VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ?
Câu 2: Liệt kê các mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ?
Câu 3: Nêu các thủ tục kiểm soát đối với TSCĐ?
Câu 4: Những rủi ro khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ là gì?
Câu 5: Mô tả nội dung công việc khi KTV thực hiện thử nghiêm cơ bản đối với khoản mục TSCĐ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Yêu cầu: Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định đƣợc xem là thích hợp khi đơn vị tách biệt các chức năng:
a. Chức năng xét duyệt chọn nhà cung cấp với chức năng mua tài sản cố định.
b. Chức năng xét duyệt mua tài sản cố định với chức năng đề nghị mua tài sản.
c. Chức năng ghi chép với chức năng sử dụng tài sản.
d. Cả 3 câu trên.
2. Thủ tục nào sau đây không phải là một điểm yếu kém trong kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định:
a. Bộ phận nào có nhu cầu về tài sản cố định sẽ thực hiện việc mua sắm tài sản cố định.
b. Khi mua tài sản cố định không có phê chuẩn của người có thẩm quyền.
c. Khi mua sắm tài sản cố định, doanh nghiệp lập ra một hội đồng để giải quyết các vấn đề có liên quan.
d. Tài sản cố định sẽ đƣợc thay thế ngay sau khi hết thời hạn sử dụng theo thời gian ƣớc tính ban đầu.
3. Nhận định nào sau đây là điểm yếu của kiểm soát nội bộ trong việc quản lý máy móc thiết bị sản xuất:
a. Việc thanh toán khoản mua máy móc thiết bị không được người kiểm tra ký.
b. Việc thay thế các máy móc thiết bị phải do bộ phận có nhu cầu đề nghị mua.
c. Việc thay thế các máy móc thiết bị đƣợc thực hiện khi có thời gian hữu dụng ƣớc tính của chúng đã hết.
d. Số tiền thu đƣợc từ việc thanh lý các máy móc thiết bị đã tính khấu hao đầy đủ đƣợc ghi vào thu nhập.
4. Báo cáo tài chính của đơn vị sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi kế toán tính thiếu khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận sản xuất là 80 triệu đồng:
a. Tổng tài sản tăng 80 triệu đồng.
b. Chi phí trong kỳ giảm 80 triệu đồng.
c. Câu a và b đều đúng.
d. Không bị ảnh hưởng.
5. Kế toán đã tính khấu hao tài sản cố định hoạt động phúc lợi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 200 triệu đồng. Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến khoản mục nào trong bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
a. Lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Khấu hao.
d. Đáp án a và b.
6. Kế toán đã tính khấu hao tài sản cố định hoạt động phúc lợi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 100 triệu đồng. Nghiệp vụ trên làm tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán a. Giảm 100 triệu đồng.
b. Tăng 100 triệu đồng.
c. Không thay đổi.
d. Tất cả các câu trên đều sai 7. Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục kiểm soát nào để phát hiện các tài sản cố định không sử dụng:
a. Định kỳ, bộ phận sản xuất và các phòng ban báo cáo về tình hình sử dụng tài sản cố định.
b. Định kỳ, kế toán tổng hợp lập bảng phân tích các thu nhập khác để phát hiện các khoản thu từ nhƣợng bán tài sản cố định.
c. Quan sát kiểm kê của doanh nghiệp.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
8. Kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán nào sau đây để phát hiện tài sản cố định của đơn vị đã thanh lý hoặc nhƣợng bán trong kỳ nhƣng chƣa ghi giảm:
a. Phỏng vấn kế toán tài sản cố định.
b. Kiểm tra các nghiệp vụ thu tiền bất thường được ghi nhận vào thu nhập khác trong kỳ.
c. Kiểm tra sổ kế toán chi tiết tài sản cố định.
d. Kiểm tra sổ kế toán tổng hợp tài sản cố định.
9. Kiểm toán viên thường kiểm tra đồng thời chi phí sửa chữa và bảo trì khi kiểm toán tài sản cố định tại đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu chính là thu thập bằng chứng về:
a. Các khoản chi mua sắm tài sản cố định nhƣng lại đƣợc hạch toán vào chi phí trong kỳ.
b. Doanh nghiệp không vốn hóa các chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố định vì đã hạch toán vào chi phí thời kỳ.
c. Các khoản chi mua sắm tài sản cố định đƣợc ghi nhận đúng niên độ kế toán.
d. Các chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố định đƣợc ghi nhận đúng niên độ kế toán.
10. Khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình, thủ tục kiểm toán nào sau đây đáp ứng tốt nhất mục tiêu ghi chép chính xác:
a. Chứng kiến việc kiểm kê tài sản cố định của đơn vị.
b. Kiểm tra quyền sở hữu tài sản cố định.
c. Kiểm tra chứng từ tăng tài sản cố định.
d. Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố định và đối chiếu với sổ cái.
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định chủ yếu là tính hiện hữu, vì giá trị các tài sản cố định thường rất cao và khả năng mất mát là lớn.
2. Tài sản cố định đƣợc khấu hao theo số năm mà doanh nghiệp dự kiến sẽ nắm giữ tài sản cố định đó.
3. KTV cần lưu ý đến sự thay đổi trong phương pháp khấu hao tài sản cố định vì điều này sẽ ảnh hưởng hồi tố đến khấu hao lũy kế của các năm trước
4. Muốn kiểm tra chi phí khấu hao bị khai thiếu, kiểm toán viên phân tích tỷ suất hao mòn tài sản cố định/nguyên giá tài sản cố định.
5. Chứng kiến kiểm kê tài sản cố định cuối kỳ là không cần thiết, vì KTV chỉ cần kiểm toán các tài sản cố định tăng trong kỳ thông qua các hồ sơ mua sắm/ xây dựng tài sản cố định.
BÀI TẬP
Bài 1: Bạn đang thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty M ngày 31/12/201X và phát hiện các tình huống sau:
a. Đơn vị thanh lý một chiếc xe tải chuyên dùng cho việc bán hàng với giá 77 triệu đồng (đã
bao gồm thuế GTGT 10%). Chiếc xe này có nguyên giá là 1400 triệu đồng; hao mòn lũy kế tính đến thời điểm thanh lý vào ngày 31/8/201X là 1220 triệu đồng. Số tiền thu đƣợc đã đƣợc kế toán ghi nhận vào sổ quỹ và thu nhập khác. Tài sản vẫn còn nằm trên sổ sách và tiếp tục trích khấu hao cho đến 31/12/201X. Tổng số tiền khấu hao của chiếc xe trong năm
X là 240 triệu đồng.
b. Ngày 1/8/201X công ty mua 10 máy cƣa gỗ, tổng hóa đơn 275 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Kế toán đã thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 3 năm, tính vào chi phí quản lý.
Yêu cầu:
1. Cho biết cách xử lý trong 2 tình huống trên có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam.
2. Nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi tình huống trên đến các khoản mục của BCTC.
3. Thực hiện các bút toán điều chỉnh Bài 2: Cho tình hình về tài sản cố định của công ty Anh Minh nhƣ sau:
- Tài sản cố định đầu kỳ có tổng nguyên giá 20,5 tỷ đồng, hao mòn lũy kế: 8,3 tỷ đồng, bao
gồm:
• Máy móc thiết bị: Nguyên giá 12 tỷ đồng, hao mòn lũy kế đến 31/12/X là 5 tỷ đồng.
Khấu hao trích theo phương pháp đường thẳng theo tỷ lệ 20%
• Nhà cửa: Nguyên giá 8,5 tỷ đồng, hao mòn lũy kế kế đến 31/12/X là 3,3 tỷ đồng. Khấu hao trích theo phương pháp đường thẳng theo tỷ lệ 5%.
- Trong năm X, công ty xây dựng một nhà xưởng, tổng giá trị quyết toán công trình là 30 tỷ đồng và đƣa vào sử dụng từ tháng 10/X.
- Tháng 9/X, công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ có nguyên giá 2 tỷ đồng, hao mòn luỹ kế là 1,5 tỷ VNĐ. Giá bán là 450 triệu VNĐ. Người mua chưa thanh toán tiền.
Yêu cầu: Hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết cho tình huống trên.
Bài 4: Dưới đây là một số sai phạm có thể xảy ra đối với tài sản cố định:
1. Tài sản cố định ghi trên sổ sách nhƣng thực tế không còn tồn tại.
2. Mua tài sản cố định nhƣng lại ghi vào công cụ dụng cụ.
3. Tài sản cố định để ngoài sổ sách và không trích khấu hao.
4. Tài sản đã thanh lý nhƣng vẫn tiếp tục trích khấu hao.
5. Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
Yêu cầu:
1. Cho biết thủ tục kiểm soát nào sẽ giúp ngăn chặn các sai phạm trên.
2. Cho biết thủ tục kiểm toán nào giúp KTV phát hiện ra các sai phạm trên.