Tác động của kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Vấn đề đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.1. Tác động của kinh tế thị trường

Năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước, chuyển từ

nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Sự nghiệp đổi mới với việc vận hành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gần 40 năm qua đã đạt được những

thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự biến đổi sâu sắc trong đời sống vật chất xã hội tất nhiên sẽ dẫn đến sự điều chỉnh và biến đổi tương ứng trong đời sống tinh thần của xã hội, trong đó có đạo đức. Thực tế cho thấy, cùng với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế, Việt Nam đang phải đối diện với một loạt biến đổi diễn ra trên lĩnh vực đạo đức, như Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định, kinh tế thị trường vốn có tính hai mặt: một mặt, nó cho phép khai thác triệt để mọi tiềm năng để thúc đẩy kinh tế, phát triển xã hội, đạo đức;

mặt khác, là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn phát triển làm xói mòn hệ giá

trị truyền thống dân tộc, trong đó đặc biệt là đạo đức.

Bên cạnh tác động tích cực, thì kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ nói chung và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nói riêng (trong luận án này, tác giả chỉ tập trung luận giải những tác động tiêu cực).

Trải qua 94 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú ý xây dựng, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên phát huy được phẩm chất đạo đức cách mạng. Đặc biệt

trong những năm gần đây, trong sự nghiệp đổi mới, đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã cố gắng vươn lên về nhiều mặt, luôn trau dồi và giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, gương mẫu, có lối sống lành mạnh, chí công vô tư, giữ gìn được những phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc... Điều này đã

góp phần quan trọng cho sự thành công của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên

nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng “thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật kém, sa đọa về đạo đức lối sống” [32, tr.137]. Hiện tượng suy thoái và xuống cấp đạo đức

trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong một bộ phận dân cư đã đến mức đáng lo ngại. Đã có không ít hiện tượng phi đạo đức xuất hiện và lan tràn như một căn

bệnh lây lan nguy hiểm. Một số giá trị đạo đức truyền thống bị phai nhạt, xem thường. Điều này, thấy rõ ở đạo đức trong lao động, giao tiếp và lối sống; đạo đức trong gia đình; đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức...

Khi đánh giá tình hình đất nước trong giai đoạn phát triển năm 1996 -

2000, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhận định: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của chế độ ta. Tình hình lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”[

33, tr.76]. Kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội IX và đánh giá 20 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định một lần nữa: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá

nhân và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng” [33, tr.76]. Đến Đại hội XIII, Đảng ta vẫn khẳng định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” [41, tr.95].

Suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức biểu hiện ở tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước và Nhân dân, ở tính tư

lợi, lối sống chạy theo đồng tiền, chiếm đoạt của công, tham nhũng quyền lực...

Những biểu hiện này đang có ở các cấp lãnh đạo từ cơ sở đến trung ương, ở tất

cả các ngành kinh tế đến hành chính sự nghiệp, đến các đoàn thể và các lực lượng vũ trang..., không ít công chức trong bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương kể cả một số không ít cán bộ chủ chốt xa dân, sách nhiễu Nhân dân, vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân, tách rời quyền và nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm, lảng tránh trách nhiệm trong công việc mà

mình phụ trách, đùn đẩy cho người khác, yếu kém về tinh thần tự phê bình và phê bình; coi trọng lợi ích cá nhân, vun vén cho bản thân mình.

Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, vì lợi ích cá nhân đã tiếp tay cho các vụ làm ăn phi pháp, bất chấp pháp luật. Vì tiền họ đã chà đạp

lên công lý và trở thành tội phạm nguy hiểm hơn mọi tội phạm khác. Bởi lẽ họ được che đậy bằng sức mạnh của quyền lực trong tay, không phải ai cũng có thể

vạch ra và đấu tranh chống lại họ. Điều nguy hiểm là họ không chỉ tự đánh mất mình mà còn đánh mất niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam. Trong sinh hoạt, lối sống, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã lợi dụng chức quyền tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, tiêu xài

lãng phí của công, vi phạm kỷ luật đảng.

Điều đáng chú ý là quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã gây ra hiệu ứng có tính chất hai mặt của thước đo giá trị thích ứng với nó. Trong truyền thống, thước đo giá trị chú trọng đến tình nghĩa, những giá

trị tinh thần, văn hóa, có phần coi nhẹ lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân. Kinh tế thị

trường đã lấy lợi nhuận làm mục tiêu cho nên các quan hệ xã hội đã dựa vào nó, xoay quanh nó, thước đo giá trị chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường được mở rộng thì không tránh khỏi sản sinh hiệu ứng hai mặt đối với việc xác nhận chủ thể giá trị, biến đổi hành vi giá trị. Một mặt, từ định

hướng giá trị chú trọng đến những giá trị tinh thần, coi nhẹ các giá trị vật chất hướng tới chú trọng các giá trị vật chất lẫn tinh thần sẽ hình thành thước đo giá

trị cơ bản thích hợp với sự phát triển kinh tế thị trường làm cho quan điểm coi

Trong 10 năm qua (2012-2022), chúng ta đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm”. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị

can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ; trong đó Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 180 vụ án, 133 vụ việc; các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 120 vụ

án/1.083 bị cáo, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Trong thời gian gần đây, đã tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%”.

trọng giá trị tập thể bỏ qua giá trị cá thể trong thời kỳ cơ chế tập trung được thay thế bằng quan niệm giá trị, coi trọng cả hai giá trị cá thể, lợi ích cá thể liên hệ

với chủ nghĩa tập thể. Mặt khác, lại đang diễn ra một khuynh hướng khác là sự

hình thành thước đo giá trị méo mó, cực đoan, lấy lợi ích kinh tế làm hạt nhân, tiền tệ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá con người. Với hai trạng thái đạo đức xã

hội biến đổi theo hai chiều vừa tích cực như vậy. Điều đáng nói ở đây là xu hướng chú trọng đến lợi ích vật chất và hiệu quả kinh tế đã che lấp các quan niệm tốt đẹp về đạo đức. Sự suy đồi về đạo đức, lối sống có nguy cơ tràn lan nếu

không kịp thời dự báo tình hình và có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn.

Một phần của tài liệu Vấn đề đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)