Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66 - 73)

4.3. Kiểm định thang đo

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi loại 2 biến quan sát là TNPL3 và TH1, tác giả đã tiến hành phân tích cho các biến quan sát còn lại để kiểm định hệ số KMO và Bartlett's Test, từ đó đánh giá mức độ phù hợp của dữ liệu với phương pháp EFA. Kết quả thể hiện tại bảng 4.3:

Giá trị KMO = 0,831 (0,5 < KMO < 1), thỏa mãn điều kiện để thực hiện EFA.

Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett's Test nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,00) chứng tỏ các biến quan sát có mối tương quan với nhau và phù hợp với phân tích EFA.

Bảng 4.3. Kết quả KMO và Kiểm định Barlett của các biến độc lập – Chạy lần 01

Hệ số KMO 0,831

Kiểm định Barlett

Approx. Chi-square 4112,499

Df 435

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Kết quả ma trận xoay nhân tố (Bảng 4.4) bên dưới cho thấy phân tích nhân tố rút trích được 6 nhân tố với tổng phương sai trích bằng 66,687% >50% tại giá trị Eigenvalue bằng 1,445 > 1 (đạt yêu cầu kiểm định EFA). Các biến quan sát trong 6 nhân tố được trích đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, ngoại trừ biến quan sát là: TNPL5 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 và bằng 0,421. Vậy biến quan sát TNPL5 sẽ bị loại ra khỏi nhân tố được trích và tiến hành phân tích bước EFA lần 02.

Bảng 4.4. Kết quả ma trận xoay nhân tố và rút trích nhân tố của các biến độc lập

- Chạy lần 01

Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5 6

DTPT6 0,899 DTPT3 0,868 DTPT1 0,859 DTPT5 0,813 DTPT2 0,811 DTPT4 0,751

CDS4 0,828

CDS6 0,789

CDS2 0,787

CDS1 0,764

CDS3 0,756

CDS5 0,734

QHDN5 0,836

QHDN1 0,811

QHDN3 0,712

QHDN4 0,663

QHDN2 0,589

TNPL6 0,843

TNPL4 0,828

TNPL2 0,771

TNPL1 0,731

TNPL5 0,421

MTLV4 0,862

MTLV3 0,828

MTLV1 0,786

MTLV2 0,689

TH3 0,769

TH4 0,757

TH2 0,703

TH5 0,646

Hệ số Eigenvalue 7,608 3,754 2,815 2,451 1,932 1,445

Phương sai tích lũy tiến

(%)

14,999 28,592 39,574 49,179 58,353 66,687

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 thể hiện tại bảng bảng 4.5:

- Giá trị KMO bằng 0,832 (0,5 ≤ KMO ≤ 1) cho thấy phân tích EFA là phù hợp.

- Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett’s Test bằng 0,00 nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan sát được đưa vào mô hình nghiên cứu có sự tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố khám phá (EFA). Như vậy, dữ liệu của nghiên cứu phù hợp với phân tích EFA.

Bảng 4.5. Kết quả KMO và Kiểm định Barlett của các biến độc lập - Chạy lần 02

Hệ số KMO 0,832

Kiểm định Barlett

Approx. Chi-square 4067,385

Df 406

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Kết quả ma trận xoay nhân tố (Bảng 4.6) cho thấy: phân tích nhân tố rút trích được 6 nhân tố với tổng phương sai trích bằng 68,40% > 50% tại giá trị Eigenvalue bằng 1,429 > 1 (đạt yêu cầu kiểm định EFA). Các biến quan sát trong 6 nhân tố được trích đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 và đều được gom về cũng như giải thích ý nghĩa

cho từng nhân tố như ban đầu, do đó tác giả quyết định giữ nguyên tên gọi ban đầu cho các nhóm nhân tố.

Bảng 4.6. Kết quả ma trận xoay nhân tố và rút trích nhân tố của các biến độc lập

- Chạy lần 02

Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5 6

DTPT6 0,899 DTPT3 0,868 DTPT1 0,858 DTPT5 0,814 DTPT2 0,813 DTPT4 0,749

CDS4 0,827

CDS2 0,788

CDS6 0,784

CDS1 0,765

CDS3 0,755

CDS5 0,733

QHDN5 0,849

QHDN1 0,818

QHDN3 0,718

QHDN4 0,659

QHDN2 0,568

MTLV4 0,861

MTLV3 0,830

MTLV1 0,787

MTLV2 0,691

TNPL6 0,857

TNPL4 0,838

TNPL2 0,760

TNPL1 0,735

Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5 6

TH3 0,788

TH4 0,770

TH2 0,683

TH5 0,657

Hệ số Eigenvalue 7,607 3,747 2,704 2,418 1,931 1,429

Phương sai tích lũy tiến

(%)

15,504 29,497 40,726 50,231 59,694 68,400

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập, số biến quan sát rút xuống còn 29 cùng với 6 nhân tố. Và có thể kết luận rằng phân tích nhân tố là phù hợp. Tiến hành đặt biến đại diện cho từng nhân tố:

- MTLV là “Môi trường làm việc”: Gồm 4 biến MTLV1, MTLV2, MTLV3, MTLV4.

- TNPL là “Thu nhập và phúc lợi”: Gồm 4 biến TNPL1, TNPL2, TNPL4, TNPL6.

- DTPT là “Đào tạo và phát triển”: Gồm 6 biến DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4, DTPT5, DTPT6.

- QHDN là “Mối quan hệ đồng nghiệp”: Gồm 5 biến QHDN1, QHDN2, QHDN3, QHDN4, QHDN5.

- TH là “Thương hiệu Ngân hàng”: Gồm 4 biến TH2, TH3, TH4, TH5.

- CDS là “Chuyển đổi số”: Gồm 6 biến CDS1, CDS2, CDS3, CDS4, CDS5, CDS6.

4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho kết quả như sau: KMO là 0,677

> 0,5 và kiểm định Barlett có Sig. = 0,000 < 0,05, cho thấy phân tích EFA phù hợp với dữ liệu khảo sát thu thập được.

Bảng 4.7. Kết quả KMO và Kiểm định Barlett - Biến phụ thuộc

Hệ số KMO 0,677

Kiểm định Barlett

Approx. Chi-square 977,451

Df 10

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Kết quả ma trận xoay nhân tố (Bảng 4.8) bên dưới cho thấy phân tích nhân tố rút trích được 1 nhân tố. Nhân tố này có tổng phương sai trích cao (73,013%) và hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 (3,651), cho thấy khả năng giải thích cao và đáp ứng tiêu chí lựa chọn. Các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc được trích đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 (đạt yêu cầu kiểm định EFA) và đều được gom về cũng như giải thích ý nghĩa cho từng nhân tố Sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Nhân tố “Sự gắn kết” bao gồm 5 biến quan sát: SGK1, SGK2, SGK3, SGK4, SGK5, thể hiện các khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của nhân viên với Ngân hàng TMCP Tiên Phong tại TP. HCM - TPBank.

Bảng 4.8. Kết quả ma trận xoay nhân tố và rút trích nhân tố - Biến phụ thuộc

Sự gắn kết Hệ số tải nhân tố

(Factor Loading)

SGK4 0,887

SGK2 0,878

SGK5 0,875

SGK1 0,859

SGK3 0,768

Hệ số Eigenvalue 3,651

Phương sai tích lũy tiến

(%) 73,013

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý qua SPSS của tác giả năm 2024)

Như vậy, kết hợp với việc kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho 7 nhân tố, tác giả đã lựa chọn giữ lại 34 biến quan sát cùng với 7 nhân tố. Kết quả này giúp đơn giản hóa mô hình và nâng cao độ chính xác trong việc

đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên. Bao gồm các nhân tố: Môi trường làm việc;

Thu nhập và phúc lợi; Đào tạo và phát triển; Mối quan hệ đồng nghiệp; Thương hiệu Ngân hàng; Chuyển đổi số; Sự gắn kết.

Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo được tóm tắt trong Bảng 4.9 bên dưới như sau:

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả đánh giá thang đo

STT Nhân tố Ký hiệu

biến

Các biến quan sát còn lại

Số biến quan sát còn lại

Biến quan sát bị loại

1 Môi trường làm việc MTLV MTLV1, MTLV3,

MTLV, MTLV4 04 Không

2 Thu nhập và phúc lợi TNPL TNPL1, TNPL2,

TNPL4, TNPL6 04 TNPL3,

TNPL5

3 Đào tạo và phát triển DTPT

DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4, DTPT5, DTPT6

06 Không

4 Mối quan hệ đồng nghiệp QHDN

QHDN1, QHDN2, QHDN3, QHDN4,

QHDN5

05 Không

5 Thương hiệu

ngân hàng TH TH2, TH3,

Th4, TH5 04 TH1

6 Chuyển đổi

số CDS

CDS1, CDS2, CDS3, CDS4, CDS5, CDS6

06 Không

7 Sự gắn kết SGK

SGK1, SGK2, SGK3, SGK4,

SK5

05 Không

Tổng số lượng biến quan sát độc lập còn lại: 29 biến Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 05 biến

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)