CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CỌC

Một phần của tài liệu thiết kế trụ sở bộ công an tỉnh hà nam (Trang 111 - 115)

CHƯƠNG 7. LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BẰNG GIÁ ÉP TĨNH

7.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CỌC

SVTH: VÕ DUY PHÚC 105 GVHD: THS. LÊ CHÍ PHÁT

Số lượng đài và số lượng cọc

Tên móng Số lượng đài Số lượng cọc trong đài Chiều dài cọc

(m)

M1 19 4 22

M2 2 4 22

M3 4 6 22

M4 6 1 22

M5 1 20 22

7.2.1. Các thông số liên quan đến công tác thi công cọc

Do công trình xây dựng trong thành phố và tải trọng của công trình trung bình, do đó sử dụng phương án cọc ép, cắm xuống độ sâu 22,5 (m) so với cốt mặt đất, vào lớp cát hạt vừa trạng thái chặt vừa. Công trình sử dụng một loại cọc có đường kính 300x300(mm), chiều dài cọc là 22 (m) gồm 3 đoạn cọc C1,C2 dài 7m và C3 dài 8m.

7.2.2. Tính toán phương án ép cọc

Đặc điểm của ép cọc

• Ưu điểm của cọc ép :

- Thi công êm, không gây ồn, chấn động đến công trình bên cạnh

- Có tính kiểm tra cao: chất lượng từng đoạn cọc được kiểm tra dưới tác dụng của lực ép. Xác định được giá trị lực ép cuối cùng - Trong quá trình ép cọc ta luôn xác định được giá trị lực ép hay

phản lực của đất nền, từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể điều chỉnh trong thi công.

• Nhược điểm của cọc ép:

- Bị hạn chế về kích thước và sức chịu tải của cọc (do thiết bị ép bị hạn chế hơn so với các công nghệ khác)

- Thời gian thi công chậm, không ép được đoạn cọc dài (>13m).

- Hệ thống đối trọng lớn, cồng kềnh,dễ gây mất an toàn, mất thời gian di chyển máy ép và đối trọng từ nơi này đến nơi khác.trong

quá trình thi công không được ép biên nếu như có công trình khác bên cạnh.

Ở đây ta dùng biện pháp thi công ép trước để ép cọc cho công trình. Sử dụng cọc dẫn để ép âm cọc đến cao độ thiết kế. Thi công ép cọc xong mới tiến hành đào đất. =>

Hạ cọc bằng phương pháp ép trưóc và ép âm. Sử dụng cọc dẫn để ép âm cọc đến cao độ thiết kế. Thi công ép cọc xong mới tiến hành đào đất.

7.2.3. Biện pháp thi công cọc

Quy trình thi công cọc ép bằng giá ép tĩnh

+ Bước 1: Tập kết cọc bê tông, kiểm tra máy ép cọc , chuyển bị sẵn sàng các

dụng cụ cần thiết để chuẩn bị ép cọc bê tông

+ Bước 2: Cẩu cọc từ vị trị tập kết đưa vào máy ép.

+ Bước 3: Điều chỉnh mủi cọc bê tông vào đúng vị trí tim đã xác định, chỉnh cọc

theo hướng thẳng đứng.

+ Bước 4: Tiến hành khởi động máy ép và bắt đầu hành trình ép đầu tiên.

+ Bước 5: Tiếp tục ép cho đến khi hết đoạn cọc mũi đầu tiên, đưa cọc thứ 2 vào vị

trí, chỉnh hai đầu cọc khớp nhauvà tiến hành hàn nối.

Tiếp tục ép cho tới khi mũi cọc đạt tới độ sâu thiết kế.

- Việc dừng ép cọc được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin.

+ Nếu mũi cọc chưa đạt độ sâu thiết kế, dừng ép cọc khi lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin

+ Nếu mũi cọc đạt độ sau thiết kế và lực ép cọc nhỏ hơn Pmin thì việc ép cọc vẫn tiếp tục cho đến khi lực ép đạt Pmin

Đơn vị thi công sẽ thông báo với Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế khi có sự khác biệt của giá trị lực ép và chiều sâu ép cọc để có hướng giải quyết, khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để cócơ sở kết luận xử lý. Cọc nghiêng qúa quy định (lớn hơn 1%), cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ...đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định).Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát, vỉa sét cứng...Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăngvượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5

SVTH: VÕ DUY PHÚC 107 GVHD: THS. LÊ CHÍ PHÁT

phút.Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực

ép (Pmax).

Sai số cho phép:

Tại vị trí cao trình đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế, độ nghiêng của cọc không quá 1% (theo TCXD 9394:2012).

Báo cáo lý lịch ép cọc .

- Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung

sau:

+ Ngày đúc cọc.

+ Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc . + Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc và mối nối cọc . + Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích ,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.

+ Áp lực dừng ép cọc.

+ Loại đệm đầu cọc.

+ Trình tự ép cọc trong nhóm.

+ Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai số về vị trí và độ nghiêng.

+ Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

• Công tác quản lí giao thông trên công trường - Mọi hoạt động phải tiến hành dễ dàng và an toàn cho cả thiết bị và người lao động. Người không có nhiệm vụ không được hoạt động dưới tầm quay của thiết bị.

- Mọi người không nhiệm vụ không được qua lại khu vực thi công. Quanh khu vực lắp đặt các thiết bị quan trắc phải có sự hướng dẫn của nhân viên bảo vệ để tránh các ảnh hưởng của thiết bị này.

• Công tác kiểm tra nghiệm thu Sau khi hoàn thành ép cọc toàn công trình, các bên tổ chức kiểm tra nghiệm thu tại công trình theo đúng quy đinh,

trình tự XDCB.

Hồ sơ, tài liệu gồm có:

+ Hồ sơ chất lượng cọc.

+ Nhật ký ép cọc.

+ Bản vẽ hoàn công mặt bằng cọc.

+ Biên bản nghiệm thu.

+ Các tài liệu liên quan khác theo quy định.

• Xử lí sự cố Khi thi công có thể xảy ra các sự cố không mong muốn, Nhà thầu khẳng định loại trừ đến mức có thể toàn bộ nhữngnguy cơ để sảy ra sự cố.

- Để khắc phục tốt những sự cố này mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tham gia thi công và các cơ quan quản lý dự án.

Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành công tác khắc phục sự cố theo trình tự dưới đây : - Lập biên bản khi sảy ra sự cố.

- Đánh giá sơ bộ của các bên liên quan đối với sự cố

- Đề nghị Chủ đầu tư triệu tập các bên liên quan bàn cách giải quyết và tiến độ khắc phục sự cố.

- Chuẩn bị, lên tiến độ thực hiện phương án giải quyết theo quyết định của các cơ quan chức năng.

- Thực thi giải quyết sự cố.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế trụ sở bộ công an tỉnh hà nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)