KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

Một phần của tài liệu Bài tập kiểm toán BCTC Mới nhất 2024 (Trang 29 - 33)

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Vai trò của kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán BCTC?

Câu 2: Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả?

Câu 3: Cho biết kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền ? Câu 4: Nêu thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với kiểm toán khoản mục nợ phải trả?

Câu 5: Những thủ tục kiểm toán nào có thể giúp tìm bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu “đầy đủ” của nợ phải trả?

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Bằng chứng nào sau đây có độ tin cậy thấp nhất:

a. Hóa đơn bán hàng.

b. Giấy báo Có của Ngân hàng.

c. Những bảng tính toán do kiểm toán viên thực hiện.

d. Bằng chứng từ phỏng vấn.

2. Những sai sót về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng đến đánh giá của người sử dụng thông tin về:

a. Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu.

b. Các hệ số thanh toán.

c. Hiệu quả quản trị vốn lưu động

d. Cả 3 câu trên đều đúng.

3. Đối với phần hành nợ phải trả, đơn vị cần tách biệt các chức năng:

a. Kế toán và xét duyệt thanh toán.

b. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

c. Bán hàng và thu tiền.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

4. Thủ tục nào sau đây giúp đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát là nợ phải trả đƣợc ghi nhận đúng với giá trị hàng hóa đã mua:

a. Bộ phận nhận hàng phải tách biệt với bộ phận xét duyệt mua hàng.

b. Kế toán đối chiếu hóa đơn của nhà cung cấp với đơn đặt hàng.

c. Số liệu sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp nợ phải trả khớp đúng với nhau.

d. Báo cáo nhận hàng và hóa đơn của nhà cung cấp phải khớp đúng với nhau về sản phẩm,

chất lƣợng, số lƣợng và giá tiền.

5. Kiểm toán viên có thể yêu cầu nhân viên của đơn vị thực hiện thủ tục nào sau đây:

a. Đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái tài khoản Nợ phải trả.

b. Xác định xem các khoản phải trả cho nhà cung cấp có đƣợc phê chuẩn thích hợp không.

c. Lập bảng kê chi tiết các khoản nợ phải trả.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

6. Điều nào dưới đây không phải là mục đích của kiểm toán viên khi kiểm tra chứng từ gốc của Nợ phải trả.

a. Xác định tính hiện hữu của khoản nợ phải trả đƣợc ghi chép.

b. Xác định xem các khoản phải trả cho nhà cung cấp có đƣợc phê chuẩn thích hợp không.

c. Phát hiện những khoản nợ quá hạn nhƣng chƣa đƣợc thanh toán.

d. Xác định doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho nhà cung cấp.

7. Việc kiểm toán viên gửi thƣ xác nhận một số khoản nợ phải trả nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán nào sau đây:

a. Phát sinh và hiện hữu.

b. Quyền.

c. Ghi chép chính xác.

d. Trình bày và công bố.

8. Kiểm toán viên kiểm tra chi tiết các khoản nợ phải trả đƣợc bảo đảm bằng tài sản thế

chấp có được thuyết minh hay không và tham chiếu với tài sản bị thế chấp nhằm đáp ứng được mục tiêu kiểm toán nào sau đây:

a. Hiện hữu.

b. Đầy đủ.

c. Đánh giá và phân bổ.

d. Trình bày và công bố.

9. Việc chọn mẫu không chỉ quan tâm đến các khoản có số dƣ lớn mà còn phải chú ý đến các số dư bằng không hoặc số dƣ âm, nhất là đối với các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị nhằm đáp ứng được mục tiêu kiểm toán nào sau đây:

a. Hiện hữu.

b. Đầy đủ.

c. Chính xác.

d. Đánh giá và phân bổ.

10. Thử nghiệm chi tiết kiểm tra số hàng hóa đã nhận trước ngày kết thúc niên độ có được nhập kho và ghi nhận vào sổ kế toán của niên độ hay không, kiểm toán viên cần sử dụng tài liệu sau để đối chiếu với sổ kế toán là:

a. Kế hoạch mua hàng.

b. Hóa đơn nhà cung cấp.

c. Báo cáo nhận hàng hoặc phiếu nhập kho.

d. Tài liệu khác.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. KTV kiểm tra chứng từ gốc của nghiệp vụ mua hàng để xác định sự hiện hữu của các khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2. Việc gửi thư xác nhận nợ phải trả nên đƣợc thực hiện cho các khoản nợ có số dƣ lớn và

tần suất giao dịch thường xuyên.

3. Thƣ xác nhận nợ phải trả là một trong 4 loại thƣ xác nhận bắt buộc đối với KTV khi kiểm toán báo cáo tài chính.

4. Thử nghiệm chia cắt niên độ đối với nghiệp vụ mua hàng đƣợc thực hiện bằng cách đối chiếu số lƣợng và giá trị hàng mua theo hợp đồng, hóa đơn và phiếu nhập kho.

5. KTV cần lưu ý đến các nghiệp vụ mua hàng được ghi chép 2 lần vì sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị khai khống.

BÀI TẬP

Bài 1:

Bạn đang tìm hiểu quy trình mua hàng của công ty Thanh Minh. Tại bộ phận mua hàng có 6 nhân viên, trong đó có 1 nhân viên trực tiếp đi mua hàng và 5 nhân viên hoàn thiện hồ sơ giấy tờ. Mỗi ngày bộ phận này nhận khoảng 75 phiếu đề nghị mua hàng từ các phòng ban khác nhau, trong số đó có nhiều đơn mua trùng các mặt hàng giống nhau.

Các phiếu đề nghị mua hàng được đánh số trước, được phê duyệt bởi phụ trách bộ phận mua hàng và sau đó đƣợc nhân viên chuyển thông tin sang đơn đặt hàng và tìm nhà cung cấp phù hợp đồng thời các phiếu đề nghị mua hàng sau đó sẽ đƣợc bỏ đi.

Đơn đặt hàng có 2 bản. Bản chính đƣợc gửi cho nhà cung cấp và bản copy đƣợc gửi cho phòng kế toán. Các phiếu đề nghị mua hàng sau đó không còn sử dụng nữa và bỏ đi.

Tại bộ phận nhận hàng sẽ kiểm tra hàng hóa, những hàng hóa bị hƣ hỏng sẽ đƣợc trả lại cho nhà cung cấp đồng thời lập phiếu xác nhận hàng bị hƣ hỏng.

Bộ phận nhận hàng lập 2 liên Phiếu nhập kho (có đánh số trước), một liên gửi cho bộ phận mua hàng, kèm theo Phiếu xác nhận hàng bị hư hỏng. Liên còn lại được lưu theo thứ tự số tham chiếu lấy từ Thông báo chuyển hàng của nhà cung cấp.

Bộ phận mua hàng sau khi nhận Phiếu nhập kho và Phiếu xác nhận hàng bị hư hỏng, sẽ lưu lại Phiếu xác nhận, còn Phiếu nhập kho sẽ chuyển về cho phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ xếp chung Phiếu nhập kho với đơn đặt hàng và hóa đơn nhận từ nhà cung cấp.

Yêu cầu:

1. Cho biết các điểm yếu trong kiểm soát nội bộ của quy trình mua hàng nói trên.

2. Hãy đƣa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu đó.

Bài 2: Công ty ABC là một công ty trong lĩnh vực xây dựng và thường xuyên thuê rất nhiều công nhân để làm việc tại các công trường xây dựng. Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty này đang đánh giá hệ thống trả lương bằng tiền mặt đang áp dụng tại công ty cho những khoản chi trả cho công nhân.

Sau đây là các thông tin liên quan đến hệ thống tiền lương tại ABC:

1. Giờ công lao động đƣợc ghi nhận dựa vào hệ thống chấm công tự động tại ABC. Vào đầu ngày và cuối ngày, công nhân sẽ sử dụng mã số PIN của mình để điểm danh trên hệ thống bằng cách nhập vào bàn phím đặt tại cửa ra vào.

2. Các công nhân tại mỗi công trường xây dựng sẽ được giám sát bởi một nhân viên quản lý công trường. Nhân viên này sẽ nắm toàn bộ thông tin về mã số nhân công. Trong trường hợp thuê thêm công nhân, nhân viên này sẽ cấp các mã số tạm thời cho những công nhân mới.

3. Bất kỳ các khoản làm ngoài giờ nào cũng sẽ được tính toán trên hệ thống tính lương (đã được tin học hóa) và được cộng vào lương cơ bản của công nhân.

4. Hai nhân viên của bộ phận tiền lương chịu trách nhiệm bổ sung hoặc chỉnh sửa các thông

tin trên hệ thống tính lương, chẳng hạn như số ngày nghỉ lễ, số ngày nghỉ bệnh của công nhân đồng thời thiết lập toàn bộ dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân của người lao động (tên, ngày sinh, nơi sinh, …).

5. Hệ thống tính lương sẽ tự động tính các khoản lương cho công nhân, khấu trừ các khoản thuế thu nhập cá nhân, BHXH, BHYT… và tính ra số lương thực lãnh. Toàn bộ thông tin sẽ được truy xuất ra một bảng lương.

6. Đến ngày trả lương, tiền mặt sau đó sẽ được điều chuyển đến bộ phận tiền lương.

7. Hai nhân viên của bộ phận này sẽ bỏ tiền lương của từng công nhân vào các bao thư ,

Một phần của tài liệu Bài tập kiểm toán BCTC Mới nhất 2024 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)