Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm – SQF (Safety Quality Food)

Một phần của tài liệu MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 25 - 31)

2. Các bước chuẩn bị

10.3. Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm – SQF (Safety Quality Food)

Trong bối cảnh khách hàng liên tục được trao dồi kiến thức và được thông tin nhiều hơn về vệ sinh thực phẩm và những nguy hại cho sức khỏe, vấn đề an toàn – chất lượng thực phẩm đã trở thành yếu tố quan trọng cho tất cả các tổ chức cung cấp thực phẩm, bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng có thể gây ra hậu quả to lớn cho tổ chức và gây rủi ro trong kinh doanh.

Do đó, việc tiến hành chứng minh các sản phẩm hoặc quy trình tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mang lại vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp.

10.3.1. SQF là gì?

SQF (Viết tắt của Safe Quality Food – Thực phẩm chất lượng an toàn) là quy tắc chất

lượng HACCP được thiết kế cụ thể cho ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp.

Chương trình SQF được triển khai năm 1994 tại Úc. Ban đầu hệ thống này là một chương trình thí điểm được triển khai nhằm đảm bảo lợi ích cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2003, Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) đã giành được quyền đối với các chương trình này và thành lập ra Viện Thực phẩm Chất lượng An toàn SQFI.

SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000. Trong đó SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản

xuất ban đầu, sản xuất nguyên liệu thô (trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc,..) và SQF 2000 bao gồm các yêu cầu cho các nhà chế biến và phân phối sản phẩm là thực phẩm (sữa, thịt,…) Bộ tiêu chuẩn này tương đồng với Bộ luật Hướng dẫn của Uỷ ban Lương thực quốc tế về việc áp dụng HACCP và tương thích với ISO 9000. SQF 2000 được tổ chức sở hữu trí tuệ an toàn thực phẩm toàn cầu công nhận và từ năm 2004 đã được cấp cho hàng nghìn công ty hoạt động ở hầu hết các khu vực Châu Á, Âu, Trung Đông, Bắc và Nam Mỹ.

SQF 2000 được chia thành 3 cấp độ, mỗi cấp độ chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau đối

với hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của doanh nghiệp:

Cấp độ 1: An toàn thực phẩm cơ bản, là chương trình đầu tiên và các biện pháp kiểm soát an

toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Cấp độ 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP là sự kết hợp của các yêu

cầu cấp độ 1 và tiến hành phân tích mối nguy An toàn thực phẩm của các quy trình để xác

định các mối nguy và thực hiện hành động để loại bỏ, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các mối nguy.

Cấp độ 3: Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu

cầu của cấp độ 1 và 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để ngăn ngừa rủi ro do chất lượng kém.

So với HACCP, nếu HACCP là một kỹ thuật được dùng để nhận dạng những mối nguy hại về an toàn thực phẩm thì SQF 2000 được thiết kế để quản lý và thực hiện một cách có hiệu quả các nguyên tắc HACCP.

So với ISO 9000, SQF 2000 giống ISO 9000 ở nhiều phương diện, tuy nhiên SQF 2000 chú trọng đến việc cung cấp sự an toàn, chất lượng thực phẩm, bao gồm những nguyên tắc của HACCP.

10.3.2. Những lợi ích của SQF 2000

- Đảm bảo rằng thực phẩm đã được sản xuất, chuẩn bị và xử lý theo các tiêu chuẩn:

Giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp - Kết hợp giải quyết những vấn đề về chất lượng và những vấn đề về an toàn thực

phẩm - Thể hiện cam kết đối với các quy trình chất lượng và cải tiến liên tục: Giúp doanh

nghiệp có thể cải tiến và kiểm soát hiệu quả các yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm

- Được sử dụng nhãn hiệu SQF 2000 trên sản phẩm: Giúp nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp và tiếp cận tốt hơn các nhà bán lẻ hàng đầu

- Tiết kiệm chi phí trong thời gian dài.

- Tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập thị trường, làm tăng danh tiếng trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng.

- Cho doanh nghiệp cơ hội để trải nghiệm các cơ hội phát triển kinh doanh tiềm năng bằng cách đạt được lợi thế cạnh tranh so với các nhà cung cấp không được chứng nhận

10.3.3. Nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn SQF 2000

Sự cam kết

- Chính sách chất lượng.

- Tổ chức - Huấn luyện

Các nhà cung cấp

- Mua hàng - Kiểm tra nguyên vật liệu thô

Kiểm soát sản xuất

- Kiểm soát quá trình - Hành động khắc phục - Vận chuyển, lưu trữ, đóng gói và giao hàng.

- An toàn thực phẩm (những yêu cầu luật lệ tối thiểu)

Kiểm tra và thử nghiệm

- Kiểm tra, đo lường và thử nghiệm thiết bị.

- Tình trạng kiểm tra và thử nghiệm - Đánh giá nội bộ

Kiểm soát tài liệu và hồ sơ chất lượng

- Kiểm soát tài liệu - Hồ sơ chất lượng

Nhận dạng và truy tìm sản phẩm

10.3.4. Điều kiện để một doanh nghiệp có thể được chứng nhận

- Lãnh đạo cao nhất đưa ra các cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, chất lượng và liên tục cải tiến, đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.

- Có kế hoạch và đào tạo cho nhân lực thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Đưa ra những quy định bằng văn bản đối với nhà cung cấp về những nguyên liệu và dịch vụ mua vào có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm

- Kiểm tra trước khi sử dụng các nguyên liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Yêu cầu đối với thành phẩm cần được thành lập tài liệu, được phê duyệt bởi khách hàng nếu có yêu cầu

- Xác định và lập thành tài liệu các biện pháp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong Kế hoạch an toàn thực phẩm.

- Xây dựng thủ tục miêu tả cách thức tiến hành khắc phục và phòng ngừa các sự cố.

- Thiết lập thủ tục miêu tả việc xử lý sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp tìm thấy trong quá trình tiếp nhận, lưu giữ, chế biến, đóng gói hoặc phân phối.

- Tất cả thiết bị đo kiểm được sử dụng để giám sát các hoạt động trong Kế hoạch SQF hoặc để minh chứng sự tuân thủ với các yêu cầu của khách hàng cần được định kỳ hiệu chỉnh nhằm đảm bảo độ chính xác.

- Tiến hành đánh giá nội bộ nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Hệ thống SQF 2000 và kế hoạch SQF 2000. Xem xét lại hệ thống và các chính sách quản lý định kỳ.

- Có thủ tục để xử lý các phản ánh của khách hàng, quy định người có trách nhiệm điều tra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

- Có thủ tục quy định trách nhiệm, phương pháp lấy mẫu và phân tích thành phẩm và quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tuân thủ với yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của các bên liên quan.

- Tài liệu và hồ sơ liên quan cần được kiểm soát và lưu giữ thường xuyên.

- Có quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm, cách xác định nguyên liệu thô và các loại đầu vào khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của thành phẩm.

10.3.5. Doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng nhận SQF 2000

Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nước uống đóng chai tại Việt Nam đạt “Chứng nhận quốc tế “An toàn thực phẩm SQF 2000” vào năm 2002 – SAPUWA

Nhà máy được trang bị máy móc hiện đại nhập về từ Hoa Kỳ, gồm thiết bị sản xuất tự động, khép kín, hệ thống siêu lọc… Sapuwa cũng sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới là công nghệ vỏ chai PET tự động cùng kỹ thuật tiệt trùng nước uống bằng O3. Đây là loại khí được tạo ra từ thiên nhiên với công dụng làm sạch nước, khử trùng, diệt khuẩn, đặc biệt sau quá trình xử lý không để lại độc tính cho sản phẩm và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Trên cơ sở “Con người sạch” và “Nhà xưởng sạch”, Sapuwa luôn nghiêm túc thực hiện quy trình kiểm soát từ đầu đến cuối các công đoạn sản xuất. Sau đó, việc phân phối sản phẩm đến khách hàng lại được đặt ra một cách nghiêm ngặt, trong đó, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu “sản phẩm sạch”.

Sapuwa đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước công nhận là một trong những thương hiệu nước uống tinh khiết hàng đầu tại Việt Nam với các thành tích: Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương vàng & Cúp vàng Thực phẩm Chất lượng An toàn vì sức khỏe cộng đồng, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Doanh nghiệp uy tín, Thương hiệu mạnh, Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Thương hiệu Xanh bền vững, Doanh nghiệp điển hình sáng tạo...

Một phần của tài liệu MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w