi phạm được xử lý, các hành vi về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT chiếm 46,4% tổng số vụ việc vi phạm, các hành vi vi phạm về hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm 53,6%. Cụ thể, các hành vi vi phạm về hàng hoá giả công dụng chất lượng chiếm 1,09%; các hành vi vi phạm về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chiếm 38,1%; các hành vi vi phạm về tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả chiếm 1,3%; các hành vi về xâm phạm quyền SHTT chiếm 5,9% tổng số hành vi được xử lý. Như vậy, trong năm 2023, cơ cấu các vụ việc xử lý hành vi vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá trong tổng số vụ việc xử lý vi phạm cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 5%, cơ

cấu các vụ việc xử lý về hành vi xâm phạm quyền thay đổi không đáng kể so với năm 2022. Tuy nhiên, cơ cấu các vụ việc về giả công dụng, chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ lại có hiện tượng giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước.

Bộ KH&CN: Năm 2023, Bộ KH&CN (Thanh tra Bộ) đã tiếp nhận và xử lý 46 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; trong đó tiến hành 04 cuộc thanh tra và xác minh, xử lý dứt điểm (không thành lập Đoàn thanh tra) đối với 42 vụ việc.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN (Thanh tra Bộ và Cục SHTT) đã tiếp nhận 902 đơn khiếu nại về sở hữu công nghiệp, xử lý được 1.331 đơn tính cả đơn cũ chuyển sang.

Bộ KH&CN cũng nhận được 330 đơn đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và xử lý 192 đơn, cung cấp 280 ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền. Bộ KH&CN đã tổ chức đối thoại và giải quyết 15 vụ khiếu nại lần 2 về SHTT.

Bộ KH&CN (Viện Khoa học SHTT) cũng đã thực hiện 1.281 kết luận giám định SHTT về nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp phục vụ xử lý vi phạm cho các cơ quan thực thi quyền SHTT Trung ương và địa phương. Việc cung cấp ý kiến chuyên môn các vụ việc về SHTT, trao đổi hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các Sở KH&CN và các bộ, ngành trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT được thực hiện thường xuyên trong năm 2023.

Bộ Tài chính: Trong năm 2023, các cơ quan Hải quan đã phát hiện 42 vụ việc về hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Tổng số tiền xử phạt 791.400.000 đồng, các cơ quan Hải quan đã áp dụng các biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả: tiêu hủy tang vật vi phạm, tịch thu, buộc tái xuất hàng hóa vi phạm.”47

Ví dụ: Một số vụ việc tiêu biểu, có những việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được phát hiện và xử lý mạnh mẽ. Vào tháng 3/2022, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất và thu giữ một lượng lớn thực phẩm bổ sung viên sủi Vitamin BEEROCAC+ do Công ty cổ phần thương mại Open

Pharma (Việt Nam) sản xuất, mà có dấu hiệu vi phạm quyền của nhãn hiệu Bayer Consumer Care AG (Thụy Điển). Cơ sở vi phạm đã bị xử phạt hành chính với số tiền

47 Bộ Khoa học và Công nghệ (2023), Báo cáo số 1380/BC-BKHCN Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (2019-2023) năm 2023

lên đến hơn 500 triệu đồng. Một trường hợp khác, nhãn hiệu Nón Sơn cũng đã gặp phải việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở quy mô lớn vào năm 2022. Cụ thể, vào tháng 1/2022, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP.HCM đã phát hiện và bắt giữ đường dây sản xuất nón vải giả mang nhãn hiệu Nón Sơn, thu giữ tang vật gồm 30.000 chiếc nón vải có giá trị ước tính hơn 30 tỷ đồng nếu bán theo giá của hàng thật.”48

Từ báo cáo của 03 bộ: Bộ Công Thương, Bộ KH&CN và Bộ Tài chính cho thấy sự chủ động và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp hành chính.

Bộ Công Thương đã tiến hành xử lý một số lượng đáng kể các vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả và hàng hoá vi phạm SHTT trong năm 2023. Tổng số tiền phạt và giá trị hàng hoá thu giữ đều tăng cao so với năm trước, cho thấy sự tăng cường trong việc bảo vệ và trấn áp các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc xử lý các đơn yêu cầu và khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Việc tổ chức đối thoại, giải quyết khiếu nại, và thực hiện giám định SHTT đều là những bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan.

Cuối cùng, Bộ Tài chính thông qua các cơ quan Hải quan cũng đã có các biện pháp hành chính mạnh mẽ để phát hiện và xử lý các vụ việc liên quan đến hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc áp dụng các biện pháp bổ sung như tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc tái xuất hàng hoá vi phạm cũng là những biện pháp hiệu quả.

 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp hình sự

Theo báo cáo Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (2019-2023) năm 2023:

48 Bộ Khoa học và Công nghệ (2023), Báo cáo số 1380/BC-BKHCN Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (2019-2023) năm 2023

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)