Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3.2. Tác động của chính trị, văn hóa - con người
Cũng như các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần xã hội, đạo đức được hình thành và phát triển không chỉ chịu sự quy định của cơ sở kinh tế mà còn
chịu sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, trước hết là tư
tưởng chính trị - pháp lý. Ph.Ănghen viết rằng: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, ... đều dựa trên cơ sở sự
phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” [92, tr.271].
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam không những được tiếp nhận những giá trị đạo đức của giai cấp công nhân, tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa mà còn chịu sự tác động của các quan điểm chính trị, các trào lưu tư tưởng, đạo đức của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác; giữa đạo đức mới và đạo đức cũ, giữa mặt tiến bộ và mặt lạc hậu, giữa tích cực và tiêu cực diễn ra quyết liệt, phức tạp.
Bên cạnh những ưu điểm, môi trường chính trị - pháp lý trong nước vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng. Điều này tác động không nhỏ đến đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.
Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phương thức
sản xuất xã hội chủ nghĩa với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang tiếp tục được hoàn thiện, chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng và củng cố. Nền tảng vật chất, tinh thần cho việc nâng cao đạo đức công vụ đã được thiết lập về cơ bản nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện.
Những điều đó, bên cạnh tác động tích cực thì cũng tác động tiêu cực đến đạo đức công vụ, đến xây dựng đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Do đó, cần phát huy những mặt
tích cực, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những yếu tố tiêu cực để không ngừng nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nói đến yếu tố văn hóa - con người, thì không thể không nói đến sự tác động của yếu tố tự nhiên. Vì văn hóa - con người của một quốc gia, dân tộc, địa phương chịu sự “quy định” rất lớn của điều kiện tự nhiên. Theo quan điểm mác - xít, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Chính vì vậy, môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố hình
thành nên bản tính con người, hình thành nên ý thức con người mà mức độ cao là văn hóa, đạo đức. Dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên, đã hình thành nên những đặc trưng của văn hóa, con người các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam như:
Do điều kiện tự nhiên có những bất lợi về địa hình, vốn là vùng đất có thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, đã hình thành nên tính cách con người nơi đây hết mực giản dị, cần cù, chịu khó, hiếu học, quý trọng cuộc sống, lối sống tiết
kiệm, ăn chắc mặt bền, như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn khẳng định:
“Những cuộc đời gian khổ trên sóng nước cứ thế kéo dài, chẳng có bao nhiêu hi
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam có địa hình bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hướng Đông - Tây (trung bình 40 - 50 km); có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi. Hệ thống sông lớn gồm sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Ba, sông Cái,... ngoài ra còn có các đầm, phá (đầm Cù Mông, đầm Ô Loan…). Khí hậu ở đây có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 và mùa khô từ tháng 02 đến tháng 9. Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân trong năm từ 24°C - 27°C.
vọng ở ngày mai. Vậy mà họ vẫn kiên trì chiến đấu với sóng gió, mưa bão bất thường để sống, để xây dựng vùng đất biển này. Cái sức sống ấy thực sự là một
sức mạnh tiềm tàng, nhưng mãnh liệt”[158, tr.38]. Đồng thời, nói đến một số nét tính cách khá điển hình như: “Cương trực, chất phát, thẳng thắn, ít quanh co”, chính nó tạo nên đặc điểm nổi bật của con người vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam trong giao tiếp, cũng như trong công việc hằng ngày.
Hầu hết các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam đều có bờ biển, sông ngòi dày đặc nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển (nuôi trồng, đánh
bắt thủy hải sản). Cùng với nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, người dân vùng đất này còn tham gia sản xuất nông nghiệp. Chính yêu cầu đặc thù của phương
thức sản xuất này đã hình thành nên sự cố kết cộng đồng, văn hóa cộng đồng, sự
đoàn kết gắn bó trong sản xuất (đặc biệt trong đánh bắt thủy hải sản) cùng với đó là sự chịu khó, vượt khổ, kiên trì trong lao động, sản xuất.
Gắn với điều kiện tự nhiên như vậy, cũng tạo nên sự đa dạng về văn hóa:
văn hóa biển [84], văn hóa Chăm, văn hóa nghệ thuật Tuồng, Bài Chòi (in đậm dấu ấn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp), và các loại hình văn hóa, lễ hội khác
rất phong phú, đa dạng.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam về cơ bản sinh thành và lớn lên trên vùng đất này, nên mang trong mình những đặc trưng đó. Chính điều này ít nhiều đã tác động trực tiếp đến đạo đức
nói chung và đạo đức công vụ nói riêng của đội ngũ này. Một mặt, những điều đó
đã tác động để tạo nên một đội ngũ cán bộ là những người có đức tính kiên cường, anh dũng, chịu đựng gian khổ, biết vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn; là
những người trung thực, thẳng thắn; nhiệt tình, tâm huyết với công việc; đồng thời tính cố kết cộng đồng, sự chia sẻ yêu thương, sự gắn kết, đoàn kết trong thực thi công vụ. Nhưng mặt khác, với tâm lý tiểu nông, cát cứ của sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, sự đa dạng về văn hóa... đã ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức công vụ. Đó là, tình trạng cục bộ địa phương, bao che lẫn nhau; sự chậm thay đổi, thích ứng; sự “tự do” theo thói quen... diễn ra trong hoạt động công vụ, điều này đi ngược với đạo đức công vụ của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.