CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2018)
Trần Văn Dũng (2018) đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đức Hạnh Marphavet”. Sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và AMOS, tác giả đã xác định được 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của nhân viên theo mức độ giảm dần, bao gồm: (1) Phong cách lãnh đạo; (2) Văn hóa công ty; (3) Thu nhập; (4) Quan hệ với đồng nghiệp; (5) Bản chất công việc và (6) Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Ngoài 6 yếu tố chính trên, sự hài lòng được xác định là nhân tố trung gian ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Công ty cổ phần Đức Hạnh Marphavet.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên
tại Công ty Cổ phần Đức Hạnh Marphavet.
(Nguồn: Trần Văn Dũng, 2018)
Bản chất
Cơ hội đào tạo Phong cách
Quan hệ với đồng nghiệp Thu nhập
Văn hóa
Sự hài lòng
Sự gắn kết để duy trì Sự gắn kết vì tình cảm
Sự gắn kết
Sự gắn kết vì đạo đức
Nghiên cứu của Nguyễn Phan Khánh Linh (2022)
Một nghiên cứu của Nguyễn Phan Khánh Linh, (2022) đưa ra mô hình gồm 06 biến độc lập ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Á Châu Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích dữ liệu bằng SPSS 20.0 để phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát của 196 nhân viên. Kết quả nghiên cứu có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Á Châu TP. HCM: Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Phong cách lãnh đạo; Tiền lương và phúc lợi; và Môi trường làm việc.
Hình 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng
TMCP Á Châu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Nguyễn Phan Khánh Linh, 2022) Nghiên cứu của Phạm Thị Phương (2022)
Nghiên cứu của Phạm Thị Phương (2022) với cỡ mẫu 310 nhân viên tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam khu vực TP. HCM, sau đó tác giả thu hồi được 300 mẫu hợp lệ trong đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam khu vực TP. HCM”. Mô hình tác giả đề xuất gồm 6 nhân tố độc lập. Tuy nhiên, sau khi sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, ANOVA để đánh giá sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết liên quan. Kết quả đã cho thấy có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức bao gồm: Vai trò lãnh đạo; Giá trị thương hiệu; Chính sách lương thưởng và Đào tạo của nhân viên.
Môi trường làm việc Tiền lương và phúc lợi Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Phong cách lãnh đạo
Sự gắn kết của nhân viên
Hình 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng
TMCP Công Thương khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Phạm Thị Phương, 2022) Nghiên cứu của Đào Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Ngọc Phương (2021)
Kế thừa và điều chỉnh thang đo của Mowday và cộng sự (1979), Đào Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Ngọc Phương (2021) đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong các ngân hàng thương mại tỉnh Tiền Giang. Kết quả của nghiên cứu sau khi tác giả sử dụng các phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi qui Logistic cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết bao gồm: Bản chất công việc; hệ thống lương, thưởng; môi trường làm việc;
phong cách lãnh đạo; quan hệ đồng nghiệp.
Hình 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong
các ngân hàng thương mại tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: Đào Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Ngọc Phương, 2021)
Vai trò lãnh đạo Giá trị thương hiệu Chính sách lương thưởng
Đào tạo của nhân viên
Sự gắn kết của nhân viên
Bản chất công việc Hệ thống lương thưởng
Môi trường làm việc Sự gắn kết
của nhân viên Phong cách lãnh đạo
Quan hệ đồng nghiệp
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2021)
Trên địa bàn Tỉnh Bình Dương, Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ khá lớn. Với mục tiêu giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, để từ đó cụ thể hóa các giải pháp phù hợp nhất với nguồn nhân lực nội tại, tác giả Trần Thị Thu Thủy (2021) đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Qua việc khảo sát trên 150 nhân viên đang làm việc tại các ông ty FDI cùng với bảng khảo sát gồm 350 câu hỏi. Kết quả tác giả cũng đã chỉ ra sự gắn kết của người lao động ảnh hưởng bởi các yếu tố có: Điều kiện và môi trường; Tiền lương và phúc lợi; Thỏa mãn công việc; Cam kết tổ chức; Mối quan hệ nơi làm việc; Đào tạo và thăng tiến. Và trong đó, yếu tố điều kiện và môi trường làm việc được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình
Dương”
(Nguồn: Trần Thị Thu Thủy, 2021)
Điều kiện và môi trường làm việc
Tiền lương và phúc lợi
Gắn kết nguồn lao động Thỏa mãn công việc
Cam kết tổ chức Mối quan hệ nơi làm việc
Đào tạo và thăng tiến